Tại sao không bay thẳng qua mỹ

TPO - Chiều 16/11, đại diện Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam đã thay mặt nhà chức trách Mỹ trao chứng chỉ cho phép bay thường lệ đường bay thẳng tới nước này cho Vietnam Airlines. Sau khi nhận chứng chỉ, Vietnam Airlines sẽ khai thác chuyến bay thẳng thường lệ đầu tiên trên đường bay Việt - Mỹ từ ngày 28/11, tần suất 2 chuyến/tuần.

Như vậy, sau hơn 20 năm triển khai kế hoạch bay thẳng, Vietnam Airlines trở thành hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam được cấp phép khai thác thường lệ tới Mỹ.

Trước đó, ngày 4/11, Cục Hàng không liên bang Mỹ [FAA] đã thông báo cấp phép bay thường lệ chở khách và chở hàng cho Vietnam Airlines trên đường bay thẳng Việt - Mỹ. Chứng chỉ này không quy định thời hạn, hãng có thể chủ động xây dựng tần suất bay, lịch bay theo nhu cầu, thay vì chỉ được khai thác số chuyến bay hạn chế, kèm nhiều điều kiện như bay thuê chuyến.

Tổng Giám đốc Vietnam Airlines Lê Hồng Hà cho hay, hãng dự kiến thực hiện chuyến bay thường lệ đầu tiên vào ngày 28/11, kết nối giữa TPHCM và San Francisco, chiều từ Việt Nam đi kéo dài 13 tiếng 50 phút, chiều ngược lại dự kiến xuất phát vào tối 29/11 với thời gian bay khoảng 16 tiếng 40 phút.

Sau đó, các chuyến bay thường lệ được Vietnam Airlines khai thác với tần suất 2 chuyến/tuần [từ TPHCM đi vào Thứ 4 và Thứ 7 hàng tuần], sau đó có thể tăng tần suất lên mỗi ngày 1 chuyến khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát và mở lại đường bay quốc tế thường lệ.

Ông Hà chia sẻ, kế hoạch mở đường bay thẳng Việt – Mỹ được hãng triển khai từ năm 2000. Để đạt chứng nhận khai thác thường lệ đường bay tới Mỹ, Vietnam Airlines đã phải làm việc với 9 cơ quan của Mỹ, với nhiều thủ tục khắt khe.

“Suốt 20 năm qua, tổng số lượng tài liệu chúng tôi phải chuẩn bị để được cấp chức nhận hôm nay lên tới hàng trăm kilôgam. Thị trường hàng không Mỹ rất lớn, nhiều tiềm năng, nhưng cũng cạnh tranh bậc nhất thế giới, hiện có 20 hãng hàng không đang khai thác các đường bay nối chuyến giữa Việt Nam và Mỹ. Chúng tôi cũng phải cân nhắc rất nhiều về hiệu quả kinh tế của đường bay thẳng, tìm giải pháp để cân đối giữa chở khách và hàng, cũng như giải pháp về sử dụng máy bay cho phù hợp. Với kết quả hôm nay, Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên và duy nhất tới thời điểm này được cấp phép bay thẳng thường lệ trên đường bay Việt - Mỹ. Chúng tôi hy vọng có thể góp phần thúc đẩy kinh tế, đầu tư và du lịch giữa 2 nước”, ông Hà nói.

Theo ông Hà, sau đường bay từ TPHCM tới Mỹ, tới đây nhà chức trách hàng không Mỹ sẽ tiến hành khảo sát sân bay Nội Bài để đánh giá điều kiện mở thêm đường bay từ Hà Nội đi Mỹ. Sau đường bay thẳng tới San Francisco, Vietnam Airlines sẽ nghiên cứu mở thêm đường bay tới Los Angeles.

Trước khi được cấp phép bay thường lệ đường bay tới Mỹ, năm 2020 và 2021, Vietnam Airlines đã được nhà chức trách Mỹ cấp phép thực hiện mỗi năm 12 chuyến bay thuê chuyến cho đường bay này.

Theo một tính toán trước đây, Vietnam Airlines cần khoảng 5-10 năm mới có thể hòa vốn đường bay Việt - Mỹ, trong 5 năm đầu khai thác đường bay này sẽ lỗ khoảng 30 triệu USD/năm.

Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho biết thêm, khi mở đường bay này trước mắt vẫn phải bù lỗ, nhưng sẽ đưa vào hoạt động 2 máy bay thân rộng thay vì “đắp chiếu” ở sân bay do dịch COVID-19, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, có thêm dòng tiền. Với đường bay Việt – Mỹ, trong 5 năm đầu hãng vẫn xác định lỗ, nhưng cân đối toàn mạng bay của hãng sẽ vẫn đảm bảo hoạt động hiệu quả. Điều kiện hiện nay về máy bay vẫn chưa đáp ứng bay thẳng giữa Việt Nam – Mỹ mà không phải giảm tải, trước mắt với máy bay B787 hay A350, sẽ phải cắt khoảng 100 ghế [tức mỗi máy bay chỉ chở khoảng 220 khách/chuyến], giá vé khoảng 1.000 USD/chiều.

Lê Hữu Việt

Nhiều người khi nghĩ đến đường bay thẳng từ Việt Nam đi Mỹ sẽ nghĩ đến hành trình thẳng tắp ngang biển Thái Bình Dương ngay. Tuy nhiên sự thật lại là một chuyện khác hoàn toàn. Chuyến bay đầu tiên của máy bay Việt Nam đi Mỹ đón công dân về nước lại phải bay một đường vòng, ngang qua rất nhiều nước như: Trung Quốc, Nga, vòng qua Alaska rồi mới đến được sân bay đích ở Mỹ.
Máy bay Việt Nam đáp xuống sân bay Mỹ, sau khi bay vòng qua rất nhiều nước Trung Quốc, Nga, ..

{tocify}

Đường vòng là đường ngắn nhất

Điều tưởng chừng như vô lý này lại là một điều rất đỗi bình thường trong hàng không dân dụng. Do bề mặt của quả địa cầu là một hình cong tự nhiên nên khi nối hai điểm bất kỳ luôn là một đường cong chứ không bao giờ là một đường thẳng nữa. Vì vậy quảng đường bay vòng sang Alaska so với đường bay ngang biển Thái Bình Dương sẽ không chênh nhau nhiều lắm. Mà lại còn có những lợi thế không gì sánh được đó là hành trình qua những nước đã quen thuộc đường bay, thời tiết thuận lợi, khi gặp sự cố có thể đáp khẩn cấp xuống các sân bay dự phòng được...
Hành trình của máy bay Việt Nam đi Mỹ theo đường vòng qua nhiều nước, chứ không phải bay thẳng ngang biển

Một vài thông tin về chuyến bay cho các tham khảo thêm

Chuyến bay đón hơn 300 người Việt từ Mỹ về Việt Nam có hành trình kéo dài 33 giờ, phi hành đoàn đông gấp đôi bình thường, cơ trưởng là phi công lão luyện nhất của Vietnam Airlines Nếu không tính các chuyến chuyên cơ phục vụ lãnh đạo, chuyến bay ngày 7/5 của Hãng hàng không Vietnam Airlines từ Hà Nội đến San Francisco [Mỹ] là chuyến bay thẳng đầu tiên của một hãng hàng không Việt đến Mỹ. Máy bay sau đó đã chở 343 hành khách Việt về nước trong ngày 8/5, dừng tiếp nhiên liệu 1 lần tại sân bay Anchorage [Alaska]. Bay đến Mỹ là hành trình dài và phức tạp nhất mà một hãng hàng không Việt Nam từng thực hiện. Quãng đường bay thẳng 2 chiều dài hơn 25.000 km. Công tác tổ chức chuyến bay này đòi hỏi sự phối hợp đặc biệt chặt chẽ, kỹ lưỡng giữa Việt Nam và Mỹ.

Máy bay tốt nhất và phi công giỏi nhất

Đại diện của hãng hàng không Vietnam Airlines cho biết hãng từng thực hiện vài chuyến bay thẳng giữa Việt Nam và Mỹ để phục vụ lãnh đạo Đảng, Chính phủ hoặc tiếp nhận máy bay lắp ráp từ Mỹ về Việt Nam. Chuyến bay đi Mỹ đón công dân về nước lần này là chuyến chở lượng lớn hành khách đầu tiên trong lịch sử của hãng. Toàn bộ hành trình từ lúc cất cánh tại Nội Bài, đến Mỹ và trở về Vân Đồn kéo dài hơn 33 giờ. Chuyến bay huy động phi hành đoàn gần 30 người - gấp đôi bình thường, gồm 8 phi công, 16 tiếp viên, 2 nhân viên kỹ thuật, 2 nhân viên mặt đất để đảm bảo thời gian nghỉ ngơi của tổ bay. Cơ trưởng của chuyến bay có hơn 26 năm kinh nghiệm [là phi công lão luyện nhất của hãng], đồng thời cũng là người lái Boeing 787-9 và Boeing 787-10 từ nơi lắp ráp ở Mỹ về Việt Nam vào các năm 2015, 2019. Một điều kiện quan trọng khác để bay thẳng đến Mỹ là phải có dòng máy bay đủ hiện đại. Lần này hãng đã sử dụng Boeing 787-10, chiếc Dreamliner vừa nhận bàn giao trong năm 2019 với kích thước lớn nhất trong gia đình 787, tầm bay gần 12.000 km. Thay vì bay xuyên Thái Bình Dương, Vietnam Airlines lựa chọn đường bay xuyên qua Trung Quốc đại lục, vùng viễn đông Nga, sang Alaska rồi bay dọc thềm lục địa Bắc Mỹ để hạ cánh xuống San Francisco [Mỹ]. Nhà chức trách Mỹ, Trung Quốc, Nga và Canada đều có những yêu cầu khắt khe mà hãng bay phải đáp ứng. Hãng cũng đàm phán với các sân bay dự bị sẵn sàng mở cửa 24/7 nếu chuyến bay cần hạ cánh. Đường bay mà hãng lựa chọn chưa phải đường ngắn nhất nhưng là đường bay mà phi công đã quen khai thác, thuận lợi về thời tiết, có sân bay dự bị dọc hành trình. Nhiều hãng hàng không của Nhật Bản, Hong Kong, Hàn Quốc, Trung Quốc cũng lựa chọn đường bay này. Để nhà chức trách Mỹ cấp phép cho chuyến bay hồi hương công dân Việt Nam ngày 7/5, công tác xin cấp phép bay trải qua nhiều khâu, liên quan tới nhiều đơn vị, phải thực hiện trong nhiều ngày. Đó là sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ, Bộ Giao thông Vận tải và các cơ quan chức năng trong nước. Chuyến bay thành công một lần nữa khẳng định hãng bay Việt Nam hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật để duy trì đường bay thẳng đến Mỹ. Vietnam Airlines đánh giá chuyến bay này là tiền đề vững chắc cho hãng khai thác các chuyến bay thường lệ vào thị trường Mỹ trong tương lai.
Máy bay Việt Nam ở sân bay Mỹ
Thí nghiệm đo khoảng cách từ Hà Nội – San Francisco

Kiểm chứng đo khoảng cách với bản đồ 3d google map

Vì trái đất hình cầu, cho nên khoảng cách ngắn nhất đo bằng google map giữa: Hà Nội – San Francisco: 11.742km Hà Nội – Honolulu: 9.769 km Honolulu – San Francisco: 3.840 km Do đó nếu bay ngang biển Thái Bình Dương và ghé Hawaii để tiếp nhiên liệu thì quảng đường sẽ tăng hơn 1.867 km, bằng khoảng cách giữa Hà Nội và Thượng Hải, tương đương với 3h bay của máy bay thương mại.

Video liên quan

Chủ Đề