Tại sao nước ta phải phát huy hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới

Để phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững cần phải làm gì?

Bạn đọc Đinh Hải Hà, địa chỉ hỏi: Để phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững cần phải làm gì?

Trả lời:

Để phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững, cần phải:

- Khai thác lợi thế của nền nông nghiệp nhiệt đới để phát triển sản xuất hàng hóa lớn với năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao.

- Gắn kết chặt chẽ, hài hoà lợi ích giữa người sản xuất, người chế biến và người tiêu thụ, giữa việc áp dụng kỹ thuật và công nghệ với tổ chức sản xuất, giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới.

- Đổi mới cơ bản phương thức tổ chức kinh doanh nông sản, trước hết là kinh doanh lúa gạo; bảo đảm phân phối lợi ích hợp lý trong từng công đoạn từ sản xuất đến tiêu dùng.

- Phát triển hệ thống kho chứa nông sản, góp phần điều tiết cung cầu.

- Tiếp tục đổi mới, xây dựng mô hình tổ chức để phát triển kinh tế hợp tác phù hợp với cơ chế thị trường.

- Kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đất nông nghiệp, nhất là đất trồng lúa sang sử dụng vào mục đích khác đi đôi với việc bảo đảm lợi ích của người trồng lúa và địa phương trồng lúa.

- Bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ và giống phù hợp với nhu cầu thị trường và giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Phát triển các hình thức bảo hiểm phù hợp trong nông nghiệp.

- Đẩy nhanh áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại trong sản xuất, chế biến, bảo quản; ưu tiên ứng dụng công nghệ sinh học để tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi và quy trình sản xuất đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, tăng nhanh giá trị gia tăng trên một đơn vị đất canh tác. Hỗ trợ phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao.

- Đẩy mạnh chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, bảo đảm chất lượng và an toàn dịch bệnh.

- Phát triển lâm nghiệp bền vững. Quy hoạch và có chính sách phát triển phù hợp các loại rừng: rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng với chất lượng rừng được nâng cao.

- Nhà nước đầu tư và có chính sách đồng bộ để quản lý và phát triển rừng phòng hộ và rừng đặc dụng, đồng thời bảo đảm cho người nhận khoán chăm sóc, bảo vệ rừng có cuộc sống ổn định.

- Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng sản xuất; gắn trồng rừng nguyên liệu với công nghiệp chế biến ngay từ trong quy hoạch và dự án đầu tư; lấy nguồn thu từ rừng để phát triển rừng và làm giàu từ rừng.

- Khai thác bền vững, có hiệu quả nguồn lợi thủy sản, phát triển đánh bắt xa bờ, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường biển.

- Phát triển nuôi trồng thủy sản theo quy hoạch tập trung vào nhưng sản phẩm có thế mạnh, có giá trị cao; xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng vùng nuôi; đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và chế biến, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu vệ sinh, an toàn thực phẩm.

- Xây dựng ngành thủy sản Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Gợi ý làm bài

- Các tập đoàn cây, con dược phân bố phù hợp hơn vơi các vùng sinh thái nông nghiệp.

- Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng, với các giống cây ngắn ngày, chịu được sâu bệnh và có thể thu họach trước mùa bão, lụt hay hạn hán.

- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh họat động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản. Việc trao đổi nông sản giữa các vùng ngày càng mở rộng và có hiệu quâ.

- Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu [gạo, cà phê, cao su, hoa quả...] là phương hướng quan trọng để phát huy thế mạnh nông nghiệp nhiệt đới.

Nông nghiệp nhiệt đới được thể hiện rõ :
- Hoạt động nông nghiệp có thể thực hiện suốt năm.
- Sản phẩm nhiệt đới chiếm ưu thế tuyệt đối trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp.
- Có thể thực hiện các biện pháp tích cực trong nông nghiệp như luân canh, xen canh, tăng vụ, gối vụ.
- Cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm thay đổi theo sự phân hoá của khí hậu [theo mùa, theo độ vĩ và độ cao].
- Các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng phụ thuộc vào sự phân hoá của địa hình và đất đai.
- Sự bấp bênh của nông nghiệp tăng lên do tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu.
b] Nền nông nghiệp nhiệt đới ngày càng được khai thác có hiệu quả
- Các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp [các vùng chuyên canh].
- Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng với các giống ngắn ngày, các giống chịu hạn, chịu sâu bệnh.
- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ công tác vận tải, chế biến, bảo quản.
- Việc đẩy mạnh xuất khẩu nông sản nhiệt đới sang các vùng có độ vĩ lớn hơn.  
2. Phát triển nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hoá góp phần nâng cao hiệu quả của nông nghiệp nhiệt đới
Nông nghiệp nước ta đang song hành tồn tại hai nền nông nghiệp : Nông nghiệp cổ truyền và nông nghiệp sản xuất hàng hoá.
a] Nông nghiệp cổ truyền
- Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công, sử dụng nhiều sức người, năng suất thấp.
- Sản xuất nhỏ, manh mún, mang tính tự cấp tự túc.
- Tồn tại ở những vùng mà điều kiện còn nhiều khó khăn.
- Đang ngày càng bị thu hẹp.
b] Nông nghiệp sản xuất hàng hoá
- Sản xuất lớn, thâm canh, sử dụng nhiều máy móc vật tư, năng suất cao.
- Sản phẩm là hàng hoá giao lưu trên thị trường nên gắn chặt với thị trường.
- Người nông dân không những quan tâm đến sản lượng mà quan tâm nhiều hơn đến hiệu quả sản xuất.          
- Phát triển ở những vùng có điều kiện thuận lợi, ngày càng mở rộng phát triển.
3. Kinh tế nông thôn đang có sự chuyển dịch
a] Hoạt động nông nghiệp là bộ phận chính của kinh tế nông thôn
- Kinh tế nông thôn dựa chủ yếu vào hoạt động nông lâm ngư nghiệp.
- Hoạt động phi nông nghiệp có xu hướng tăng dần trong cơ cấu kinh tế nông thôn.
b] Hiện nay kinh tế nông thôn bao gồm nhiều thành phần
- Các doanh nghiệp nông, lâm, thuỷ sản.
- Các hợp tác xã nông, lâm, thuỷ sản.
- Kinh tế hộ gia đình.
- Kinh tế trang trại.
c] Kinh tế nông thôn đang có sự chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá và đa dạng hoá, trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Nông nghiệp đang được chuyên môn hoá với việc hình thành các vùng chuyên canh, phục vụ xuất khẩu.
- Nông nghiệp hiện đang ngày càng gắn với công nghiệp chế biến, ngày càng được cơ giới hoá.
- Đa dạng hoá kinh tế nông thôn cho phép khai thác tốt hơn tài nguyên, lao động và đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường.

B. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Câu 1.   Hình thành các vùng chuyên canh đã thể hiện :
              A. Sự phân bố cây trồng cho phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.
              B. Sự thay đổi cơ cấu cây trồng cho phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp.
              C. Sự khai thác có hiệu quả hơn nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta.
              D. Cơ cấu cây trồng đang được đa dạng hoá cho phù hợp với nhu cầu thị trường.
Câu 2.   Đây không phải là tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đến nông nghiệp của nước ta.
              A. Tạo điều kiện cho hoạt động nông nghiệp thực hiện suốt năm.
              B. Làm cho nông nghiệp nước ta song hành tồn tại hai nền nông nghiệp.
              C. Cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
              D. Làm tăng tính chất bấp bênh vốn có của nền nông nghiệp.
Câu 3.   Kinh tế nông thôn hiện nay dựa chủ yếu vào :
              A. Hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp.        B. Hoạt động công nghiệp.
              C. Hoạt động dịch vụ.                                 D. Hoạt động công nghiệp và dịch vụ.
Câu 4.   Thành phần kinh tế giữ vai trò quan trọng nhất trong kinh tế nông thôn nước ta hiện nay là :
              A. Các doanh nghiệp nông, lâm, thuỷ sản.
              B. Các hợp tác xã nông, lâm, thuỷ sản.
              C. Kinh tế hộ gia đình.                    D. Kinh tế trang trại.
Câu 5.   Mô hình kinh tế đang phát triển mạnh đưa nông nghiệp nước ta tiến lên sản xuất hàng hoá là :
              A. Các doanh nghiệp nông, lâm, thuỷ sản.
              B. Các hợp tác xã nông, lâm, thuỷ sản.
              C. Kinh tế hộ gia đình.                    D. Kinh tế trang trại.
Câu 6.   Đây là biểu hiện rõ nhất của việc chuyển đổi tư duy từ nền nông nghiệp cổ truyền sang nền nông nghiệp hàng hoá ở nước ta hiện nay :
              A. Nông nghiệp ngày càng được cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá.
              B. Các vùng chuyên canh cây công nghiệp đã gắn với các cơ sở công nghiệp chế biến.
              C. Từ phong trào “Cánh đồng 5 tấn” trước đây chuyển sang phong trào “Cánh đồng 10 triệu” hiện nay.
              D. Mô hình kinh tế trang trại đang được khuyến khích phát triển.
Câu 7.   Vùng cực Nam Trung Bộ chuyên về trồng nho, thanh long, chăn nuôi cừu đã thể hiện:
              A. Sự chuyển đổi mùa vụ từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng lên miền núi.
              B. Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
              C. Việc khai thác tốt hơn tính mùa vụ của nền nông nghiệp nhiệt đới.
              D. Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp hơn với các vùng sinh thái nông nghiệp.
Câu 8.   Hạn chế lớn nhất của nền nông nghiệp nhiệt đới của nước ta là :
              A. Tính mùa vụ khắt khe trong nông nghiệp.
              B. Thiên tai làm cho nông nghiệp vốn đã bấp bênh càng thêm bấp bênh.
              C. Mỗi vùng có thế mạnh riêng làm cho nông nghiệp mang tính sản xuất nhỏ.
              D. Mùa vụ có sự phân hoá đa dạng theo sự phân hoá của khí hậu.
Câu 9.   Đây là tác động của việc đa dạng hoá kinh tế ở nông thôn.
              A. Cho phép khai thác tốt hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
              B. Khắc phục tính mùa vụ trong sử dụng lao động.
              C. Đáp ứng tốt hơn những điều kiện của thị trường.
              D. Tất cả các tác động trên.
Câu 10. Dựa vào bảng số liệu : Cơ cấu kinh tế hộ nông thôn năm 2003.
[Đơn vị : %]
  Nông - lâm - thuỷ sản Công nghiệp - xây dựng Dịch vụ
Cơ cấu hộ nông thôn theo
ngành sản xuất chính
81,1 5,9 13,0
Cơ cấu nguồn thu từ hoạt
động của hộ nông thôn
76,1 9,8 14,1
              Nhận định đúng nhất là :
              A. Khu vực I là khu vực đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong các hoạt động kinh tế ở nông thôn.   
              B. Khu vực II là khu vực đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
              C. Khu vực III là khu vực đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trong các hoạt động kinh tế ở nông thôn.
              D. Nông thôn nước ta được công nghiệp hoá mạnh mẽ, hoạt động công nghiệp đang lấn át các ngành khác.
Câu 11. Sự phân hoá của khí hậu đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nông nghiệp của nước ta. Điều đó được thể hiện ở :
              A. Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
              B. Cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp khác nhau giữa các vùng.
              C. Tính chất bấp bênh của nền nông nghiệp nhiệt đới.
              D.  Sự đa dạng của sản phẩm nông nghiệp nước ta.
Câu 12. Đây là đặc trưng cơ bản nhất của nền nông nghiệp cổ truyền.
              A. Năng suất lao động và năng suất cây trồng thấp.
              B. Là nền nông nghiệp tiểu nông mang tính tự cấp tự túc.
              C. Cơ cấu sản phẩm rất đa dạng.
              D. Sử dụng nhiều sức người, công cụ thủ công.
Câu 13. Trong hoạt động nông nghiệp của nước ta, tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ :
              A. Áp dụng nhiều hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
              B. Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp ngày càng đa dạng.
              C. Đẩy mạnh hoạt động vận tải, áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến nông sản.
              D. Các tập đoàn cây con được phân bố phù hợp với điều kiện sinh thái từng vùng.
Câu 14. Xu hướng phát triển chung của kinh tế nông thôn nước ta hiện nay là :
              A. Nông lâm ngư nghiệp là hoạt động chính và ngày càng có vai trò quan trọng.
              B. Các hoạt động phi nông nghiệp ngày càng chiếm tỉ trọng lớn.
              C. Cơ cấu kinh tế nông thôn rất đa dạng nhưng kinh tế trang trại là mô hình quan trọng nhất.
              D. Mô hình kinh tế hộ gia đình đang trở thành mô hình kinh tế chính ở nông thôn.
Câu 15. Đặc điểm cơ bản của nền nông nghiệp hiện đại đang phát triển ở nước ta hiện nay là :
              A. Đang xoá dần kiểu sản xuất nhỏ manh mún.
              B. Ngày càng sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp.
              C. Người nông dân ngày càng quan tâm đến yếu tố thị trường.
              D. Tất cả các đặc điểm trên.

C. ĐÁP ÁN

1. A 2. B 3. A 4. C 5. D 6. C
7. D 8. C 9. D 10. B 11. B 12. B
13. C 14. B 15. D      

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Video liên quan

Video liên quan

Chủ Đề