Di dân là gì nêu nguyên nhân và hậu quả

Di dân ờ các nước thuộc đới nóng diễn ra do nhiều nhân tố tác động : thiên tai, chiến tranh, kinh tế chậm phát triển, sự nghèo đói và thiếu việc làm... Tình trạng di dân ở đây rất đa dạng và phức tạp.

1. Sự di dân

Di dân ở các nước thuộc đới nóng diễn ra do nhiều nhân tố tác động : thiên tai, chiến tranh, kinh tế chậm phát triển, sự nghèo đói và thiếu việc làm... Tình trạng di dân ở đây rất đa dạng và phức tạp.

Ở nhiều nước đới nóng, cũng là các nước đang phát triển, làn sóng nông dân di cư tự do vào đô thị tìm kiếm việc làm [vì thu nhập ờ vùng nông thôn quá thấp] đã làm cho dân số đô thị tăng nhanh, tạo sức ép lớn đối với vấn đề việc làm và môi trường đô thị.

Hạn hán thường xuyên và các cuộc xung đột tộc người không dứt là những nguyên nhân dẫn đến việc di dân tị nạn rất phổ biến ở nhiều nước châu Phi. Tình trạng này cũng diễn ra với quy mô lớn ở nhiều nước Nam Á và Tây Nam Á.

Tuy nhiên, nhiều nước đới nóng cũng tiến hành di dân có tổ chức, có kế hoạch để khai hoang, lập đồn điền trồng cây xuất khẩu, để xây dựng các công trình công nghiệp mới, phát triển kinh tế ờ các vùng núi hay vùng ven biển. Những cuộc di dân như vậy có tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội.

Loigiaihay.com

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Nêu nguyên nhân và hậu quả của di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng

Các câu hỏi tương tự

[Last Updated On: 17/12/2021 By Lytuong.net]

Trong cuộc sống, con người di cư bởi nhiều nguyên nhân với nhiều mục đích khác nhau, với các khoảng cách xa gần khác nhau và vào các thời điểm khác nhau. Quá trình này chịu sự tác động bởi nhiều nhân tố kinh tế và xã hội, bởi vậy nó chứa đựng bản chất kinh tế – xã hội sâu sắc. Đây là một trong các điểm mấu chốt phân biệt hai bộ phận biến động dân số nêu trên. Trong lịch sử cận đại phát triển xã hội loài người, các luồng di cư từ châu Âu sang châu Mỹ, châu Đại Dương đã để lại dấu ấn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội hiện nay.

Di cư là gì? Có nhiều định nghĩa về di dân được đưa ra, mỗi định nghĩa xuất phát từ những phương diện khác nhau, do đó khó có thể lựa chọn được định nghĩa thống nhất, bao quát cho mọi tình huống, bởi tính đa dạng, phức tạp của hiện tượng di cư. Không phải mọi sự di chuyển của con người đều được coi là di cư. Trước hết, người ta phân biệt với các hình thức di chuyển thông thường hàng ngày: Dời khỏi nhà để đi học, đi làm, đi chơi, tham quan du lịch… Nhưng trong thực tế có nhiều hình thức di chuyển như đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, công tác biệt phái xa nhà, di chuyển làm việc theo thời vụ, chuyển cư do hôn nhân của phụ nữ theo các khoảng cách đủ xa nhất định, với những mục tiêu nghiên cứu đặc biệt, lại được coi là di cư. Bởi vậy, việc đưa ra một định nghĩa di cư có ý nghĩa làm sáng tỏ thêm nội dung và các hình thức di cư.

Theo khái niệm trong sổ tay dân số của Liên Hiệp Quốc. Di cư là sự di chuyển của người dân theo lãnh thổ với những giới hạn về thời gian và không gian nhất định, kèm theo sự thay đổi nơi cư trú. Các thuật ngữ ‘’nhập cư’’ và ‘’xuất cư’’ được dùng để chỉ sự di chuyển giữa các nước [di cư quốc tế]. Các từ tương ứng ‘’chuyển đến’’ và ‘’chuyển đi’’ được dùng để chỉ sự di chuyển giữa các địa bàn trong một nước [di cư nội địa].

Hiểu về di dân theo cách tiếp cận trên đây dựa vào các đặc điểm chủ yếu sau:

Một là, con người di chuyển khỏi địa dư nào đó đến một nơi nào đó, với một khoảng cách nhất định. Nơi đi [nơi xuất cư] và nơi đến [nơi nhập cư] phải được xác định, có thể là vùng lãnh thổ hoặc một đơn vị hành chính. Khoảng cách giữa hai điểm là độ dài di cư. Hai là, con người khi di cư bao giờ cũng với những mục đích nhất định, họ đến một nơi nào đó và “ở lại” đó trong một thời gian nhất định.

Hai là, nơi đi [xuất phát] là nơi ở thường xuyên, được quy định theo hình thức đăng ký hộ khẩu hoặc đăng ký dân sự xác định của cấp quản lý hành chính có thẩm quyền và nơi đến là nơi ở mới. Tính chất cư trú là điều kiện cần để xác định di cư.

Ba là, khoảng thời gian ở lại nơi mới trong bao lâu là đặc điểm quan trọng xác định sự di chuyển đó có phải là di cư hay không. Tuỳ mục đích, thời gian “ở lại” có thể là một số năm, một số tháng.

Một số đặc điểm khác nữa có thể được đưa vào trong nghiên cứu cụ thể, chẳng hạn sự thay đổi các hoạt động lao động. Thông thường di cư được hiểu khi thay đổi nơi cư trú cũng thường kèm theo sự thay đổi công việc, nơi làm việc, nghề nghiệp… Song không nhất thiết bao giờ cũng vậy. Trong không ít trường hợp hai sự thay đổi nêu trên không đi đôi với nhau.

Trong nghiên cứu di cư một số khái niệm cần quan tâm là:

  • Nơi đi: Còn gọi là nơi xuất cư, là địa điểm cư trú trước khi một người rời đi nơi khác sinh sống.
  • Nơi đến: Là điểm kết thúc quá trình di chuyển, là địa điểm mà một người dừng lại để sinh sống. Nơi và địa điểm ở đây là ám chỉ một lãnh thổ, một đơn vị hành chính nhất định.
  • Người xuất cư hay còn gọi là người di cư đi là người rời nơi đang sinh sống để đi nơi khác
  • Người nhập cư hay còn gọi là người di cư đến là người đến nơi mới để sinh sống
  • Luồng [dòng] di cư là tập hợp người đi ra khỏi vùng đang sinh sống và đến cùng một vùng mới để cư trú theo những hướng nhất định vào những khoảng thời gian xác định.
  • Chênh lệch giữa số người đến và số người đi trong cùng một lãnh thổ, đơn vị hành chính trong cùng một khoảng thời gian nhất định được gọi là di cư thuần túy.

2. Các thước đo di cư

Thông thường có các thước đo về di cư như: Tỷ suất nhập cư, tỷ suất xuất cư, tổng tỷ suất di cư, tỷ suất di cư thuần.

Trong đó: I, O, P tương ứng là số người nhập cư, xuất cư và dân số trung bình của một vùng nào đó trong năm.

Các tỷ suất di cư cho biết trung bình cứ 1000 dân trong một năm có bao nhiêu người nhập cư [I], xuất cư [O], tổng của số người nhập cư và xuất cư, và chênh lệch giữa hai đại lượng trên.

Bảng 1: Tỷ suất di cư trong 5 năm trước Tổng điều tra 1999, 2009 chia theo các vùng kinh tế- xã hội

Từ biểu trên cho thấy, trong 6 vùng, 4 vùng có tỷ suất di cư thuần mang dấu âm [-], xếp theo mức độ cao nhất là Đồng bằng Sông Cửu Long [-40,4], Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung [-34,6]; vùng Trung du và miền núi phía bắc [-17,5]; Đồng bằng sông Hồng [-1,7]. Đông Nam bộ là vùng nhập cư lớn nhất với tỷ suất di dân thuần +107,7 %o.

3. Các phương pháp đo lường di dân

Các phương pháp đo lường di dân có thể chia tương đối thành hai loại: trực tiếp và gián tiếp.

a/ Phương pháp trực tiếp

Phương pháp này cho phép xác định quy mô di dân dựa vào các cuộc tổng điều tra dân số [TĐTDS], thống kê hộ tịch, hộ khẩu [TKHTHK] và điều tra mẫu về dân số [ĐTMDS]

Trong các cuộc TĐTDS thường có các câu hỏi để đo lường mức độ di dân như: 1/ Nơi sinh, 2/ Thời gian cư trú, 3/ Nơi cư trú cuối cùng, 4/ Nơi cư trú vào một thời điểm xác định trước đó. Nếu đưa thêm tiêu chí về không gian, người ta có thể xác định được người không di cư và di cư theo lãnh thổ như thế nào.

TĐTDS ngày 1/4/1989, TĐTDS ngày 1/4/1999 và TĐTDS ngày 1/4/2009 ở Việt Nam cũng đưa ra các câu hỏi nhằm xác định di cư với nơi cư trú khác nhau giữa các đơn vị hành chính là quận, huyện trở lên và thời điểm trước đó là 1/4/1984, 1/4/1994 và 1/4/2004 cách thời điểm điều tra là 5 năm. Một người được coi là người di cư nếu nơi cư trú năm 1984, 1994 hay 2004 khác với năm 1989, 1999 và 2009. Tuy có hạn chế về mức độ chính xác, nhưng nó cũng cho biết bức tranh di cư về tổng thể. Kết quả tính toán được nêu trong biểu sau:

Bảng 2: Di cư theo TĐTDS 1/4/1999 và 1/4/2009

 

So sánh hai giai đoạn cho thấy: Tỷ suất di cư trong huyện chỉ tăng 10%, tỷ suất di cư giữa các huyện trong cùng tỉnh tăng 37,5%, tỷ suất di cư giữa các tỉnh tăng 48% còn tỷ suất di cư giữa các vùng tăng mạnh nhất, gần 58%. Tương ứng, về số lượng tuyệt đối, di cư trong huyện chỉ tăng 275 ngàn người, di cư giữa các huyện trong cùng tỉnh tăng 571 ngàn còn di cư giữa các tỉnh tăng gần 1,4 triệu và di cư giữa các vùng tăng hơn 1 triệu người.

Ngoài TĐTDS, quy mô di cư còn được xác định thông qua thống kê hộ tịch hộ khẩu. Di cư quốc tế có thể được biết qua số lượng người xuất và nhập cảnh tại các cửa khẩu. Di cư nội địa có thể nắm bắt được qua hệ thống đăng ký hộ tịch, hộ khẩu tại các cấp chính quyền. Hệ thống đăng ký hiện nay ở nước ta đang dần được hoàn thiện để có thể phục vụ cho mục đích này.

Điều tra chuyên môn về di cư là nguồn số liệu quan trọng bổ sung hai nguồn trên. Các cuộc điều tra sẽ cung cấp những thông tin chi tiết cho phép phân tích các yếu tố ảnh hưởng cũng như hậu quả của di cư. Chẳng hạn di cư từ nông thôn ra thành thị thì có những mặt tích cực và tiêu cực nào, những nguyên nhân di cư chủ yếu…

b/ Phương pháp gián tiếp

Khi thiếu các nguồn số liệu nêu trên có thể sử dụng phương pháp gián tiếp để tính một số chỉ tiêu di cư dựa vào: 1/ Thống kê hộ tịch, 2/ Biến động chung và biến động tự nhiên dân số, biến động cơ học dân số.

Nếu biết quy mô gia tăng dân số chung và gia tăng tự nhiên dân số thì có thể tính được di cư thuần theo công thức sau:

NM = [Pt+n – Pt] – [B – D]t,t+n

Trong đó:

  • NM: Lượng di cư thuần, nghĩa là chênh lệch giữa số nhập cư và xuất cư trong khoảng thời gian từ thời điểm t đến thời điểm t+n tính bằng năm;
  • Pt và Pt+n: tổng dân số vào thời điểm t và t+n;
  • B và D: Tổng số sinh và chết trong cùng thời kỳ.

Nếu không có số liệu về sinh và chết, thì có thể ước lượng gần đúng di cư thuần [NM] dựa vào số dân [ P— ] và Tỷ suất tăng cơ học dân số của kỳ trước như sau:

Trong đó :

  • NM: Lượng di cư thuần, nghĩa là chênh lệch giữa số nhập cư và xuất cư trong khoảng thời gian từ thời điểm t đến thời điểm t+n tính bằng năm;
  • NMR0 : Tỷ suất di cư thuần [tỷ suất tăng cơ học dân số] của kỳ gốc ;
  • P : Số dân trung bình giữa thời điểm t và t+n ;
  • n: Số năm hay khoảng thời gian giữa hai thời điểm.

4. Nguyên nhân chủ yếu di dân

Có rất nhiều nguyên nhân khiến người dân có thể di cư từ nơi này đến nơi khác để sinh sống. Mỗi cá nhân có những quyết định khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các yếu tố đó gồm:

  • Các đặc trưng nhân khẩu học như: Tuổi, giới tính. Các đặc trưng này quyết định vị trí của mỗi cá nhân trong chu kỳ cuộc sống và vai trò của họ trong gia đình và xã hội
  • Trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của từng người. Ở đây có thể hiểu là trình độ học vấn và trình độ chuyên môn kỹ thuật. Các trình độ, kỹ năng này có thể giúp hoặc ngăn cản họ tham gia vào lực lượng lao động ở địa phương nơi đi và nơi đến.
  • Sự nắm bắt và nhận thức về các cơ hội tại địa phương nơi họ đang sinh sống và những địa phương nơi họ dự định ra đi. Điều này sẽ thúc đẩy họ ra đi hay ở lại
  • Nhận thức về lối sống, điều kiện vật chất. Đây là những điều cá nhân mong muốn đạt được. Điều này cũng là những yếu tố góp phần hình thành quyết định di cư
  • Người thân và bạn bè cũng có thể ảnh hưởng tới quyết định di cư của mỗi cá nhân. Người ta thường chọn chuyển đến những nơi bạn bè và người thân đang sống. Đây là một hình thức di cư gọi là di cư dây truyền. Do di chuyển theo dây chuyền, các dòng di cư từ một vùng này đến một vùng khác có thể tiếp tục diễn ra khá lâu, ngay cả khi lý do lựa chọn ra đi ban đầu không còn nữa.

Quyết đinh ra đi hay ở lại của mỗi người được hình thành nhờ sự tổng hợp của tất cả các yếu tố này. Nhiều khi người ngoài rất khó hiểu đầy đủ lý do quyết định của từng cá nhân.

Thu thập thông tin để xem xét lý do vì sao ai đó ra đi hay ở lại không phải là dễ dàng. Điều này cho thấy trong các cuộc tổng điều tra dân số hay trong các cuộc điều tra quy mô lớn rất khó thu thập chính xác nguyên nhân của các quyết định di chuyển. Vì vậy, các cuộc nghiên cứu quy mô nhỏ áp dụng các kỹ thuật nghiên cứu định tính rất thích hợp để làm sáng tỏ vấn đề này. Tuy nhiên tại các cuộc điều tra lớn, có thể thu thập được các thông tin về các nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng tới quyết định di cư như: Các đặc trưng về kinh tế – văn hóa của những người ra đi hay ở lại. Các đặc trưng như tuổi, giới tính, học vấn, việc làm thu nhập và vị trí trong gia đình thường được thu thập trong các cuộc tổng điều tra dân số sẽ là những yếu tố quan trọng để giúp hiểu biết thêm về nguyên nhân di chuyển. Những người ra đi và ở lại thông thường khác nhau về những đặc trưng nêu trên. Do đó, những yếu tố thuộc về sức đẩy như: buồn tẻ, khan hiếm cơ hội để phát triển, để cải thiện cuộc sống đã tạo nên dòng di cư của thanh niên trẻ đến đô thị tìm việc làm, học hành và tự do lựa chọn bạn đời, đồng thời quyết định ra đi này thường gắn liền với mong muốn giàu có hơn, văn minh hơn.

Sự khác biệt về kinh tế – xã hội và dân số của các dòng di cư lại ảnh hưởng tới nơi đến và nơi đi. Dòng thanh niên ra đi từ nông thôn đến thành phố làm chảy máu chất xám và khả năng sáng tạo ở nông thôn, những yếu tố có thể là động lực phát triển ở nông thôn. Sự gia tăng dân số trẻ ở đô thị có khả năng đi kèm với gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, tạo ra đội quân vô gia cư, làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội như: Tội phạm, gái mại dâm và bất bình đẳng, chênh lệch giàu nghèo…

Kết quả của Tổng Điều tra dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy ở Việt Nam, các nguyên nhân chính làm cho người dân di cư là :

  1. Tìm được việc làm ở nơi ở mới [51,1%] [Đây là lý do quan trọng nhất];
  2. Để cải thiện đời sống [47,6%] ;
  3. Gần người thân [20,8%];
  4. Vì tương lai của con cái [11,9%];
  5. Để cải thiện điều kiện xã hội và môi trường [11,2%];
  6. Không có việc làm ở nơi ở cũ [9,8%];

Các nguyên nhân khác như: Đã học xong, đi học, tái định cư, chỉ có dưới 10% người di cư xác nhận là họ di chuyển vì những lý do này bên cạnh những lý do khác.

5.  Ảnh hưởng của di cư đến phát triển dân số và kinh tế-xã hội

5.1.   Ảnh hưởng của di cư đến phát triển dân số

Di cư có ảnh hưởng đến quy mô dân số ở cả nơi đi và nơi đến. Ngoài ra, di cư không chỉ ảnh hưởng đến quy mô dân số mà còn ảnh hưởng đến cơ  cấu dân số. Những cơ cấu dân số có thể chịu ảnh hưởng nhiều nhất của di  cư là cơ cấu tuổi, cơ cấu giới tính và cơ cấu theo trình độ học vấn. Tác động của di cư đến quy mô và cơ cấu dân số ở cả nơi đi và nơi đến có thể diễn ra như sau:

– Đối với nơi đến: Có thể thấy ngay được rằng di cư đến làm cho quy mô dân số nơi đến tăng lên một cách rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng dân số ở nơi đến tăng lên do ảnh hưởng cả tăng tự nhiên và tăng cơ học. Nhiều nơi, đặc biệt là các thành phố, tỷ suất tăng cơ học dân số còn cao hơn tỷ suất tăng tự nhiên dân số.

Cơ cấu dân số ở nơi đến cũng thay đổi rất đa dạng, phụ thuộc vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế và trình độ phát triển của công nghệ ở nơi đến. Đối với những khu công nghiệp đòi hỏi nhiều lao động nam giới thì tỷ lệ nam trong dân số tăng lên. Đối với những nơi sản xuất đòi hỏi lao động có trình độ cao thì tỷ trọng lao động được đào tạo tăng lên. Mặt khác, nếu các ngành công nghiệp nhẹ [may mặc, giày da] du lịch, dịch vụ phát triển thì lại thu hút nhiều lao động nữ. Tuy nhiên, hiện nay dòng di cư từ nông thôn đến thành thị là chủ yếu và nó mang đặc trưng rất đa dạng. Bên cạnh dòng di cư của người có trình độ cao đến tìm việc làm có thu nhập cao, lại có dòng di cư của người có thu nhập thấp đến thành phố làm những việc mà người có trình độ chuyên môn cao không còn thời gian và sức lực để làm. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, hiện nay ở nước ta di cư vẫn mang tính chọn lọc theo tuổi, những người trong độ tuổi lao động thường di chuyển nhiều hơn. Vì vậy, cơ cấu dân số ở những nơi là điểm đến của các luồng di cư thường thay đổi theo chiều hướng tỷ lệ người trong độ tuổi tăng lên.

– Đối với nơi đi: Di cư làm cho quy mô dân số nơi đi giảm đi. Hiện nay ở nước ta, một số tỉnh có số người di cư cao, tốc độ tăng trưởng dân số giảm. Tuy nhiên, thành phần chủ yếu làm giảm tốc độ tăng trưởng dân số là do tỷ suất di dân thuần mang dấu âm. Lúc này tăng trưởng dân số hoàn toàn phụ thuộc vào tốc độ tăng tự nhiên dân số.

Như đã nêu, theo số liệu của Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 1999, trong khoảng thời gian 5 năm từ năm 1994 đến 1999, ở Tây Nguyên trung bình cứ 1.000 người có 94,67 người mới nhập cư và 19,05 người xuất cư, chênh lệch là 75,62. Tương tự, ở vùng Đông Nam Bộ kết quả tính toán như sau: 80,20 – 27,91 = 52,29 %o. Đây là hai vùng di cư làm tăng dân số. Số tăng tuyệt đối ở Tây Nguyên là 198.469 người [75,62 x 2.624.553/1000] và ở vùng Đông Nam Bộ là 600.860 người [52,29 x 11.490.916/1000].

Tuy nhiên, theo số liệu của Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2009, trong khoảng thời gian 5 năm từ năm 2004 đến 2009, ở Đông Nam Bộ trung bình cứ 1000 người có 135,4 người mới nhập cư và 27,7 người xuất cư, chênh lệch là 107,7. Tương tự, ở Tây Nguyên kết quả tính toán như sau: 43,3 – 32,1 = 11,2 phần nghìn. Đây là hai vùng di cư làm tăng dân số. Số tăng tuyệt đối ở vùng Đông Nam Bộ là 1.510.534 người [107,7 x 14.025.387/1000] và ở Tây Nguyên là 57.203 người [11,2 x 5.107.437/1000]. Như vậy, dòng di cư đã thay đổi giữa hai cuộc điều tra. Nếu trong thời gian từ 1994 đến 1999 người dân di cư nhiều đến Tây Nguyên là để tìm đất đai canh tác, thì này người dân di chuyển nhiều đến vùng Đông Nam bộ là vùng có nhiều khu công nghiệp phát triển.

Mặt khác, trong những trường hợp, mặc dù số lượng di cư thuần có thể không lớn, nhưng nếu số xuất cư và nhập cư lớn, chắc chắn chất lượng dân số có sự thay đổi, bởi vì sự hiện diện của những người mới đến sẽ mang các đặc trưng văn hoá, trình độ chuyên môn, tay nghề, tính cách khác với những người dân đang sinh sống tại chỗ. Ví dụ, theo số liệu di dân giữa các tỉnh trong Tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/2009 cho thấy một số tỉnh có   tỷ suất nhập cư và xuất cư đều lớn, thể hiện qua chỉ tiêu tỷ suất di cư tổng, nhưng tỷ suất di dân thuần lại thấp, điều đó phản ánh chênh lệch di cư không đáng kể. Có thể thấy sự tương phản về tỷ suất nhập cư, tỷ suất xuất cư giữa các tỉnh trong bảng 3.

Trong bảng 3 nơi có tỷ suất di cư thuần túy cao nhất là Bình Dương [341,7%o]. Đây là tỉnh có chênh lệch di cư dương cao nhất cả nước. Tỉnh có tỷ suất di cư thuần âm cao nhất cả nước là Thanh Hóa [-65,2%o]. Trong hai thành phố lớn nhất cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì thành phố Hồ Chí Minh là nơi có tỷ suất di dân thuần lớn hơn, cao gấp hơn 2 lần so với Hà Nội.

Bảng 3: Tổng tỷ suất di dân và tỷ suất di dân thuần của một số tỉnh/thành phố theo số liệu Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1/4/2009

Cơ cấu tuổi của dân số cũng chịu ảnh hưởng của di cư. Tỷ lệ giới tính của các độ tuổi khác nhau trong dân số có thể có các chênh lệch tuỳ thuộc vào cường độ và tính chất chọn lọc của di cư. Số liệu Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2009 cho thấy người di cư thường là những người ở độ tuổi trẻ, tập trung nhiều vào nhóm 15-29.

Cơ cấu giới tính của dân số cũng chịu ảnh hưởng của xu thế nữ hóa các dòng di cư. Ở các khu vực thành thị, tỷ số giới tính trong nhóm tuổi 15-29 của nơi đi thì tăng lên còn của nơi đến thì giảm đi. Theo số liệu Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2009, xu hướng nữ hóa chiếm ưu thế rất mạnh ở luồng di cư trong nội bộ huyện và giảm dần ở những luồng di cư có khoảng cách xa.

Hình 1: Tính chọn lọc theo tuổi của dân số di cư 2009  

Do ảnh hưởng đến quy mô và cơ cấu dân số, di cư gián tiếp tác động đến các chỉ tiêu dân số học, trong đó trước hết phải kể đến sinh, chết và hôn nhân. Thái độ, hành vi, thói quen, phong tục tập quán của con người không thể thay đổi ngay sau khi di cư, mà sẽ được mang theo, duy trì ở nơi mới và phát huy tác dụng trong một thời gian.

5.2. Ảnh hưởng của di cư đến phát triển kinh tế-xã hội

Như đã nêu, di cư mang bản chất kinh tế xã hội sâu sắc. Trong điều kiện bình thường người ta di cư vì các nguyên nhân kinh tế và xã hội là chủ yếu. Do đó, động cơ di cư đã và đang là vấn đề được các nhà nghiên cứu dân số và xã hội học quan tâm. Di cư tác động đến kinh tế-xã hội ở cả nơi đến và nơi đi.

a/ Đối với nơi đến:

Ảnh hưởng của người di cư đến phát triển kinh tế rất rõ rệt, có thể kể tên cụ thể như sau:

+ Tác động tích cực:

  • Góp phần phát triển kinh tế-xã hội làm tăng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nơi đến đặc biệt là các thành phố.
  • Lao động di cư là nguồn cung cấp nguồn nhân lực cho các công việc lao động giản đơn, đặc biệt ở các ngành nặng nhọc, thu nhập thấp và nguy hiểm mà người dân nơi đến, đặc biệt thành phố không làm.
  • Góp phần thúc đẩy phát triển ngành nghề dịch vụ, làm cho các dịch vụ đến gần dân hơn, tiện lợi hơn [đưa gas, đưa gạo, đưa nước tinh khiết, đưa cơm hộp, rửa xe máy, ô tô…].
  • Góp phần điều tiết giá cả lao động trên thị trường lao động. Nếu không có người di cư đến, tại Hà Nội nói riêng và các thành phố lớn nói chung, thiếu lao động làm việc trong các ngành xây dựng, may… Người thành phố, sẽ yêu cầu giá cả cao hơn rất nhiều nếu họ chấp nhận làm những việc nêu trên. Khác với người dân sở tại, người di cư có thể làm bất cứ việc gì không trái pháp luật bằng sức lao động của mình miễn là họ thấy có được thu nhập phù hợp.

+ Tác động tiêu cực:

– Gia tăng dân số cơ học nhanh, đặc biệt là ở những nơi đô thị hóa nhanh đã làm cho cơ sở hạ tầng trở lên quá tải. Các điều kiện về cơ sở hạ tầng như nhà ở, trường học, bệnh viện, điện, nước, đường phố, vệ sinh môi trường và các điều kiện khác hiện chưa thể đáp ứng được tốt so với số dân thực tế đang sống tại thành phố.

– Người di cư chưa có thói quen bảo vệ môi trường, đặc biệt là những người đang sống ở nông thôn di chuyển ra các đô thị như bỏ rác vào sọt rác và không chú ý đến vệ sinh đường phố, tổ dân phố nơi họ đang thuê nhà trọ để sinh sống. Vì vậy, họ làm ảnh hưởng xấu đến vệ sinh đường phố và môi trường đô thị. Mặt khác, với tâm lý mình chỉ là người “ăn nhờ ở đậu”, làm việc vất vả mà thu nhập cũng không cao so với người sở tại, người di cư thường không tham gia gia vào các hoạt động cộng đồng. Khi xa gia đình, tình cảm thiếu thốn lại không chịu sự giám sát của gia đình nên có thể trong tình cảm với người khác giới họ dễ dàng có tình yêu và trong quan hệ tình cảm nhiều lúc cũng vượt quá giới hạn cho phép theo chuẩn mực xã hội, văn hoá. Những điều đó tạo ra thái độ thiếu thiện cảm của người dân sở tại đối với người di cư.

Một đặc điểm của người di cư, đặc biệt là người di cư làm việc ở khu vực phi chính thức là hay thay đổi chỗ làm việc và hay thay đổi chỗ ở. Vì vậy, mặc dù luật cư trú năm 2006 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người di cư trong việc đăng ký tạm trú. Nhưng số người không đăng ký tạm trú rất nhiều. Điều này gây khó khăn cho công an trong việc quản lý trật tự trị an.

– Số lượng người di cư đến các thành phố lớn, đặc biệt đa số họ là những người trình độ học vấn thấp, chưa qua đào tạo nghề nghiệp. Vì vậy, rất nhiều người di cư không có công việc làm ổn đinh, thu nhập thấp. Một thực tế đã được công an tại các địa bàn nơi đến thừa nhận, thì người di cư ồ ạt đến các thành phố cũng góp phần làm tệ nạn trộm cắp gia tăng. Theo nhận định của lãnh đạo công an ở các quận/huyện khảo sát thì khoảng 33% những người bị coi là tội phạm là người tỉnh ngoài đến Hà Nội. Đại bộ phận trong số họ là thanh niên.

– Người di cư vừa là người gây ra các tệ nạn xã hội, nhưng họ cũng là nạn nhân của các tệ nạn xã hội.

+ Các khó khăn mà người di cư thường gặp phải ở nơi đến:

Người di cư, nhất là di cư tự do từ nông thôn đến thành thị thường gặp rất nhiều khó khăn, các khó khăn đó thường là:

– Thứ nhất là không tìm được việc làm phù hợp với sở thích và trình độ. Thông thường những người di cư từ nông thôn đến thành phố, công việc đầu tiên là làm tại khu vực phi chính thức với mức thu nhập rất thấp. Họ buộc phải chấp nhận làm những việc không phù hợp với nguyện vọng để có thể sống qua ngày mong tìm cơ hội kiếm được việc làm phù hợp và có mức thu nhập cao hơn. Nhiều người trong số họ đã không bao giờ kiếm được việc làm phù hợp với mong muốn.

– Thứ hai là tìm nơi ở. Hiện tại, trong các thành phố lớn giá nhà ở thường cao, nên người di cư, nhất là di cư mới từ nông thôn đến thành thị phải chấp nhận ở trong những ngôi nhà trật hẹp tồi tàn và xa chỗ làm việc. Việc tiếp cận với các dịch vụ y tế, giáo dục cũng bị hạn chế.

– Thứ ba là họ có thể bị lạm dụng, bị đối xử không công bằng trong công việc. Giờ làm của họ thường dài hơn 10 tiếng một ngày với mức lương thấp, không có bảo hiểm xã hội, không có bảo hiểm y tế, không có ngày nghỉ lễ và chủ nhật.

– Thứ tư là có thể bị đối xử không công bằng ở nơi sinh sống, bị người bản xứ bắt nạt, cướp giật và đôi khi còn bị chủ sử dụng lao động hành hạ đánh đập.

– Người di cư là người sống xa gia đình, thiếu thốn tình cảm, họ dễ dàng chấp nhận quan hệ tình dục không an toàn, ngay cả khi quan hệ tình dục với những người có nguy cơ cao về các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nhiều người trong số họ đã có thai ngoài ý muốn và mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục trong đó có cả HIV/AIDS.

b/ Đối với nơi đi:

+ Tác động tích cực:

– Góp phần phát triển kinh tế gia đình ở địa phương nơi đi qua đó làm thay đổi bộ mặt làng quê ở nơi đi. Tác động tích cực của người di cư đối với gia đình và địa phương nơi đi được đánh giá qua số tiền gửi về gia đình, sử dụng tiền gửi của gia đình vào phát triển kinh tế, giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình và đầu tư phát triển kinh tế ở địa phương.

– Góp phần phát triển kinh tế ở địa phương, người di cư còn góp phần phát triển kinh tế ở địa phương thông qua việc người di cư có thu nhập cao đầu tư về phát triển ngành nghề ở địa phương. Nhiều người di cư đã học được kinh nghiệm sản xuất ở nơi đến, khi trở về quê họ mở ngành nghề mới thu hút lao động địa phương qua đó cải thiện đời sống cho người lao động ở quê nhà.

+Tác động tiêu cực:

– Thiếu lao động tại địa phương nơi đi.

Khi người di cư tìm việc làm một cách ồ ạt, do đặc trưng chủ yếu của người di cư là những người trong độ tuổi lao động, nên ở lại nông thôn chỉ còn phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ và những người đã hết tuổi lao động, sức yếu không thể đi làm ngoại tỉnh. Điều này làm cho những người cao tuổi phải vất vả thêm, phải làm cả việc đồng áng mà đáng lẽ đến tuổi nghỉ hưu [trên 60 tuổi] họ không còn phải làm nữa. Thậm chí có người đã đến 70 tuổi rồi vẫn còn phải làm việc trên đồng ruộng. Một số gia đình do những người trong độ tuổi lao động di cư tìm việc làm nơi khác, nên trẻ em dưới 14 tuổi đã phải thay thế cha mẹ làm việc.

– Một số lối sống đô thị không phù hợp với truyền thống đã du nhập vào cuộc sống hàng ngày ở nơi đi.

Những nét văn hoá lối sống của đô thị không phù hợp với truyền thống ở nông thôn đã được thanh niên di cư mang về như nhuộm tóc màu, trang phục kiểu lố lăng. Điều này làm cho những người quen sống ở nông thôn khó chịu và cho là làm mất thuần phong mỹ tục ở nông thôn. Ngay cả cha mẹ của thanh niên di cư cũng không chấp nhận lối sống đó nên thường xảy ra mẫu thuẫn trong gia đình giữa hai thế hệ.

Một tác động tiêu cực nữa cần phải kể đến, là một số nữ thanh niên đã có quan hệ tình dục tiền hôn nhân và mang thai ngoài giá thú. Số nữ thanh niên này quay về quê cũ tìm sự giúp đỡ của gia đình. Làm cho gia đình ở nơi đi không chỉ chịu thiệt thòi về kinh tế mà còn là gánh nặng tâm lý đối với họ, trước những dị nghị của những người xung quanh.

Nhiều thanh niên di cư mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS tạo ra gánh nặng về chăm sóc về y tế, về tinh thần cho gia đình.

Nhiều trẻ em đã chịu những cú sốc tâm lý khi cha mẹ chúng di cư tìm việc làm ở nơi khác không thể chăm sóc chúng hàng ngày. Các biểu hiện cụ thể là: Kết quả học tập kém đi, không nghe lời ông bà hoặc người đỡ đầu. Thậm chí có một số ít thanh thiếu niên, do thiếu vắng sự chăm sóc của cha mẹ đã có hành động vi phạm pháp luật như: trộm cắp; sử dụng ma túy…

Một số cặp vợ chồng đã ly hôn sau thời gian xa cách vì nhiều lý do: Không còn phù hợp về lối sống, nghi ngờ vợ [chồng] không chung thủy…

[Nguồn tài liệu: Tài liệu môn Dân số học cơ bản, Tổng cục dân số kế hoạch hóa gia đình, 2015]

Video liên quan

Chủ Đề