Tại sao rùa tai đỏ không ăn

Gần đây, cộng đồng mạng xuất hiện trào lưu nuôi thú cưng "lạ". Đó là những chú rùa "mini" với kích thước rất nhỏ, nhưng trên mai được tô vẽ nhiều họa tiết đẹp mắt, sặc sỡ, trông cực kỳ thu hút.

Tại sao rùa tai đỏ không ăn

Loài rùa này sau đó đã được PGS. Hà Đình Đức - một nhà rùa học nổi tiếng xác nhận là rùa tai đỏ. Đây là loài xâm lấn ăn tạp hung dữ, nằm trong danh sách các loài rùa xâm hại Việt Nam và đã bị pháp luật cấm buôn bán và thả ra môi trường. Hơn nữa, việc tô vẽ, sơn màu lên mai rùa hoàn toàn có thể khiến sức khỏe của chúng bị tổn hại. Thế nên việc nuôi hay không nuôi, có lẽ bạn cũng có câu trả lời rồi.

Tại sao rùa tai đỏ không ăn

Rùa tai đỏ

Tuy nhiên bên cạnh đó, đáng chú ý là những người bán còn giới thiệu loài rùa mini có thể sống rất dai, nhịn ăn cả tháng cũng không chết. Điều này khiến cộng đồng mạng cảm thấy phẫn nộ, vì chẳng có con gì sống được nếu bị ngược đãi như thế cả, rằng "1 tháng không ăn cũng không chết" là hoàn toàn phi lý, không có cơ sở khoa học.

Nhưng có thật là như thế không?

Việc buôn bán rùa tai đỏ là sai, cũng như chuyện tô vẽ mai rùa chưa chắc đã đúng. Nhưng sự thực là trong lời quảng cáo tưởng phi lý kia cũng có ý gần đúng, đó là về khả năng sinh tồn của loài rùa.

Nhiều người có thể không tin, nhưng rùa là loài có sức sinh tồn hết sức tuyệt vời. Một con rùa trưởng thành có thể chẳng cần ăn gì trong vài tháng mà vẫn sống sót khỏe mạnh.

Tại sao rùa tai đỏ không ăn

Rùa tai đỏ là loài xâm lấn nguy hiểm, có sức sinh tồn cao

Điều này đúng ngay cả trong tự nhiên. Vào mùa đông, rùa có thể tự chuyển sang chế độ "ngủ" giống loài gấu. Lúc này, mọi hoạt động gần như ngưng lại, quá trình trao đổi chất của rùa cũng chậm dần y như cái tên của nó. Nhờ vậy, chúng có thể tồn tại hàng tháng trời trong điều kiện thức ăn khan hiếm vào mùa đông lạnh giá.

Dĩ nhiên rùa nuôi làm cảnh thì không cần phải ngủ đông, vì chúng quá dư thừa thức ăn rồi. Nhưng không phải vì thế mà khả năng sinh tồn của chúng thui chột đi, nhất là khi đó lại là rùa tai đỏ - loài xâm lấn hung dữ và nguy hiểm bậc nhất cho hệ sinh thái.

Dù vậy, vẫn có một điểm không hẳn đúng về lời quảng cáo này. Nếu như là rùa dưới 6 tháng tuổi, khả năng sinh tồn của chúng sẽ thấp đi. Nếu không được cung cấp thức ăn đầy đủ, rùa con chỉ sống được vài tuần. Khả năng "kéo" được đến 1 tháng được đánh giá là tương đối thấp.

Ngoài ra, các thông tin trên chỉ đúng nếu rùa vẫn được uống nước. Một con rùa không được cấp nước chỉ có thể tồn tại trong vài tuần thôi.

Tham khảo: Pets Life...

TP - Liên quan việc giải quyết những con rùa tai đỏ bắt được ở Hồ Gươm và các hồ Văn Quán, Mỗ Lao thời gian qua, có ý kiến cho rằng nên tiêu hủy nhưng cũng có ý kiến cho rằng có thể làm thực phẩm cho con người.

>> 'Cụ' Rùa nổi sát bờ, mang nhiều vết thương

>> Tận mắt xem vết thương trên mai 'cụ' Rùa

Tại sao rùa tai đỏ không ăn
Bẫy rùa tai đỏ trên Hồ Gươm mấy hôm nay vắng "khách" vì bị cho là trời lạnh.

Chủ trương tiêu hủy

Phó Chủ tịch UBND Hà Nội kiêm Trưởng ban Chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ Rùa Hồ Gươm chỉ đạo phải tiêu hủy toàn bộ số rùa tai đỏ bắt được ở Hồ Gươm.

Tính từ ngày 10-2, ngày Sở Khoa học&Công nghệ Hà Nội bắt đầu thử nghiệm các bẫy rùa tai đỏ, sau khi các bẫy được triển khai trên Hồ Gươm, số lượng rùa tai đỏ bắt được không nhiều, chỉ hơn hai chục con.

Số tù binh ít ỏi này hiện được lưu giữ rải rác, trong đó có một nơi tại trụ sở Sở KH&CN HN với 13 con và một nơi ở Đền Ngọc Sơn với sáu con, đặt trang trọng trong lồng kính khung gỗ.

Lý giải số rùa tai đỏ bắt được không nhiều, TS Lê Xuân Rao, Giám đốc Sở KH&CN cho là do thời tiết còn lạnh, chưa phù hợp với tập tính kiếm ăn của các loài rùa nói chung. “Rùa tai đỏ cũng là nguồn bổ dưỡng, được nuôi kinh doanh và làm thực phẩm phổ biến ở không ít quốc gia”, TS Rao nói.

Ông Vũ Ngọc Thành, giảng viên khoa Sinh học, Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), lại nói không nên tiếc việc tiêu hủy rùa tai đỏ vì quá trình chế biến thức ăn khó kiểm soát được, kể cả nếu làm thức ăn cho động vật cũng dễ nguy hại vì nguy cơ bệnh tật.

Có ăn mới biết

“Thực ra ăn rùa tai đỏ rất ngon, ngon hơn cả ba ba”, ông Nguyễn Ngọc Khôi, thành viên nhóm lai dắt Rùa Hoàn Kiếm thuộc ban chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ Rùa Hoàn Kiếm, nhận định. “Khi làm thịt, chỉ cần bỏ hết nội tạng đi là xong”.

Với 14 năm kinh nghiệm nuôi và xuất khẩu rùa, ông Nguyễn Ngọc Khôi, còn là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn thương mại Hà Nội KAT, nói tiếp: “Những con rùa tai đỏ nửa cân trở lên là làm thực phẩm cho người được. Nếu nuôi lâu, chúng có thể nặng đến 3 kg và sống đến 70 năm”.

Kinh doanh và xuất khẩu rùa tai đỏ từng là nghề hái ra tiền của ông, xuất sang Trung Quốc, nước lớn thứ hai nuôi rùa tai đỏ làm thực phẩm, sau Hoa Kỳ.

Bên Trung Quốc, khách sang mới được mời ăn thịt rùa tai đỏ vì giá đắt, khoảng 400.000 đồng/ kg rùa sống, mà một cân rùa sống thịt ra chỉ còn ba lạng thịt. “Năm ngoái tôi dự hội nghị doanh nhân ở Trung Quốc. 40 người được mời thực đơn thịt rùa tai đỏ. Tính ra tiền Việt khoảng 500 triệu đồng” - ông Khôi nói. “Bên đó, thịt rùa tai đỏ được chế biến thành các món ăn đặc sản. Còn xương người ta dùng nấu cao”.

Vị thương gia này bày tỏ mong muốn được thu mua toàn bộ rùa tai đỏ bắt được nếu được phép xuất khẩu.

Sáng qua, Rùa Hồ Gươm nổi tới ba lần tại khu vực cầu Thê Húc – Đền Ngọc Sơn (Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội). Mỗi lần cụ Rùa nổi từ 15 đến 30 phút vào lúc 9h30, 10h30 và 12h30.

Trong khi đó, tối qua, công tác chuẩn bị cứu cụ Rùa tiếp tục được hoàn tất để chuẩn bị đưa cụ Rùa lên chữa thương vào hôm nay, 6-3. Ngoài việc hoàn thiện bể thông minh làm nơi chữa thương, đã có khoảng 20 bè cây thủy trúc được thả trên mặt hồ.

Nhét tiền lên tiêu bản Rùa Hồ Gươm

Tại sao rùa tai đỏ không ăn
Nhét tiền gây ẩm mốc tiêu bản rùa. Ảnh: Tuệ Linh.

Trong khi báo đài liên tục cập nhật sức khỏe của cụ Rùa Hồ Gươm thì tiêu bản cụ Rùa được trưng bày tại đền Ngọc Sơn bị người tham quan nhét tiền.

Tiền trên nóc tủ, tiền được cài qua khe thậm chí tiền rơi lả tả dưới chân cụ Rùa nhìn rất phản cảm.

Để thanh minh, chị Cẩm Tú (Hàng Vôi) nói: “Cụ Rùa sẽ đem lại may mắn cho mình trong năm mới”. Vũ Dũng – sinh viên Đại học Lao động Thương binh và Xã hội, thì “thấy người khác làm, mình cũng làm theo thôi”.

Anh Ngọc – hướng dẫn viên du lịch của VietSun Travel cho biết: “Trong quá trình đưa khách đi, chúng tôi đã lưu ý nhưng do đoàn khách quá đông nên không kiểm soát được hết, mặt khác những hành vi này đã thành thói quen của người dân rồi…”

Ông Vũ Ngọc Thành (khoa Sinh học trường ĐH Khoa học Tự nhiên Hà Nội) cảnh báo: “Việc người dân trực tiếp nhét tiền vào bên trong lồng kính đã tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển ở nơi lưu giữ và trưng bày tiêu bản cụ Rùa Hồ Gươm”.

Theo Báo giấy