Tại sao hay bị nhiệt lưỡi

Thường xuyên bị nhiệt miệng gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu nhưng hầu hết không ai biết nguyên nhân do đâu. Dưới đây là 5 nguyên nhân bị nhiệt miệng phổ biến nhất và cách xử lý giúp khắc phục vấn đề thường gặp này.

1. Cách nhận biết nhiệt miệng xảy ra

Nhiệt miệng xuất hiện ở mọi lứa tuổi, giới tính. Ai cũng từng trải qua vấn đề nhiệt miệng ít nhất 1 lần trong đời. Tình trạng này rất dễ nhận biết bởi nó là một vết loét nhỏ và nông, phát triển tại các mô mềm bên trong má và môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu. Ban đầu từ các dạng đốm trắng, sau to dần hơi mọng nước và có thể vỡ ra sau một vài ngày. Lúc này tạo thành vết loét và làm ảnh hưởng đến khả năng ăn uống, giao tiếp của người bệnh.

Nhiệt miệng là vấn đề sức khỏe thường gặp ở mọi đối tượng

Ngoài ra, trong một số trường hợp người bệnh còn cảm thấy mệt mỏi, có thể sốt và hạch bạch huyết bị sưng.

Thực tế, vết loét có thể tự lành sau khoảng 10 ngày mà không để lại sẹo. Nếu bạn thấy tình trạng vết loét diễn ra lâu hơn, có mức độ nặng hơn thì cần đến thăm khám với bác sĩ chuyên môn để được chẩn đoán và điều trị.

2. Nhiệt miệt xảy ra do 5 nguyên nhân sau

Để xác định được chính xác nguyên nhân bị nhiệt miệng vẫn còn là một “thử thách” với người bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể xuất phát từ trong vấn đề ăn uống, trong thói quen thường ngày. Vậy đâu mới là 5 nguyên nhân phổ biến gây nên nhiệt miệng?

2.1. Thường xuyên ăn đồ cay, nóng – nguyên nhân bị nhiệt miệng phổ biến nhất

Nhiều người có sở thích ăn các đồ cay, đồ nóng, đặc biệt vào mùa đông. Nhưng ăn quá nhiều và thường xuyên các đồ cay, nóng chính là nguyên nhân gây nên nhiệt miệng. Bởi tính cay/nóng của đồ ăn có thể gây bỏng miệng, lở miệng và nảy sinh mụn nhọt trong niêm mạc miệng.

Hơn nữa, tiếp tục ăn đồ cay/nóng kể cả khi đang bị nhiệt miệng càng làm cho vết sưng mưng mủ và trầm trọng thêm.

2.2. Chăm sóc răng miệng sai cách

Nhiều người lầm tưởng rằng, các sản phẩm chăm sóc miệng có tính làm sạch càng cao, loại bỏ mùi hôi nhanh chóng thì càng tốt. Nhưng đây chính là sai lầm gây ra nhiệt miệng mà không xem kĩ thành phần có trong đó là gì. Hiện nay, nhiều loại kem đánh răng và nước súc miệng có chứa Sodium lauryl sulfate – một chất gây nhiệt miệng và tái phát nhiệt miệng.

Bên cạnh đó, thói quen đánh răng quá mạnh, quá nhanh cùng việc sử dụng bàn chải cứng cũng là yếu tố gây nên nhiệt miệng. Sử dụng chà xát một lực mạnh không chỉ bào mòn men răng mà còn vô tình làm tổn thương các mô ở bên trong khoang miệng. Khi các mô này bị trầy xước sẽ là cơ hội tốt để vi khuẩn tấn công và tạo nên các vết lở loét trong miệng.

Thói quen đánh răng mạnh, thô bạo sẽ gây tổn thương răng và các mô mềm trong khoang miệng

2.3. Cơ thể thiếu vitamin

Đây có lẽ là nguyên nhân gây bất ngờ với nhiều người, không ai nghĩ rằng nhiệt miệng là một dạng cảnh báo thiếu vitamin trong cơ thể. Không thể phủ nhận vitamin là một dưỡng chất cần thiết và có vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Được đánh giá là “tấm lá chắn” bảo vệ sức khỏe từ bên trong, vitamin giúp tăng cường đề kháng và phòng ngừa điều trị nhiều căn bệnh khác nhau.

Khi nhiệt miệng, bạn có thể nghĩ tới cơ thể đang thiếu hụt một số vitamin sau:

– Vitamin B2: chất dinh dưỡng cần thiết trong quá trình hồi phục các mô của cơ thể. Nếu thiếu vitamin B2 gây ra chứng nhiễm khuẩn đường tiết niệu, da, gây đau răng và viêm lợi.

– Vitamin B3

– Vitamin B12

– Vitamin C

2.4. Rối loạn nội tiết tố là nguyên nhân bị nhiệt miệng

Đa số phụ nữ khi đến kỳ kinh nguyệt đều hay bị nhiệt miệng. Lý giải cho điều này là bởi sự thay đổi nội tiết tố trước – trong – và sau chu kỳ khiến thân nhiệt tăng giảm một cách không kiểm soát. Lúc này, khí âm tích tụ trong gan, thận,… gây tình trạng nóng trong và dẫn tới mụn nhọt, lở loét tại các mô mềm trong khoang miệng.

Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt cũng có nguy cơ cao bị nhiệt miệng

Nhiệt miệng trong thời kỳ kinh nguyệt khiến cho phụ nữ khổ sở nhân đôi. Tình trạng này kéo dài từng đợt, gây nên khó chịu trong ăn uống và giao tiếp. Đôi khi, vết loét còn khiến người bệnh sốt cao, cơ thể mệt mỏi và đau đớn.

2.5. Do các bệnh lý răng miệng khác

Sâu răng, viêm lợi, viêm tủy răng,… – các bệnh lý răng miệng này cũng là nguyên nhân bị nhiệt miệng. Nếu trong thời gian dài không được điều trị đúng cách, có những phương pháp can thiệp giảm sâu, giảm viêm thì phần mô mềm bên trong khoang miệng cũng bị ảnh hưởng và tấn công bởi tác nhân vi khuẩn.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng gây nên tình trạng nhiệt miệng như: căng thẳng quá mức, mắc các bệnh viêm đường ruột,…

3. Xử lý nhiệt miệng đơn giản và hiệu quả

Khi bị nhiệt miệng, bạn nên bình tĩnh và áp dụng một số phương pháp sau để cải thiện tình trạng cũng như ngăn ngừa tái phát bằng cách:

– Hạn chế dần các thức ăn có tính cay/nóng, nên ăn đồ có tính mát dịu, đặc biệt là rau xanh và hoa quả tươi.

– Uống nhiều nước và chia thành nhiều lần trong ngày.

– Súc miệng bằng nước muối pha loãng 2 lần vào sáng – tối giúp tiêu diệt vi khuẩn.

– Cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, tránh căng thẳng quá mức.

– Nếu tình trạng nhiệt miệng kéo dài không khỏi, bạn nên tới cơ sở y tế thăm khám để biết được nguyên nhân và mức độ nhiệt miệng. Bác sĩ sẽ quan sát vết thương và xác định mức độ nặng của nhiệt miệng. Trong một số trường hợp nhiệt miệng tiến triển xấu, bác sĩ sẽ chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết khác [nếu có].

Nếu tình trạng nhiệt miệng trở nên nặng hơn, bạn cần đến cơ sở y tế thăm khám để được điều trị kịp thời

Như vậy, bài viết trên đã chỉ ra 5 nguyên nhân bị nhiệt miệng phổ biến mà không phải ai cũng biết. Hy vọng sau khi biết được nhiệt miệng là do đâu, bạn sẽ bình tĩnh và có những phương pháp can thiệp kịp thời để điều trị vấn đề nhiệt miệng được dứt điểm.

Nhiệt miệng ở lưỡi không chỉ gây khó chịu, đau đớn, khó ăn uống mà còn ảnh hưởng đến khả năng nói. Làm sao để đánh bay nhiệt miệng ở lưỡi nhanh chóng?

Nhiệt miệng ở lưỡi

Nhiệt miệng ở lưỡi là tình trạng viêm loét niêm mạc vùng lưỡi. Các vết lở có màu đỏ hay trắng, ban đầu chỉ nhỏ như mụn nước nhưng sau đó phát triển và to dần lên.



Nhiệt miệng ở lưỡi là tình trạng viêm loét niêm mạc vùng lưỡi

Những triệu chứng thường gặp

  • Cảm giác nóng rát hoặc bỏng rát ở lưỡi
  • Khô miệng và khát nước liên tục
  • Vị giác suy giảm, ăn không ngon
  • Tê và ngứa ở lưỡi
  • Cảm giác khó chịu khi vừa thức dậy và kéo dài trong cả ngày.


Bỏng rát ở lưỡi là triệu chứng thường thấy của bệnh nhiệt miệng ở lưỡi

Nguyên nhân gây nhiệt miệng ở lưỡi

  • Suy giảm chức năng gan

Các chuyên gia gan mật cho rằng suy giảm chức năng gan dẫn đến khả năng lọc và khử độc cho cơ thể bị hạn chế, từ đó các chất độc trong cơ thể bắt đầu tích tụ và phát triển, gây ra các vết loét ở lưỡi, môi hay những vị trí khác trong miệng.

  • Áp lực công việc

Áp lực công việc sẽ tạo ảnh hưởng không tốt đến tinh thần dẫn đến khả năng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, nội tiết bên trong cơ thể dần không ổn định và tạo cơ hội cho sự phát triển của nhiệt miệng ở lưỡi.



Áp lực công việc dẫn đến khả năng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm

  • Vệ sinh miệng kém

Do vùng miệng không được vệ sinh sạch sẽ và đúng cách dẫn đến nhiễm khuẩn.

  • Thói quen ăn uống không lành mạnh

Ăn nhiều thức ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng ở lưỡi.

  • Thiếu hụt dinh dưỡng

Thiếu sắt, vitamin B12 có thể góp phần gây nhiệt miệng ở lưỡi.

Ăn nhiều thức ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ cũng dễ gây nhiệt miệng

Mẹo đơn giản đánh bay nhiệt miệng ở lưỡi

Hạn chế một số loại thực phẩm không tốt

  • Các loại thực phẩm có tính axit
  • Rượu và các thức uống chứa cồn
  • Thuốc lá
  • Thức ăn cay nóng
  • Thực phẩm có chứa quế hoặc bạc hà.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

  • Đánh răng 2 lần/ngày, không nên đánh răng quá lâu sẽ gây chảy máu chân răng hoặc làm vùng khoang miệng đau rát.
  • Dùng nước muối loãng để súc miệng hàng ngày.


Vệ sinh răng miệng giúp phòng ngừa và loại bỏ nhiệt miệng ở lưỡi

Dùng “thuốc” điều trị trong gian bếp

  • Mật ong

Mật ong có tính kháng khuẩn và kháng virus. Sử dụng mật ong nguyên chất thoa vào vết lở loét dưới lưỡi để giúp vết nhiệt miệng mau lành.

  • Nước cốt dừa

Nước cốt dừa có thể làm dịu các vết thương, làm giảm các triệu chứng nhiệt miệng ở lưỡi. Nghiền nát hoặc xay nhuyễn cùi dừa, lấy nước để súc miệng hoặc ngậm mỗi ngày cho đến khi vết nhiệt miệng biến mất hoàn toàn.

  • Giấm táo

Axit acetic có trong giấm táo giúp diệt các loại vi khuẩn trong khoang miệng.

Sử dụng thuốc Đông y thế hệ 2

Để trị nhiệt miệng ở lưỡi người bệnh nên dùng bài thuốc thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, tiêu sưng bí truyền trong dân gian. Bài thuốc này không chỉ có tác dụng giảm các triệu chứng khó chịu do nhiệt miệng ở lưỡi gây ra mà còn giúp ngăn ngừa bệnh tái phát.

Hiện bài thuốc này đã được chuyển giao sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy dược phẩm chuẩn GMP-WHO, tạo nên sản phẩm thuốc Đông y thế hệ 2 hiệu quả vượt trội.

Phi Long

Theo Đời sống Plus/GĐVN
Link báo gốc: //doisongplus.vn/mach-ban-nhung-cach-don-gian-danh-bay-nhiet-mieng-o-luoi-90064-9.html

Sản xuất từ thảo dược, tại nhà máy chuẩn GMP-WHO, thuốc KACHITA®

Điều trị hiệu quả viêm họng, viêm loét miệng lưỡi, miệng môi sưng đau, sưng đau răng lợi, chảy máu chân răng, hôi miệng


Thành phần [cho một viên nén bao phim]: 430mg cao khô tương đương: Hoàng liên [Rhizoma Coptidis] 255mg, Cam thảo [Radix Glycyrrhizae] 255mg, Tri mẫu [Rhizoma Anemarrhenae] 255mg, Huyền sâm [Radix Scrophulariae] 255mg, Sinh địa [Radix Rehmanniae Glutinosae] 255mg, Mẫu đơn bì [Cortex Paeoniae Suffruticosae] 255mg, Qua lâu nhân [Semen Trichosanthis] 255mg, Liên kiều [Fructus Forsythiae Suspensae] 255mg, Hoàng bá [Cortex Phellodendri] 645mg, Hoàng cầm [Radix Scutellariae] 645mg, Bạch thược [Radix Paeoniae Lactiflorae] 255mg, Thạch cao [Gypsum fibroscum] 255mg. Tá dược vừa đủ 1 viên.
Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, tiêu sưng
Chỉ định: Điều trị các trường hợp viêm loét miệng lưỡi [nhiệt miệng], miệng môi sưng đau, đau nhức răng, chảy máu chân răng, sưng lợi, viêm họng, hôi miệng.
Liều dùng - Cách dùng: Uống sau bữa ăn
Người lớn: uống 2 viên x 2 lần
Trẻ em dưới 12 tuổi: uống 2-3 lần x 1 viên
Chú ý: Với từng bệnh nhân cụ thể, nếu hiệu quả, Kachita phải có tác dụng rõ rệt sau 2-3 ngày sử dụng, nếu không thì nên ngưng dùng để khỏi lãng phí.
Chống chỉ định: Phụ nữ có thai, các trường hợp bệnh thể hàn.
Tác dụng không mong muốn: Chưa có báo cáo
Tương tác với các thuốc khác và các dạng tương tác khác: Chưa có báo cáo.
Trường hợp quên dùng thuốc: Nếu quên không dùng thuốc 1 lần, thì tiếp tục dùng thuốc lần tiếp theo theo đúng liều lượng chỉ dẫn.
Cách xử trí khi sử dụng thuốc quá liều: Khi dùng thuốc quá liều thì các lần dùng tiếp theo sử dụng đúng liều theo chỉ dẫn.
Những điều cần thận trọng khi dùng thuốc:
Kiêng cữ ăn uống khi dùng thuốc: Chưa có báo cáo
Sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc cho con bú: Không sử dụng cho phụ nữ có thai
Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc: Thuốc thường không gây ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.
Đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên
Bảo quản: Nơi khô, dưới 30 độ C.
Tiêu chuẩn chất lượng: Đạt TCCS
Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất, ngày SX ghi trên hộp sản phẩm.
Nhà sản xuất: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 [giờ hành chính]
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 0335/2017/XNQC/QLD
Chi tiết thông tin sản phẩm://nhatnhat.com/thuoc-kachita.html

Video liên quan

Chủ Đề