Tại sao con người hay tò mò

Trong thế giới muôn màu muôn vẻ, cuộc sống với biết bao điều bí ẩn đã thôi thúc sự tò mò của con người. Họ luôn luôn hiếu kì về những điều mới lạ, luôn đặt ra những câu hỏi tại sao và miệt mài đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc đó. Có bao giờ bạn nghĩ, chính nhờ bản năng tò mò tự nhiên này, cuộc sống của chúng ta trở nên phong phú và tươi đẹp hơn?

Khi bạn đối mặt với sự tò mò đồng nghĩa bạn đã bước trên còn đường tìm hiểu thông tin, khám phá sự thật đằng sau những dấu chẩm hỏi, với một tinh thần quyết tâm để tìm ra đáp án. Chính những điều này đã mang đến cho bạn khá nhiều điều có ích.

1. Nâng cao và hoàn thiện bản thân

Để thỏa mãn sự tò mò, bạn luôn phải trải nghiệm qua vô vàn khó khăn thực tế của cuộc sống. Có những lúc, bạn cảm thấy mệt mỏi, không còn muốn bước tiếp trên con đường  đầy rẫy chông gai và gục ngã trước những rào cản ngăn cách sự thật. Tuy nhiên, trong thời điểm tuyệt vọng này,sự tò mò được bùng phát , bạn cảm nhận một sức mạnh đang thôi thúc bản thân nỗ lực vì bạn cần phải tìm được câu trả lời cho những thắc mắc đặt ra trước đó. Điều đó giúp bạn rèn luyện được sự kiên trì, nhẫn nại, quyết tâm vượt lên chính mình.

Tại sao con người hay tò mò

2. Mở rộng tầm hiểu biết

Muốn tìm đáp án cho câu trả lời nghĩa là bạn phải tìm kiếm, thu thập được lượng thông tin cần và đủ để giải đáp chúng. Sự tò mò càng cao, bạn càng phải nạp thêm thông tin, mở rộng kiến thức, khám phá tìm hiểu trong phạm vi rộng. Vì vậy, vô hình chung, bạn đã xây dưng và bồi đắp cho sự giàu có về kiến thức, nâng cao mở rộng tầm hiểu biết.

Tại sao con người hay tò mò

3. Tăng hiệu quả trong công việc

Khi bạn là một người tò mò , bạn sẽ nhìn bất kì một vấn đề cần tìm hiểu ở nhiều góc độ khác nhau, không dập khuôn theo lối suy nghĩ có sẵn. Bạn luôn tìm được những phương án thay thế cho cùng một vấn đề. Bạn không chấp nhận bởi một kết quả định sẵn vì trí tò mò khiến bạn suy nghĩ đến các hướng làm việc mang lại kết quả tích cực hơn. Ví dụ, bạn luôn đặt câu hỏi: nếu như làm cách khác liệu công việc có hiệu quả hơn không?

Tại sao con người hay tò mò

4. Suy nghĩ tích cực lạc quan hơn

Nỗ lực trong việc giải đáp sự tò mò tạo nên những suy nghĩ tích cực và lạc quan. Khi bạn không hiểu về một vấn đề nào đó, bạn cảm thấy chán nản ,vô vọng giống như kì thi toán mà bạn không làm được bài. Tuy nhiên, khi bạn đặt vấn đề khó khăn vào sự tò mò, bạn đã giúp bản thân thoát khỏi sự ép buộc, kìm kẹp, bí bách bắt bạn phải tìm câu trả lời. Vì vậy, tinh thần trở nên thoải mái, không căng thẳng , giúp bạn phá vỡ thắc mắc một cách dễ dàng.

Tại sao con người hay tò mò

5. Tăng cường trí thông minh

Các nhà nghiên cứu đã thực hiện một phân tích tổng hợp, thu thập dữ liệu từ khoảng 200 cuộc nghiên cứu trên tổng số khoảng 50.000 học sinh và sinh viên chỉ ra rằng, khi con người tò mò, não bộ được kích thích và phát triển trí thông minh.

Tại sao con người hay tò mò

Tuy nhiên, không thể phủ định rằng, chúng ta nên đặt sự tò mò ở một giới hạn cho phép. Có những điều chúng ta không nên đi sâu quá vì ở một khía cạnh nào đó, sự tò mò sẽ mang đến những bất lợi không mong muốn. Vì vậy, chúng ta nên suy nghĩ thấu đáo trước mọi vấn đề để đạt được kết quả tốt nhất.

Óc tò mò (tiếng Anh gọi là intellectual curiosity hoặc curious minds) là một đặc điểm rất tự nhiên của con người. Đối với trẻ nhỏ, óc tò mò càng được thể hiện rõ, với mong muốn được tìm hiểu “ngọn ngành” của mọi thứ xảy ra xung quanh. Nhất là các trẻ ở giai đoạn từ 3 đến 8 tuổi, các bé có thể đặt ra hàng trăm câu hỏi mỗi ngày. Những câu hỏi “vì sao lại thế” luôn làm các bậc phụ huynh và giáo viên “đau đầu”. Chẳng hạn như: “Mẹ ơi, vì sao khi trời nóng mình lại chảy mồ hôi vậy mẹ?”, “Cô ơi, tại sao bầu trời chỉ có màu xanh dương mà không có màu xanh lục vậy cô?”

Tuy vậy, theo quy luật tự nhiên, khi lớn trẻ lớn lên, sự háo hức về thế giới xung quanh không còn nhiều nữa, óc tò mò cũng dần bị giảm dần đi. Nếu không được tiếp tục nuôi dưỡng, giáo dục đúng cách, trẻ dần ít quan tâm về thế giới xung quanh và giảm sự tò mò với mong muốn tìm hiểu và khám phá. Trong khi đó, nhiều bằng chứng khoa học đã chứng minh rằng óc tò mò ham hiểu biết mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống và sự phát triển trí tuệ của trẻ cả trong giai đoạn đi học và cho cuộc sống trưởng thành về sau.

Trong một nghiên cứu năm 2007 với hơn 10.000 người từ 48 quốc gia được đăng trên Tạp chí khoa học “Các góc nhìn về Khoa học Tâm lý”, đa số đều trả lời rằng cảm giác hạnh phúc quan trọng hơn thành công, trí tuệ, kiến ​​thức, các mối quan hệ, sự giàu có.[1] Trong đó có một chìa khóa đáng tin cậy mang lại hạnh phúc là nuôi dưỡng và thực hành một cảm giác bẩm sinh tự nhiên của chúng ta là óc tò mò ham hiểu biết thế giới xung quanh. Đó là một trạng thái tâm lý tích cực và thật sự muốn biết thêm về điều mới, luôn mở rộng đón chào những trải nghiệm không quen thuộc, tạo cơ hội lớn để khám phá, bản thân và thế giới xung quanh. Xa hơn thế, đối với nhiều ngành nghề đặc biệt lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật hoặc toán học (các lĩnh vực STEM), óc tò mò kết hợp với các kỹ năng và phẩm chất khác dễ giúp cho công việc đạt được nhiều sáng kiến, phát minh và thành công[2].

Tại sao con người hay tò mò

Không phải ai cũng sẽ muốn theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực STEM. Tuy nhiên, nếu duy trì óc tò mò ham biết biết đến các lĩnh vực này sẽ giúp trẻ hiểu biết về thế giới xung quanh tốt hơn, đặc biệt là các kiến thức khoa học thường thức. Bởi lẽ khoa học là nền tảng cho nhiều vấn đề quan trọng của thế giới hiện nay và cả trong tương lai. Chẳng hạn như ngày nay các vấn đề về biến đổi khí hậu và nước biển dâng, dân số gia tăng, sự lây lan của tính kháng kháng sinh, và ô nhiễm môi trường … là một vài ví dụ điển hình về các vấn đề toàn cầu mà con người phải giải quyết, mà bất kỳ ai sống trong thế giới này đều ít nhiều liên quan đến.

Ngay cả khi trẻ lớn lên trở thành nghệ sĩ, nhà văn, nhân viên bán hàng, hoặc các nhà ngoại giao, cuộc sống của con người cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi khoa học – công nghệ. Không chỉ là việc ứng dụng các thành quả khoa học – công nghệ, mà con người chúng ta còn phải đưa ra các quyết định dựa vào thông tin khoa học, chẳng hạn như: có nên ủng hộ cây trồng biến đổi gen, hay có nên tiêm vaccine đa liều cho con cháu…. Nếu trẻ ngay từ nhỏ được giáo dục tiếp tục theo dõi các tiến bộ khoa học và công nghệ, trẻ lớn lên sẽ được trang bị các kiến thức tốt hơn để lựa chọn đúng đắn các giải pháp không chỉ cho bản thân, gia đình mà còn cho địa phương, đất nước và thế giới.

Ngày nay, công nghệ đang len lỏi vào tất cả mọi thứ chúng ta đang sống, trong đó khoa học là nền tảng của mọi sự phát triển. Sử dụng Internet để học và trao đổi thông tin có lẽ đã là một phần của cuộc sống, ngay cả đối với các học sinh nhỏ tuổi ngày nay. Do vậy, chúng ta cần khuyến khích trẻ để trở thành người học suốt đời và luôn duy trì óc tò mò tìm hiểu về khoa học nói riêng và thế giới xung quanh nói chung.[3]

Những lợi ích của óc tò mò:

Tại sao con người hay tò mò

Các thống kê cũng cho thấy những trẻ em có tò mò thường được đánh giá là những trẻ biết lắng nghe và đối thoại tốt. Trong các cuộc gặp gỡ giao tiếp, trẻ thường có xu hướng nói về sở thích hoặc sở thích của bản thân. Các trẻ có óc tò mò, có xu hướng mong muốn chia sẻ các sở thích đa dạng. Chính vì vậy, trẻ thường dễ mang niềm vui và sự mới lạ vào mối quan hệ giao tiếp trong bạn bè. [4]Từ óc tò mò về thế giới tự nhiên, trẻ dễ dàng phát triển sang thế giới xã hội. Sự tò mò của trẻ về con người và thế giới xung quanh có thể làm cho cuộc sống xã hội của trẻ trở nên phong phú hơn. Nếu trẻ thể hiện sự quan tâm đến những gì ai đó nói và duy trì được nhiều sở thích, trẻ sẽ tự xây dựng cho mình các mối quan hệ tình bạn phong phú sau này.

Óc tò mò còn có thể giúp trẻ vượt qua sự lo lắng. Theo nhà nghiên cứu tâm lý học Todd Kashdan (George Mason University), những người có mức độ tò mò cao, thích quan tâm đến thế giới xung quanh có xu hướng thích nghi với nhiều cách tiếp cận khác nhau, tránh nguy cơ xung đột trong các mối quan hệ.[5] Cũng giống như các nhà thám hiểm luôn phải đối mặt với những thách thức mới nhưng họ rất ít khi lo lắng. Thay vì cố gắng hết sức để giải thích và kiểm soát thế giới, các nhà thám hiểm có thể chấp nhận sự không chắc chắn, và coi cuộc sống của họ là một nhiệm vụ thú vị để khám phá, học hỏi và phát triển.

Ngoài ra, óc tò mò có thể giúp trẻ học hỏi được nhiều thứ mới xung quanh rất nhanh[6]. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Neuron cho thấy trẻ dễ dàng học được nhiều chủ đề hơn khi trên não của trẻ xuất hiện sự hưng phấn từ sự tò mò mong muốn hiểu biết.

Tại sao con người hay tò mò

May mắn thay, óc tò mò ham hiểu biết là một phẩm chất đó có thể nuôi dưỡng và phát triển được thông qua giáo dục[7]. Vậy nên bắt đầu từ đâu? Các nhà giáo dục và tâm lý học khuyên là nên bắt đầu từ giáo dục gia đình, ngay từ khi trẻ đang ở giai đoạn phát triển ngôn ngữ và phát triển tư duy cụ thể (nhận thức thế giới từ những điều mắt thấy, tai nghe, tay sờ…)[8]. Khi trẻ lớn lên trong gia đình được khuyến khích tìm hiểu về khoa học, về thế giới tự nhiên, đặc biệt khi các em được khuyến khích đặt câu hỏi, tư duy logic, được thử nghiệm, được hướng dẫn cụ thể, trẻ sẽ có được sự phát triển vượt trội về các năng lực tư duy cấp cao (phân tích, tổng hợp, đánh giá) và tư duy phản biện (critical thinking) sâu sắc dựa vào các quan sát và đưa ra chứng cứ cụ thể. Các nghiên cứu cũng gợi ý rằng trẻ em học hỏi nhiều hơn khi được yêu cầu giải thích theo cách lý luận riêng của bản thân. Do vậy, trong giáo dục trẻ nhỏ, người lớn nên tạo cơ hội cho trẻ được tự đặt ra các câu hỏi và tự trả lời theo suy nghĩ của bản thân trẻ.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày hội Science Day – Kỷ nguyên khoa học

Ngoài ra, học chương trình giáo dục tích hợp STEM thông qua các trải nghiệm khám phá cũng mang lại nhiều lợi ích cho trẻ không chỉ là kiến thức khoa học mà còn là tư duy logic, óc tò mò, sáng tạo và tư duy phản biện. Các nghiên cứu cho thấy học sinh có thể giải quyết vấn đề tốt hơn khi chúng được dạy các nguyên tắc logic từ sớm, đi từ giả thuyết đến đề xuất giải pháp.[9] Học khám phá khoa học thông qua các chương trình tích hợp STEM tạo ra các cơ hội cho trẻ được trải nghiệm và rèn luyện thường xuyên óc tò mò, tinh thần ham hiểu biết về thế giới tự nhiên và ứng dụng của công nghệ, kỹ thuật. Chính các khao khát mong muốn được trả lời các câu hỏi của bản thân sẽ là động lực giúp trẻ có được những bước tiến xa trong học tập và cả thành công trong các công việc sau này.
Nói tóm lại, óc tò mò ham hiểu biết có nhiều lợi ích cho trẻ nhưng cần được đặt trong một môi trường có tính giáo dục và được hướng dẫn cặn kẽ. Các chương trình giáo dục tích hợp, liên môn STEM là cần thiết và quan trọng đối với trẻ, giúp nuôi dưỡng óc tò mò về thế giới tự nhiên và phát triển tư duy bậc cao.

Nguyễn Thành Hải

Viện nghiên cứu giáo dục STEM

University of Missouri, Mỹ

Tại sao con người hay tò mò

[1] Inglehart, R, Foa, R, Peterson, C., & Welzel, C. (2008). Development, freedom, and rising happiness: A global perspective (1981–2007). Perspectives on psychological science, 3(4), 264-285.

[2] Honey, M., & Kanter, D. E. (Eds.). (2013). Design, make, play: Growing the next generation of STEM innovators. Routledge.

[3] McCombs, B. L. (1991). Motivation and lifelong learning. Educational psychologist, 26(2), 117-127.

[4] Kashdan, T. B., & Steger, M. F. (2007). Curiosity and pathways to well-being and meaning in life: Traits, states, and everyday behaviors. Motivation and Emotion, 31(3), 159-173.

[5] Kashdan, T. B., Rose, P., & Fincham, F. D. (2004). Curiosity and exploration: Facilitating positive subjective experiences and personal growth opportunities. Journal of personality assessment, 82(3), 291-305.

[6] Gruber, M. J., Gelman, B. D., & Ranganath, C. (2014). States of curiosity modulate hippocampus-dependent learning via the dopaminergic circuit. Neuron, 84(2), 486-496.

[7] Felder, R. M., & Brent, R. (2004). The intellectual development of science and engineering students. Part 2: Teaching to promote growth. Journal of Engineering Education, 93(4), 279.

[8] Phillips, D. A., & Shonkoff, J. P. (Eds.). (2000). From neurons to neighborhoods: The science of early childhood development. National Academies Press.

[9] Gerber, B. L., Cavallo, A. M., & Marek, E. A. (2001). Relationships among informal learning environments, teaching procedures and scientific reasoning ability. International Journal of Science Education, 23(5), 535-549.