Tại sao sau Chiến tranh thế giới thứ 2 chính sách đối ngoại của Tây Âu lại nghiêng về phía Mỹ

Đây là một trong những thời khắc đen tối nhất của châu Âu kể từ Thế chiến II. Một cường quốc hạt nhân lớn đã tấn công một quốc gia láng giềng và đe dọa sẽ trả đũa bất kỳ quốc gia nào có ý định trợ giúp.

Đây không chỉ là hành vi vi phạm luật pháp quốc tế nghiêm trọng nhất, mà còn là sự vi phạm những nguyên tắc cơ bản của con người về sự chung sống. Hành vi này sẽ gây tổn thất lớn về người, với những hệ quả không lường trước được.

Liên minh châu Âu sẽ đáp lại với những từ ngữ mạnh mẽ nhất có thể. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đã triệu tập một cuộc họp của Hội đồng châu Âu vào tối nay. Họ sẽ thống nhất và đưa ra chỉ đạo chính trị để áp dụng gói trừng phạt mạnh nhất và khắc nghiệt nhất mà chúng tôi từng đưa ra.

Với tư cách Đại diện Cấp cao về Chính sách An ninh và Đối ngoại của Liên minh châu Âu, tôi sẽ hội đàm với các đối tác của chúng tôi trên thế giới, để đảm bảo rằng cộng đồng quốc tế sẽ nắm bắt được trọn vẹn sức nặng của thời khắc này, qua đó kêu gọi mạnh mẽ và đoàn kết về việc Nga chấm dứt ngay lập tức hành vi không thể dung thứ này, và giới lãnh đạo Nga sẽ phải đối mặt với sự cô lập chưa từng có.

Đây không phải là câu hỏi của các khối, đây không phải là câu hỏi của trò chơi sức mạnh ngoại giao. Đó là một vấn đề của sự sống và cái chết. Đó là về tương lai của cộng đồng toàn cầu của chúng ta.

Chúng tôi sẽ đoàn kết với các đối tác xuyên Đại Tây Dương và với tất cả các quốc gia châu Âu để bảo vệ vị trí này. Chúng tôi đoàn kết nói không với bạo lực và hủy diệt như những phương tiện để đạt được lợi ích chính trị.

Đây không phải là vấn đề liên quan đến các khối khác nhau, không phải là vấn đề về các trò chơi quyền lực ngoại giao. Đây là một vấn đề về sự sống và cái chết. Là tương lai của cộng đồng toàn cầu của chúng ta.

Chúng tôi sẽ đoàn kết với các đối tác hai bên bờ Đại Tây Dương và với tất cả các quốc gia châu Âu để bảo vệ quan điểm này. Chúng tôi thống nhất nói không với việc sử dụng bạo lực và sự tàn phá như những phương tiện để đạt được lợi ích chính trị.

Chúng tôi, Liên minh châu Âu, vẫn là nhóm quốc gia mạnh nhất trên thế giới. Và điều này không nên được đánh giá thấp. Chúng tôi sẽ ngay thiết lập sự hỗ trợ khẩn cấp cho Ukraine trong tình huống nghiêm trọng này.

Chúng tôi cũng sẽ tích cực hỗ trợ các hoạt động sơ tán, bao gồm cả nhân viên của chúng tôi tại các khu vực bị ảnh hưởng bởi cuộc tấn công này của Nga.

Liên minh châu Âu, cùng các đối tác hai bên bờ Đại Tây Dương và các đối tác cùng quan điểm, đã có những nỗ lực chưa từng có để đạt được giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng an ninh do Nga gây ra, nhưng Nga đã không đáp lại những nỗ lực này và thay vào đó đã đơn phương lựa chọn hành động leo thang nghiêm trọng và được tính toán trước để tiến hành chiến tranh.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cần phải dừng hành động gây hấn vô nghĩa này. Ngày hôm nay, những suy nghĩ của chúng tôi được gửi đến người dân Ukraine. Chúng tôi sẽ đứng bên họ.

Chiến tranh Ukraine, ai thua?

Nguồn hình ảnh, Anadolu Agency/

Chụp lại hình ảnh,

WASHINGTON 24/2/2022: Người Ukraine tập trung trước Nhà Trắng biểu tình phản đối cuộc tấn công của Nga ở Ukraine.

Tổng thống Nga Putin đã tiến hành cuộc chiến tranh với Ukraine trên thực địa bằng sức mạnh của bom đạn và uy lực của một cường quốc hạt nhân.

Dù đã tiên đoán trước là xung đột sẽ xẩy ra, nhưng tôi vẫn bàng hoàng khi nghe tin những đơn vị quân đội Nga vượt biên giới tiến vào lãnh thổ mà tổng thống Nga vừa gọi hôm trước :

" Ukraine không chỉ là một quốc gia láng giềng đối với chúng tôi. Đó là một phần không thể tách rời của lịch sử, văn hóa và không gian tâm linh của chính chúng ta. Đây là những người đồng đội, những người thân yêu nhất của chúng tôi - không chỉ là đồng nghiệp, bạn bè và những người đã từng phục vụ cùng nhau, mà còn là những người thân, những người gắn bó máu thịt, gắn bó gia đình".

Quy mô của cuộc chiến tranh vượt ngoài khuôn khổ một cuộc động binh như "dạy cho Việt Nam một bài học".

Quảng cáo

Tổng thống Vladimir Putin quyền lực cỡ nào?

Toàn bộ diễn văn: Putin tuyên chiến với Ukraine, nói phương Tây 'dối trá'

Nước Pháp cũng bàng hoàng và bất ngờ, chương trình dự kiến dành cho tranh luận của các ứng cử viên cuộc bầu cử tổng thống đang đứng ở ngưỡng cửa phải tạm dừng trên vô tuyến truyền hình để đưa tin về sự can thiệp quân sự của tổng thống Nga.

Trên truyền hình Pháp, hình ảnh tổng thống Volodymyr Zelensky râu chưa cạo, mặc chiếc áo len như khoác vội trên nền một chiếc phông căng vội, tuột cả một góc như minh họa sự bối rối của cả Ukraine và phương Tây.

Nguồn hình ảnh, NurPhoto

Chụp lại hình ảnh,

Nhiều người đến Ba Lan sau khi chạy trốn khỏi Ukraine

Nước Pháp hiện là Chủ tịch liên hiệp châu Âu đã cố gắng thuyết phục tổng thống Nga xuống thang. Những chuyến viếng thăm Moscow cũng như điện đàm hàng giờ liền với nguyên thủ Nga của tổng thống Macron chứng tỏ đường lối ngoại giao bền bỉ của Pháp. Song như đã thấy, súng đã nổ và bom đã rơi.

Ba tháng rưỡi qua, ông Vladimir Putin với khuôn mặt lạnh lùng và bất động vẫn giữ lại kênh đối thoại với phương Tây, đã đánh lạc hướng châu Âu rằng, các nhà ngoại giao có lý với nỗ lực để tránh chiến tranh. Phép lạ đã không xảy ra.

Tác động trực tiếp

Chiến tranh nổ ra buộc Liên hiệp châu Âu [EU] không những phải thống nhất thảo luận về biện pháp trừng phạt, mà còn phải chuẩn bị dư luận về cái giá không thể tránh khỏi đối với nền kinh tế.

Trước hết, EU phải tính đến cán cân thương mại đến 80 tỉ euro vào năm 2020, gồm ba phần tư nguồn tiền đầu tư của Anh, Đức, Ý, Pháp đã rót vào Nga. Điều này sẽ còn được tiếp tục duy trì hay không trong những tháng tới ?

Trí thức, nhà báo và dân biểu Nga phản đối 'cuộc chiến của Putin'

Nước Pháp đã kiệt quệ do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 từ hai năm qua. Quỹ bảo hiểm xã hội Pháp vốn rộng rãi và hào hiệp với người dân từ hàng chục năm nay thất thu đến 5 tỷ euro càng bần hàn sau thời gian gắng sức hà hơi tiếp sức cho người dân.

Cả Pháp và Đức đều lệ thuộc khí đốt buôn bán với Nga. Giá xăng dầu tăng vọt, năng lượng dùng trong mùa đông là bài toán đau đầu cho EU.

Trước khi chiến tranh nổ ra, tờ báo Les Echos của Pháp cho biết "nỗi lo chiến tranh xảy ra ở Ukraine đã làm rối loạn thị trường, làm phức tạp thêm công việc của các ngân hàng trung ương hậu Covid trong bối cảnh giá nhiên liệu tăng lên. Đó không phải là một hạt cát gây trở ngại cho cỗ máy, mà là cả một tảng đá.

Nguồn hình ảnh, NurPhoto/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Hành khách trong một nơi trú ẩn tạm thời ở nhà ga đường sắt sau khi đi tàu từ Kiev, Ukraine đến Przemysl, Ba Lan hôm 24/2/2022.

Cuộc khủng hoảng xảy ra làm đảo lộn kế hoạch đã được chuẩn bị kỹ càng để hỗ trợ kinh tế, xử lý lạm phát qua việc tăng dần lãi suất. Chứng khoán lao dốc, bên cạnh đó là nguy cơ cú sốc dầu lửa: dầu thô có thể lên trên 100 đô la một thùng vì nếu khởi chiến Nga sẽ giảm sản lượng dầu khí. Nguy cơ thị trường mất kiểm soát là không phải bàn cãi.

Raphaël Homayoun Boroumand, tiến sĩ kinh tế và chuyên gia năng lượng nói: "Giá năng lượng ở châu Âu sẽ nhất thiết tăng theo xung đột, vì lục địa này phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt của Nga. Moscow đại diện cho 40% lượng khí đốt nhập khẩu từ Liên minh châu Âu, vượt xa Na Uy [18%] hoặc Algeria [12%]. Vì Nga là nước sản xuất lớn nhất và là nước xuất khẩu khí đốt thiên nhiên hàng đầu thế giới. Khí đốt của Nga chiếm 55% lượng nhập khẩu từ Đức, 80% từ Áo so với dưới 20% của Pháp. Đươngnhiên, giá gas có tác động đến một số hóa đơn, đặc biệt là tiền điện".

Theo các chuyên gia, kịch bản tồi tệ hơn rất có thể xảy ra là nguồn cung khí đốt của Nga bị cắt giảm toàn bộ.

Nghịch lý

Một nghịch lý phát sinh sau khi phương Tây áp dụng trừng phạt Nga sau việc sát nhập Crimea là cán cân thương mại bất bình đẳng nghiêng về phía có lợi cho Nga. Năm 2021, xuất khẩu từ Pháp sang Nga đạt tổng cộng 6,5 tỷ euro. Ở chiều ngược lại, Pháp nhập khẩu 9,7 tỷ euro mỗi năm từ Nga, chiếm 1,7% tổng kim ngạch nhập khẩu từ Paris, chủ yếu là khí đốt. Hiện tại, 700 công ty con của các công ty Pháp được thành lập trên lãnh thổ Nga.

Hãng ô tô Renault, siêu thị Auchan và hãng dầu khí Total đều có chân ở nước Nga, tuyển dụng đến 200.000 nhân viên ở đây.Trường hợp phải rời Nga các nhà kinh tế Pháp chưa đưa ra con số cụ thể là sẽ cú sốc sẽ gây bị thiệt hại ở mức độ nào. Chưa kể đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ công nghiệp phụ thuộc nhiều vào sự hiện diện của họ ở Nga, lên tới 40 hoặc 50% lợi nhuận của họ.

Tôi nhắc lại 'Phong trào áo vàng- Gilet jaune ' bùng nổ tự phát, gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế và bất ổn ở Pháp trong hơn 1000 ngày bùng ra chỉ vì giá nhiên liệu tăng thêm 3 centimes. Hậu quả đó còn chưa khắc phục xong thi đại dịch lại ập tới. Bất hạnh với 'kế hoạch 5 năm dài hơi, không hồi kết' trong thời gian qua đặt nước Pháp trước tình thế nan giải: trừng phạt nước Nga đồng nghĩa với thắt lưng buộc bụng cho đến cắt đôi cơ thể, hay im thin thít trước những giá trị nhân đạo và hòa bình đang bị xâm phạm? Mà câu trả lời đưa ra không thể ỡm ờ với những từ ngữ mập mờ, vuốt đuôi hay cách nói 'lưỡi gỗ' của các nhà ngoại giao.

Trong Liên hiệp châu Âu còn tồn tại vấn đề nội hàm đau đầu không kém là các quốc gia thành viên không tôn trọng các giá trị chung của EU và Nhà nước pháp quyền, tiền thì nhận nhưng nghĩa vụ thì lờ. Căng thẳng giữa Liên hiệp châu Âu với Hungary và Ba lan đã nảy sinh ít nhất từ 5 năm nay cho thấy sự khinh nhờn của các nước tân dân chủ, cựu cộng sản với vai trò của Pháp và Đức cố vực dậy nền kinh tế châu Âu. Không có sức nặng với chính các thành viên cùng chung dưới một mái nhà, vậy Pháp và Đức có khuyên răn nổi nước Nga ? Theo tôi là không.

Nguyên lý trong chương Mathew, Kinh Tân ước nói rằng: "Ai đã có được thì cho thêm và sẽ có dư thừa, còn người nào không có thì ngay cái đang có cũng sẽ bị lấy mất".

Trong mọi cuộc chiến tranh, kẻ thua luôn luôn là những người dân. Và hôm nay, người dân Nga, người dân Ukraine, người dân toàn thể châu Âu và thế giới đang cùng gánh chịu số phận của kẻ bại trận.

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Phạm Cao Phong, nhà báo tự do tại Paris, Pháp.

Video liên quan

Chủ Đề