Tại sao rốn bị thối

Bác sĩ cho cháu hỏi nguyên nhân do đâu mà sáng nay khi vệ sinh rốn cháu thấy bị ướt, và từ lúc ý đến giờ rốn cháu vẫn cứ bị vậy, cháu có lau khô nhưng được 1 lúc lại ướt. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi những biểu hiện của cháu là bệnh gì ạ, rốn cháu bị ướt và có mùi hôi ạ.
 

Ảnh minh họa - nguồn internet

Chào em,

Rốn tiết dịch nhiều và hôi là biểu hiện của nhiễm trùng rốn, nguyên nhân có thể do em ngoáy rốn sâu bị trầy và bị bội nhiễm, để rốn ẩm ướt do vệ sinh kém, cũng có thể có nang rốn bẩm sinh.

Nhiễm trùng rốn không đồng nghĩa với nhiễm trùng đường ruột. Với tình hình này, em cần đến bệnh viện đa khoa đăng ký khám chuyên khoa Nội tổng quát hay chuyên khoa Nhiễm đều được để bác sĩ thăm khám và điều trị thích hợp, siêu âm vùng rốn để điều trị trúng đích.

Rốn là nơi trú ngụ của nhiều các loại nấm, vi khuẩn, bụi bẩn nhưng chúng ta lại ít chú ý đến việc vệ sinh bộ phận này. Điều đó vô tình tạo môi trường thuận lợi cho nấm, vi khuẩn trú ngụ trong khu vực đặc biệt này phát triển gây bệnh. 
 

Nguyên nhân khiến lỗ rốn có mùi hôi

1. Vấn đề vệ sinh kém

2. Nhiễm nấm candida

3. Nhiễm trùng

4. U nang biểu bì và u nang lông

5. U nang bã nhờn

Bạn không cần phải đi khám nếu tình trạng lỗ rốn có mùi hôi liên quan đến vấn đề vệ sinh. Bởi đơn giản là nếu bạn vệ sinh rốn sạch sẽ, tình trạng tiêu cực này sẽ biến mất.Hãy đi khám nếu rốn có mùi hôi kèm dịch chảy ra, thậm chí là có kèm máu. Đây thường là dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng nghiêm trọng và cần được can thiệp bằng cách biện pháp y tế. Hãy đi khám nếu bạn có các dấu hiệu nhiễm trùng khác, bao gồm:- Sốt   

- Rốn và khu vực quanh rốn bị đỏ, sưng    
 

- Đau bụng   
 

- Đau khi bạn đi tiểu
 

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,Rốn là một cơ quan trũng, có thể bị tích tụ nhiều chất bã, bụi bẩn và vi khuẩn gây bệnh nếu không giữ vệ sinh tốt. Lỗ rốn chảy dịch vàng, mùi hôi, ngứa nhiều, có khả năng em đã bị nhiễm trùng rốn. Nếu chỉ bị tổn thương ngoài da, bác sĩ có thể chỉ kê toa kháng sinh, hướng dẫn vệ sinh, rạch tháo mủ dịch, rốn sẽ tự lành. Trường hợp trong rốn có nang hoặc có đường dò thì cần phẫu thuật cắt bỏ đường dò, bệnh mới khỏi. Em nên tới bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và kê toa thuốc điều trị, em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>>Vùng rốn có mùi hôi và vẩy trắng, triệu chứng của nấm?

>>Nhiễm trùng rốn nguy hiểm không?

Viêm nhiễm, lỡ loét và đau là dấu hiệu rõ rệt của nhiễm trùng rốn. Do chủ quan nên vệ sinh khu vực này không sạch sẽ, các vi khuẩn có hại cùng bụi bẩn tích đọng sẽ dẫn đến tình trạng trên. Bệnh này xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh, nhưng người lớn đôi khi cũng mắc phải.Da bị loét, trầy xước, ngứa hoặc mẫn đỏ sẽ gây đau rát ở vùng rốn. Đôi khi, rốn có thể bốc mùi hôi thối rất mất vệ sinh, gây giảm sự tự tin của người bệnh và ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt hằng ngày. Nguy cơ này còn cao hơn đối với những ai xỏ khuyên rốn.Hãy luôn giữ rốn của bạn sạch sẽ và khô ráo. Mồ hôi, bụi bẩn có thể tích tụ lại trên quần áo và bám trên da bạn. Do đó, bạn cần tránh mặc quần áo chật, bẩn hay ẩm ướt. Ngoài ra, bạn cần hạn chế lượng đường trong chế độ ăn uống, đặc biệt nếu bạn bị đái tháo đường. Nguyên do là như đã đề cập ở trên, mức đường huyết quá cao làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Nếu rốn của bạn bị nhiễm trùng do xỏ khuyên, hãy tháo món đồ trang sức này ra. Ngâm một miếng bông trong dung dịch cồn, oxy già hay nước ấm có pha xà phòng kháng khuẩn, dùng nó để rửa rốn của bạn. Hãy cố gắng giữ cho khu vực này luôn sạch sẽ và khô ráo, tránh mặc quần áo chật vì có thể gây kích ứng vùng bị nhiễm trùng. Nếu những phương pháp này không hiệu quả, bạn nên đến gặp bác sĩ.

Đối với bệnh lí ở rốn thường không mấy người bắt gặp, tuy nhiên nếu đã mắc phải bệnh lí về rốn chắc hẳn nhiều người không khỏi hoang mang. Trong đó, tình trạng rốn có mùi hôi cũng là một trong những tình trạng khiến người bệnh lo lắng.

Nguyên nhân gây hôi rốn đầu tiên mà bạn nên nghĩ đến là do bạn vệ sinh lỗ rốn không đúng cách hay lâu ngày không vệ sinh lỗ rốn. Chất bẩn trong rốn được hình thành do tuyền mồ hôi và chất bẩn trong quá trình sinh hoạt. Tuy nhiên, do rốn nằm ở vị trí khó vệ sinh nên thông thường, nhiều bạn không để ý đên bộ phận này. Đây là lí do khiến cho rốn lâu ngày không được vệ sinh nên hình thành nhiều chất bẩn.

Lượng chất bẩn mà tích tụ lâu ngày sẽ gây ra mùi hôi khó chịu. Thậm chí đối với những trường hợp nặng hơn, vi khuẩn sinh sôi nảy nở nhiều, chất bẩn ở rốn sẽ khiến cho rốn gặp tình trạng ngứa hay chảy mủ.

Hiểu biết về hiện tượng rốn người lớn có mùi hôi. Lượng chất bẩn mà tích tụ lâu ngày sẽ gây ra mùi hôi khó chịu

Còn một nguyên nhân nữa khiến cho rốn có mùi hôi là do tuyến mồ hôi hoạt động quá công suất, tiết ra quá nhiều mồ hôi khiến cho không chỉ rốn mà cả cơ thể đều có mùi. Ngoài ra tình trạng rốn có mùi hôi cũng là một dấu hiệu báo động một căn bệnh nào đó ở rốn ví dụ viêm đang rốn. Có thể nói việc rốn ở người lớn có mùi hôi không phải là hiện tượng nguy hiểm, nhưng chúng cũng ẩn chứa khá nhiều bất tiện, khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti và lo lắng. Vì vậy, tìm cách điều trị rốn có mùi hôi là điều cần phải làm.

Tìm hiểu về chất bẩn ở rốn

Với những thông tin trên thì nhiều người nghĩ rằng phải luôn luôn lấy chất bẩn ở rốn, rốn càng sạch sẽ càng tốt. Tuy nhiên đó không phải là những gì mà bài viết muốn thể hiện. Chúng ta chỉ nên lấy chúng trong trường hợp chất bẩn ở rốn quá nhiều, gây nên mùi hôi khó chịu. Trong những trường hợp khác nhau, các chất bẩn ở rốn là một loại chất tự nhiên giúp bảo vệ rốn khỏi xâm nhập của các vi khuẩn có hại. Cùng với đó trong quá trình lấy chất bẩn ở rốn, nhiều người có thể tác động mạnh như chọc, ngoáy vào phần vào bộ phận nhạy cảm này của cơ thể. Khiến cho bộ phận này bị tổn thương và có thể tổn thương nghiêm trọng.

Bạn nên biết, nếu ngoáy rốn nhiều, hoặc trong trường hợp vệ sinh không sạch sẽ khiến da bị tổn thương dẫn đến viêm nhiễm. Thậm chí có thể khiến cho nhiều vi khuẩn xâm nhập vào mạch máu qua đường lỗ rốn. Qua đó có thể thấy bạn không cần phải vệ sinh lỗ rốn thường xuyên. Chỉ khi nào chất bẩn ở rốn quá nhiều. Và bạn thật sự muốn vệ sinh lỗ rốn thì mới nên tiến hành việc này.

Vệ sinh lỗ rốn tránh mùi hôi một cách an toàn

Nếu vệ sinh không đúng cách khiến cho lỗ rốn có nhiều nguy hiểm như vậy, thì vệ sinh như thế nào mới là an toàn? Để vệ sinh ở lỗ rốn thì bạn cần phải thực hiện một cách nhẹ nhàng. Với những lỗ rốn nông thì có thể dùng nước trực tiếp để vệ sinh. Còn đối với những lỗ rốn sâu thì chất bẩn dễ bị kẹt trong phần nếp nhăn của rốn bên trong. Chính vì vậy, bạn cần phải dùng bông ngoáy tai và pha chút sữa tắm hoặc xà phòng để vệ sinh lỗ rốn. Sau khi vệ sinh xong thì dùng khăn mềm lau khô.

Hiểu biết về hiện tượng rốn người lớn có mùi hôi. Với những lỗ rốn nông thì có thể dùng nước trực tiếp để vệ sinh

Đặc biệt, khi làm vệ sinh lỗ rốn không nên dùng lực mạnh, không dùng tay móc ngoáy, động tác phải nhẹ nhàng. Do lỗ rốn không chịu được lạnh, bạn nên dùng nước ấm, và lập tức lau khô sau khi vệ sinh. Không để bụng và lỗ rốn bị tiếp xúc với không khí lạnh trong thời gian dài.

Trong các bộ phận trên cơ thể, rốn có lẽ là một trong những nơi ít được quan tâm tới nhất. Hầu hết mọi người chỉ chú ý tới sức khỏe khu vực này khi chúng xuất hiện dấu hiệu bất thường nên không chú ý làm sạch rốn thường xuyên.

  • Cứu sống một thai nhi có nút thắt dây rốn hiếm gặp ở sản phụ mang thai lần 3
  • Cấp cứu kịp thời trường hợp nguy hiểm: Mẹ nhập viện trong tình trạng thai 40 tuần 3 ngày bị thiếu ối, thai kém phát triển, thắt nút dây rốn
  • 5 phút cứu sản phụ mang song thai sa dây rốn nguy hiểm: Cứ 300 trẻ lại có 1 trẻ mắc phải

Giống nách, rốn vừa nằm ở nơi bí khí vừa là nơi tích tụ nhiều tế bào chết và thậm chí chứa hơn 60 loại vi khuẩn. Theo Todd Minars, chuyên gia y khoa kiêm phó giáo sư khoa da liễu tại Đại học Y Miami, sự tích tụ của mồ hôi lẫn bụi bẩn thường gây nên mùi hôi. Do đó, bạn chỉ cần làm sạch rốn định kỳ để giải quyết tình trạng này.

Tuy nhiên, nếu việc làm sạch vẫn không đem lại hiệu quả hoặc thậm chí xuất hiện các triệu chứng khác như đỏ, rát, sưng hoặc chảy dịch, mọi người đừng ngại ngần tới khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến rốn có mùi hôi và biện pháp khắc phục:

1. Bụi bẩn

Trên thực tế, một số người cần vệ sinh khu vực này liên tục và thường xuyên hơn người khác. Do họ sở hữu những nếp gấp sâu ở nơi dây rốn bị thắt nút, vi khuẩn có thể dễ dàng tấn công, tận dụng khu vực này để ẩn náu và phát triển. Nếu nằm trong nhóm người này, bạn nên vệ sinh kỹ rốn hàng ngày bằng xà phòng nhằm loại bỏ mùi hôi tận gốc.

  • 5 phút cứu sản phụ mang song thai sa dây rốn nguy hiểm: Cứ 300 trẻ lại có 1 trẻ mắc phảiĐọc ngay

2. Xơ vải mắc kẹt trong rốn

Những vật thể mắc kẹt trong rốn, đặc biệt xơ vải, cũng là nguyên nhân khiến bộ phận này có mùi hôi bất thường. Trong đó, loại xơ có thể gây mùi nhất là cotton do chúng sở hữu đặc tính hút ẩm cao. Vì vậy, nếu rốn tích tụ nhiều cotton, bạn sẽ nhận thấy khu vực này có mùi hôi khi đổ mồ hôi liên tục.

Cách khắc phục đơn giản nhất là kiểm tra rốn sau khi mặc các loại quần áo làm từ cotton hoặc vải dễ gây mùi như polyester.

Những vật thể mắc kẹt trong rốn, đặc biệt xơ vải, cũng là nguyên nhân khiến bộ phận này có mùi hôi bất thường.

3. Nhiễm nấm

Candida là loại nấm luôn luôn hiện diện trên da của con người và thường vô hại. Theo chuyên gia Todd, tuy vậy, trong điều kiện thích hợp dưới sự tác động của môi trường và độ ẩm, chúng sẽ ảnh hưởng tới rốn và có thể phát triển thành nhiễm trùng nấm men toàn thân. Đây là lý do tại sao mọi người nên làm sạch da thường xuyên, đặc biệt là những khu vực sở hữu nhiều nếp gấp.

Những người mắc bệnh tiểu đường và có hệ thống miễn dịch hoạt động kém hiệu quả dễ bị nhiễm trùng nấm men tấn công. Bác sĩ Sperling cho biết, vì cơ thể không đủ khả năng chống nấm, rốn có thể chịu ảnh hưởng và xuất hiện mùi hôi bất thường.

Ngoài dấu hiệu về mùi, phát ban, cảm thấy nóng rát và chảy dịch ở rốn cũng là triệu chứng của,hiện tượng nhiễm nấm.

4. U nang

U nang là những khối chứa dịch có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể, bao gồm cả khu vực rốn. Ví dụ, u nang biểu mô hình thành khi lớp tế bào trên cùng của da mất khả năng tự tái tạo. Khối u di chuyển sâu hơn vào da, tích tụ và gây sưng.

U nang bã nhờn, còn gọi là u nang biểu bì, xuất hiện trên da khi các tuyến bã nhờn hoạt động bất thường. Hầu hết tình trạng này không cần can thiệp và điều trị. Tuy nhiên, tùy thuộc vào vị trí của khối u, nó có thể tạo cảm giác khó chịu hoặc gây mùi hôi khi vỡ nang. Để giải quyết tình trạng này, bạn cần tới gặp bác sĩ và không nên tự giải quyết khối u tại nhà do có thể dẫn tới nhiễm trùng.

5. Xỏ rốn

Xỏ rốn có thể gây nhiễm trùng và khiến khu vực rốn có mùi hôi.

Xỏ rốn có thể gây nhiễm trùng và khiến khu vực rốn có mùi hôi. Hơn nữa, việc làm này cũng tạo điều kiện cho các u nang phát triển, gây viêm hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng.

Các dấu hiệu nhiễm trùng khác bao gồm sưng đỏ quanh vùng rốn, lỗ xỏ, đau, tiết dịch vàng hoặc xanh lá.

  • Nhiều bệnh nhân bị nhiễm trùng do xăm hình, lời cảnh báo từ bác sĩ da liễuĐọc ngay

Biện pháp làm sạch rốn tốt nhất

Ngoài thói quen vệ sinh rốn thường xuyên khi tắm, mọi người nên tích cực thực hiện những việc làm giúp đảm bảo khu vực này thoáng mát không bị bí khí.

Theo bác sĩ Sperling, hãy nhẹ nhàng làm sạch rốn thường xuyên bằng xà phòng và nước. Đối với người sở hữu nhiều nếp gấp trên da, hãy sử dụng tăm bông để hỗ trợ quá trình vệ sinh. Mọi người cũng cần đặc biệt lưu ý tránh chà xát mạnh gây kích ứng hoặc nhiễm trùng.

Khi đã loại bỏ xong bụi bẩn, rửa sạch rốn và lau khô. Nước đọng tích tụ tại khu vực này có thể gây nên các vấn đề về da và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

[Nguồn: Pre]

Nghẹt thở cứu trẻ sơ sinh dây rốn quấn 4 vòng quanh cổ

Video liên quan

Chủ Đề