Tại sao ở nước ta giao thông vận tải đường biển đóng vai trò quan trọng

Việt Nam nằm ngay cạnh biển Đông – một “cầu nối” thương mại đặc biệt quan trọng trên bản đồ hàng hải thế giới. Trong 39 tuyến đường hàng hải hiện đang hoạt động trên thế giới thì có 29 tuyến đi qua địa phận biển Đông. Trong 10 tuyến hàng hải lớn nhất thế giới thì khu vực biển Đông có 1 tuyến đi qua và 5 tuyến có liên quan. Trung bình mỗi ngày có 250-300 lượt tàu biển vận chuyển qua biển Đông, trong đó, có hơn 50% tàu có trọng tải trên 5.000DWT, khoảng 15-20% tàu có trọng tải từ 30.000DWT trở lên, chiếm ¼ lưu lượng tàu hoạt động trên các vùng biển của thế giới.

Hàng năm, có khoảng 50% sản lượng dầu thô và các sản phẩm của toàn cầu được chuyên chở qua biển Đông. Khu vực biển Đông cũng có những eo biển quan trọng đối với nhiều nước, trong đó eo biển Malacca là eo biển nhộn nhịp thứ 2 trên thế giới [sau eo biển Hormuz].

Xét về vị trí địa lý chiến lược, an ninh, giao thông hàng hải và kinh tế, biển Đông rất quan trọng đối với nhiều nước trong khu vực châu Á nói riêng và trên thế giới nói chung. Hàng năm, Mỹ có 90% hàng hóa nội địa và của các nước đồng minh chuyên chở qua biển Đông; 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và 45% hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản; khoảng 60% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Trung Quốc… được vận chuyển bằng con đường này. Đặc biệt, nền kinh tế Singapore hầu như phụ thuộc sống còn vào con đường biển Đông.

Đối với VN, dọc theo 3.260km bờ biển Đông có nhiều khu vực xây dựng cảng biển, trong đó, một số nơi có thể xây dựng cảng nước sâu như: Cái Lân và một số điểm ở khu vực vịnh Hạ Long và Bái Tử Long, Lạch Huyện, Đình Vũ, Cát Hải, Đồ Sơn, Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn La, Vũng Áng, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Vân Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải…

Ngoài ra, cùng với sự hình thành mạng lưới cảng biển, các tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa [đặc biệt là các tuyến đường xuyên Á] cho phép vùng biển và ven biển VN có khả năng chuyển tải hàng hóa nhập khẩu tới mọi miền đất nước một cách nhanh chóng và thuận lợi. Hàng hóa xuất và nhập khẩu của VN sẽ không cần phải quá cảnh qua những nước láng giềng. Ngược lại, hàng hóa của vùng Đông Bắc Thái Lan, Lào, Campuchia và tỉnh Vân Nam [Trung Quốc] xuất khẩu sang những nước khác có tiềm năng quá cảnh và tạm thời lưu kho trên lãnh thổ VN, Thái Lan, Myanmar và tỉnh Quảng Tây [Trung Quốc].

Vận tải Việt Nam Trên bản đồ hàng không Đông Nam Á

Trên bản đồ hàng không Đông Nam Á, 3 cảng trong số những cảng lớn nhất thế giới bao gồm Singapore, Hồng Kông và Cao Hùng [Đài Loan] đều cách Thủ đô Hà Nội và TP.HCM gần 2 giờ bay. Không những thế, thủ đô của tất cả các nước ASEAN [trừ Jakarta – Thủ đô của Indonesia] đều cách TP.HCM gần 2 giờ bay. Miền Nam Trung Quốc, vùng có kinh tế phát triển mạnh nhất của nước này, cũng nằm trọn trong tầm 2 giờ bay từ Hà Nội. Đài Bắc và Dakka [thủ đô Bangladesh] tương tự chỉ cách Hà Nội hơn 2 giờ bay.

Vận tải Việt Nam Trên đường bộ Xuyên Á

VN nằm trên tuyến đường bộ Xuyên Á dài 140.479km. Trong đó, chiều dài tuyến đường này trên lãnh thổ VN là 2.678km. Tuyến đường bộ Xuyên Á do Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á – Thái Bình Dương thuộc Liên Hiệp Quốc [ESCAP] khởi xướng nhằm mục đích nối liền các tuyến đường cao tốc châu Á, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương đường bộ giữa các nước khu vực châu Á và châu Âu.

Không những thế, VN cũng nằm trên Hành lang kinh tế Đông Tây [EWEC]. Về mặt địa lý, trục chính của hành lang là tuyến đường bộ dài 1.450km nối Đà Nẵng [VN] ở phía Đông với Mawlamyine [Myanmar] ở phía Tây, cắt ngang miền Trung và miền Bắc Lào, Đông Bắc Thái Lan. Hành lang giao thông này sẽ là tuyến đường huyết mạch đi qua miền trung du Đông Nam Á trên trục giao thông Đông – Tây và quan trọng là nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương với cự ly không thể ngắn hơn. Tháng 6.2009, Hành lang Kinh tế Đông Tây đã được khai thông cho phép các xe tải chở hàng của Thái Lan và VN có thể đi vào lãnh thổ của nhau để giao và nhận hàng. Sự kiện này đã tạo ra tiềm năng lớn cho hoạt động vận chuyển nhanh chóng và hiệu quả với chi phí thấp.

Vận tải Việt Nam Trên tuyến đường sắt Xuyên Á

VN cũng nằm trên tuyến đường sắt Xuyên Á đi từ Singapore, qua Malaysia, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, VN và Côn Minh [Trung Quốc]. Tuyến đường sắt Xuyên Á dài khoảng 114.000km, nối liền 28 quốc gia, được đánh giá là một trong những dự án giao thông chủ yếu của ASEAN nhằm thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa và du lịch của các nước trong khu vực. Tuyến đường sắt Xuyên Á sẽ mở ra con đường thương mại kết nối Trung Quốc với Đông Nam Á, Trung Đông và châu Âu. Trong bối cảnh ngày càng có nhiều nhà máy tại Trung Quốc được chuyển vào sâu trong đất liền và cách xa các cảng biển lớn để tiết kiệm chi phí nhân công, đường sắt sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong giao thương giữa 2 châu lục Á – Âu.

Từ lâu, ngành vận tải đường biển đóng một vai trò đặc biệt quan trọng, không chỉ đối với nền kinh tế đất nước mà còn đối với xã hội, chính trị, đối nội-đối ngoại, góp phần mở rộng giao thương với các nước phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, không phải bất cứ doanh nghiệp hay tổ chức kinh doanh, cá nhân nào cũng hiểu rõ vai trò của vận tải biển, thậm chí nhiều người còn lo ngại việc chuyển hàng trên biển không mang lại lợi ích cao về mọi mặt, đó là chưa kể tới việc khó khăn về thời tiết, về lịch trình tàu di chuyển rất dễ khiến cho hàng hóa bị trì trệ, ách tắt,…

Chính những quan điểm và nhìn nhận chủ quan này mà hiện tại vẫn còn không ít doanh nghiệp lựa chọn sai phương thức vận chuyển hàng đi xa khiến mức chi phí chi trả, mức bù lỗ vượt quá ngân sách dự trù trước đó. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vai trò của vận tải đường biển trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế và thương mại hóa, Ratraco Solutions xin thông tin nhanh một số vấn đề đáng quan tâm hiện nay.

Đứng trước xu thế toàn cầu hóa hiện nay, ngành vận tải biển đã dần trở thành một trong những phương thức hữu hiệu để thực hiện việc luân chuyển hàng hóa giữa các quốc gia với nhau. Bởi thế cho nên đây được xem như loại hình vận tải có nhiều đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế quốc tế.

Ở tại Việt Nam, dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có thể coi là một trong những ngành “chủ lực”. Xuất hiện từ khá sớm, vận tải biển đã dần trở thành yếu tố chủ chốt trong tăng trường kinh tế của nước ta. Đặc biệt, cùng với số lượng lớn tàu hàng siêu tải trọng, vai trò của vận tải biển trong phát triển kinh tế là hoàn toàn không thể phủ nhận.

Vận tải hàng đường biển có vai trò đặc biệt quan trọng với sự phát triển kinh tế đất nước.

Vận tải biển cũng chính phương tiện cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và phân phối sản phẩm đi khắp các khu vực trong & ngoài nước.

Có thể nói, loại hình vận tải này là nền tảng để thúc đẩy phát triển sản xuất của nhiều ngành kinh tế. Cũng từ đó đã góp phần tạo mọi điều kiện hình thành và phát triển cho nhiều ngành công nghiệp quốc gia. Không chỉ vậy, vận tải biển còn mang lại nguồn thu không nhỏ vào ngân sách Nhà nước.

Theo đó, mỗi tàu hàng khi vào lãnh hải quốc gia đều phải trả chi phí, nhờ vậy mà cũng góp phần thúc đẩy nền kinh tế thị trường càng ngày càng phát triển lên một tầm cao mới. Đáng nói hơn cả là vận tải biển cũng mở ra nhiều cơ hội việc làm trong thời gian qua, từ đó đưa ngành vận tải trở thành yếu tố quan trọng trong việc giải quyết hiệu quả tình trạng đói nghèo, thất nghiệp.

Đồng thời, đây còn là phương thức góp phần thúc đẩy các mối quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và mở rộng thị trường.

Hiện tại, vận chuyển hàng hóa đang có nhiều phương thức khác nhau như: vận chuyển bằng đường bộ [tức chuyển hàng bằng xe tải], vận chuyển đường sắt, đường hàng không, đường biển,…Trong số đó thì vận chuyển bằng đường biển chiếm vai trò khá quan trọng và đang sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội đáng kể như:

  • Các khoản chi phí xây dựng, cải tạo, bảo dưỡng thấp do giao thông là tự nhiên
  • Mức cước phí vận chuyển thấp hơn nhiều so với các loại phương tiện vận tải thông dụng khác
  • Khả năng sử dụng để vận chuyển các container chuyên dụng thường khá cao.
Một trong những thế mạnh của vận tải biển là chuyên chở được Container khối lượng lớn.
  • Vận tải bằng đường biển có thể chuyên chở hàng hóa của các phương tiện lớn, chở được nhiều loại hàng hóa khác nhau với số lượng tương đối lớn
  • Góp phần phát triển mối quan hệ với các nước và thực hiện đường lối kinh tế đối ngoại của Nhà nước, góp phần tăng thu ngoại tệ…

Tóm lại, vận tải đường biển là cầu nối giữa các quốc gia trên thế giới, chiếm giữ vai trò quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội, ngoại giao. Vì vậy, nhà nước cần quan tâm và đầu tư đến vận tải biển nhiều hơn.

Ngoài việc sở hữu những thế mạnh về tự nhiên như đã nói thì vận tải đường biển vẫn còn tồn tại nhiều điểm yếu, chưa phát huy được hết khả năng sẵn có, cụ thể như là:

  • Đơn vị vận chuyển hàng hóa chưa có kinh nghiệm đi biển dài ngày nên khi sự cố chẳng may xảy ra sẽ không biết cách xử lý nên rất bất tiện và nguy hiểm trong quá trình vận tải
  • Mỗi quốc gia đều có luật hàng hải khác nhau, không đồng nhất nên đôi khi việc hoàn thành thủ tục, giấy tờ để xuất nhập khẩu là rất khó khăn. Đó là chưa kể, người vận chuyển còn gặp phải những rắc rối tại các quốc gia, từ đó gây ra một số xung đội không đáng có về Chính trị
  • Vận chuyển hàng hóa có giá cước rẻ nhưng thời gian di chuyển lại khá lâu và tùy vào vị trí địa lý xa hay gần, phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, từ đó khiến hàng hóa bị hư hại hoặc đến nơi giao nhận hàng trễ.
Tuy có mức cước phí vận chuyển rẻ nhưng vận tải hàng đường biển có thời gian di chuyển khá lâu.

Vận tải biển là giải pháp hữu hiệu nhất cho vận chuyển hàng hóa xuyên quốc gia. Đường biển được xem như con đường di chuyển phù hợp với các loại hàng, sản phẩm trên thị trường nên vận tải đường biển có tầm quan trọng rất lớn trong trao đổi, buôn bán hàng hóa nội địa và quốc tế. Vận chuyển hàng hóa đường biển hiện nay đang là một trong những ngành chủ lực của Việt Nam và đạt được rất nhiều thành tựu nổi bật. Nhiều đơn vị còn tăng cường trang bị lượng lớn tàu hàng siêu tải trọng, có công suất lớn và động cơ mạnh, có thể chở được các mặt hàng khối lượng lớn & đa dạng chủng loại. Dưới đây là những vai trò cụ thể đối với xã hội, kinh tế, chính trị và đối nội-đối ngoại:

  • Đối với xã hội: Mở ra nhiều cơ hội việc làm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu tìm việc của nhiều người trong thời gian vừa qua. Từ đó, có thể thấy rằng, ngành vận tải biển đã giải quyết được các vấn đề “nhức nhối” của xã hội như đói nghèo, thất nghiệp, góp phần tạo ra xu hướng hoàn toàn mới cho người dân trong học tập và làm việc.
  • Đối với kinh tế: Vận tải biển cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất, thậm chí vận chuyển hàng hóa đi buôn bán với khu vực khác. Đây quả thực là nền tảng giúp phát triển, thúc đẩy sản xuất của các ngành, từ đó mở ra thị trường lớn cho lĩnh vực kinh doanh trong nước. Bên cạnh đó, nó còn tạo điều kiện hình thành và phát triển thêm những ngành nghề mới, đem lại nguồn lợi khổng lồ cho ngân khố mỗi quốc gia nhờ thu chi phí khi tàu hàng đi vào phạm vi lãnh hải của nước đó.
Vận chuyển hàng bằng tuyến đường biển phát triển kéo theo sự phát triển hiệu quả về mặt kinh tế.
  • Đối với chính trị: Đây như là cầu nối chính trị giữa các nước trên thế giới và là phương tiện đánh giá, thăm dò hiệu quả động thái của các quốc gia
  • Đối với lĩnh vực đối ngoại – đối nội: Góp phần mở ra con đường giao thương thuận lợi với các nước trên thế giới nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường và mối quan hệ để tăng cường sự hợp tác hữu nghị giữa các quốc gia. Riêng với đối nội, vận tải nội địa cũng góp phần quan trọng trong phương thức vận tải hàng hóa của nước ta.

Xem thêm

Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu cần thiết như thế nào trong vận tải đường biển

  • Vận tải biển còn chịu nhiều tác động từ điều kiện tự nhiên như sóng thần, lũ lụt, mưa, bão vì quãng đường di chuyển dài lại qua nhiều vùng khí hậu rất khác nhau. Các yếu tố này cũng không diễn ra theo đúng một quy luật nào nên rất khó kiểm soát. Ngày nay, tuy khoa học kỹ thuật càng ngày càng phát triển, có thể dự báo trước về thời tiết nhưng rủi ro vẫn có khả năng xảy ra
  • Trong quá trình vận chuyển đôi khi những rủi ro, trục trặc về kỹ thuật vì sai xót trong thiết kế chế tạo, bảo dưỡng tàu. Các tàu biển hoạt động tương đối độc lập giữa vùng không gian rộng lớn nên nếu sự cố xảy ra, có thể việc cứu hộ, cứu nạn rất khó khăn. Mặt khác thị trường hàng hải thường khá lớn và nhất là hiện nay số lượng tàu đưa vào khai thác càng ngày càng nhiều, trọng tải tàu ngày càng lớn và giá trị hàng hóa tăng cao nên việc xảy ra tổn thất, rủi ro là rất khó nói trước.
Bảo hiểm hàng hóa đường biển đóng một vai trò cực kỳ quan trọng và cần thiết về mọi mặt.
  • Đường vận tải dài nên các tàu phải dừng chân ở nhiều cảng thuộc các quốc gia khác nhau nên khả năng chịu ảnh hưởng bởi các chính sách pháp luật của quốc gia đó là rất lớn. Nhất là những quốc gia đang có chiến tranh, đình công quan hệ ngoại giao không tốt đối với quốc gia sở hữu tàu hoặc hàng hoá chuyên chở trên tàu
  • Người chuyên chở cũng có thể gây ra tổn thất cho hàng hóa do sai sót. Đa phần đại bộ phận các công ước về các loại hàng hoá vận chuyển bằng đường biển và luật hàng hải các quốc gia trên thế giới, kể cả hàng hải Việt Nam, đều cho phép người chuyên chở giới hạn trách nhiệm bồi thường. Vậy nên, các nhà xuất nhập khẩu không bù đắp được thiệt hại thực tế xảy ra.

Nhằm khắc phục kịp thời những rủi ro, tổn thất, một mặt người ta ngày càng hiện đại hoá, nâng cao chất lượng các đội tàu, mặt khác phải tiêu đến một biện pháp hữu hiệu để giải quyết các thiệt hại bằng bù đắp kinh tế, là thông qua bảo hiểm – hình thức phân tán rủi ro theo nguyên lý cộng đồng.

Ngay từ rất sớm, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đã ra đời, được ủng hộ, thừa nhận và phát triển không ngừng. Mãi cho đến nay thì bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển đã có bề dày lịch sử lâu năm và trở thành tập quán thương mại quốc tế không thể thiếu được trong hoạt động ngoại thương.

Theo như những thông tin mà Ratraco Solutions đã vừa chia sẻ ở trên, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu vai trò của vận tải hàng hóa bằng đường biển trong điều kiện phát triển kinh tế tại Việt Nam hiện nay là như thế nào để tiếp tục đẩy mạnh áp dụng phương thức vận tải tiết kiệm chi phí tối đa và đồng thời mang lại hiệu quả nhất trong kinh doanh.

Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không hay đường biển, chắc chắn bên cạnh những thế mạnh thì cũng không tránh khỏi những hạn chế, vướng mắc, những khó khăn còn tồn động. Song, một khi đã tìm ra được hướng đi, hướng khắc phục tốt nhất để đáp ứng mọi nhu cầu vận chuyển hàng thì mọi thứ không còn là trở ngại.

Đặc biệt, khi doanh nghiệp của bạn tin tưởng lựa chọn RatracoSolutions Logistics làm đơn vị hỗ trợ dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường biển, chúng tôi sẽ cam kết mang lại những giá trị phục vụ tốt nhất cùng chi phí cạnh tranh với nhiều đơn vị cung cấp dịch vụ khác trên thị trường. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ ngay theo số điện thoại và email bên dưới để được tư vấn tận tình nhất nhé.

Thông tin liên hệ Ratraco Solutions

  • Hotline:  0965 131 131
  • Email:  [email protected]

TPHCM:

Bình Dương:

  • Địa chỉ: Ga Sóng Thần
  • Điện thoại : 0901 411 247 - 0909 876 247

Đồng Nai:

  • Địa chỉ: Ga Trảng Bom
  • Điện thoại : 0909 986 247 - 0909 876 247

Bình Định:

  • Địa chỉ: Ga Diêu Trì
  • Điện thoại : 0901 411 247 - 0909 986 247

Đà Nẵng:

  • Địa chỉ:  Ga Đà Nẵng
  • Điện thoại : 0909 199 247 - 0906 354 247

Nghệ An:

  • Địa chỉ:  Ga Vinh, Nghệ An
  • Điện thoại : 0901 100 247 - 0902 486 247

Hà Nội:

  • Địa chỉ: Ga Đông Anh, Hà Nội
  • Điện thoại : 0902 486 247 - 0901 100 247

Trung Quốc:

  • Địa chỉ:  Ga Bằng Tường, Quảng Tây, Trung Quốc
  • Điện thoại : 0909 949 247

Liên hệ trực tuyến:

Video liên quan

Chủ Đề