Tại sao com rượu không ra nước

Nấu chín nếp, trong thời gian đó, giả men cho thật nhuyển.

Nếp chín, rải trên cái xửng có lót giấy bạc cho đều ra , rải đều men lên bề mặt của nếp.

Dùng đũa trộn cho men thấm thật đều vô nếp.

Pha một chén nước + muối, không mặn cũng không quá lạt (1 chén nước trong 1 muổng cà phê muối). Rửa tay cho thật sạch , và dùng nước muối nầy để giữ cho hai bàn tay lúc nào cũng ướt để vò viên nếp thành từng viên tròn nhỏ. nắm từng viên cho thật chặt vo tròn Để những viên cơm nếp vô hộp có nắp . Xong hết , nước muối còn lại trong chén chế lên mặt cơm rượu.

Đậy kín hộp, giữ chỗ mát chừng ba ngày sẽ dậy men và thơm mùi rượu.

Nếu qua ba ngày mà không có mùi rượu là men không được tốt . Giả thêm 1-2 viên men cho vào hủ để thêm 1 ngày nữa.

Nấu nước đường vừa độ ngọt (1/2 lít nước với 150 gr. đường) để thật nguội chế lên cơm rượu, mực xâm xấp cho có nước, đậy kín độ hai, ba ngày sau sẽ ăn được khi viên cơm rượu mềm và mịn ra.

Cách làm cơm rượu Miền Bắc

Không chỉ đợi đến Tết Đoan Ngọ, ngày thường, bạn cũng có thể làm sẵn ít cơm rượu bỏ tủ lạnh, dùng sau bữa cơm thay cho chén chè hay món tráng miệng, vừa ngon ngọt vừa ấm bụng.

Tại sao com rượu không ra nước

Chuẩn bị

Nếp lứt 500g
Men ngọt 5 đến 8 viên

Hướng dẫn

  1. Nếp mua về nhặt sạch hạt lép, hạt đen và lúa còn lẫn trong nếp, vo kỹ. Cho nước vừa đủ (như nấu cơm) nấu chín, đổ ra rá hoặc mẹt tre để thật nguội.
  2. Xay hoặc giã men nhỏ mịn.
  3. Đổ nếp vào rổ hoặc rá (loại dễ thoát nước), rây trộn một nửa men vào nếp, sau đó tãi nhẹ nếp cho đều mặt và rắc đều hết chỗ men còn lại lên trên mặt nếp.
  4. Đặt dĩa sâu lòng hoặc tô lớn ở dưới rá nếp để hứng nước cơm rượu. Cho tất cả vào thùng đậy kín (có thể cho vào bao nylon lớn và cột kín lại), để vào nơi nóng ấm. Nếu trời mùa hè chỉ khoảng 30 giờ thì dỡ được. Tiết trời lạnh có thể để thêm vài giờ.

Chú ý:

  • Nấu nếp quá khô cơm rượu sẽ ít nước.
  • Nấu nếp quá nhão, cơm rượu nát và nhiều nước.
  • Nếp bị lẫn gạo, cơm rượu sẽ sượng.
  • Cho men khi nếp chưa nguội hẳn, cơm rượu sẽ bị chua.
  • Men cho vào cối xay hoặc giã cho nhỏ mịn rắc trộn một nửa vào nếp đặt tô dưới rá để hứng nước cơm rượu, cho vào thùng đậy kín.
  • Tãi nhẹ nếp cho đều mặt và rắc đều hết chỗ men còn lại lên mạt nếp.
  • Nấu chín cơm nếp rồi đổ ra rá hoặc mẹt tre, hong cho thật nguội.


Món ngon dễ làm - Chẳng cần đến Tết Đoan Ngọ, ngày thường, người Việt nhiều nơi vẫn thường dùng cơm rượu như...một tập quán để bảo vệ món tráng miệng sau bữa cơm, hoặc ăn kèm xôi vò cho bữa sáng vừa ngon ngọt vừa ấm bụng.

Cơm rượu nếp cẩm – Thơm hương Tây Bắc

Xưa nay rượu nếp cẩm – đặc sản của vùng Tây Bắc là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Nếp cẩm khi làm cơm rượu sẽ cho ra màu tím đỏ đặc trưng. Rượu nếp cẩm thường được ủ lâu, chủ yếu lấy rượu để uống chứ không để dạng cơm như cơm rượu nếp thường. Người xưa có câu “rượu cẩm hạ thổ bách nhật” tức là rượu nếp làm bằng nếp cẩm chôn dưới đất một trăm ngày, ủ trong môi trường, nhiệt độ như thế, rượu sẽ rất ngon.

Nguyên liệu

Nếp cẩm: 1kg
Men ngọt: 80g
1 thìa súp đường, lá chuối


Cách làm

- Nếp cẩm vo sạch, ngâm qua đêm, để ráo

- Cho nếp vào xửng đồ chín. Sau khi cơm nếp chín mềm, xới ra dàn mỏng cho mau nguội. Men ngọt giã nhuyễn mịn. Khi cơm nếp còn hơi ấm, tán nhuyễn men, rải đều lên mặt xôi, 1 lớp xôi 1 lớp men

- Ủ xôi đã rắc men vào trong lá chuối, gói lại, cất vào thố, đặt vào nơi kín gió. Đục lỗ nhỏ ở dưới đáy lá chuối cho nước cơm rượu chảy dần xuống. Ủ cơm rượu trong 24 tiếng, lấy ra trộn đều lại, ủ tiếp

- Tùy thời tiết, trời càng nóng, nhiệt độ thấp người ta thường để hũ cơm rượu gần bếp để ủ nóng. Cơm rượu sẽ đạt đến nồng độ rượu cao nhất vào khoảng ngày thứ 4 – 5, tùy chất lượng men. Sau khi ủ, lấy cơm rượu ra, chắt phần nước mà cơm rượu tự chảy xuống thố, pha thêm ít đường, quậy tan. Sau đó đem rưới nước cơm rượu vào phần nếp, trộn đều là có cơm rượu nếp cẩm.

Cơm rượu viên tròn - Ngọt lừ cơm rượu miền Nam

Ở các tỉnh miền Nam, cơm rượu nếp được gọi là cơm rượu. Cơm rượu không để rời mà viên thành từng viên tròn trước khi ủ. Cơm rượu miền Nam dễ ăn, trắng cơm, mềm quyện vào nhau, ngọt ngào mà nồng dịu, chẳng làm ai say bao giờ vì nếp để làm cơm rượu tiết ra nhiều nước, lại thêm vị ngọt lừ của nước đường rưới thêm vào.

Nguyên liệu

Nếp thơm: 1kg
Men ngọt: 3 – 4 viên
1 thìa cà phê muối, ½ chén đường trắng, ½ chén nước sạch

Tại sao com rượu không ra nước

Cách làm

- Nếp vo sạch, ngâm qua đêm. Đổ nước xăm xắp mặt, cho vào chút muối, nấu như nấu cơm cho chín dẻo. Cơm nếp chín, xới ra mâm, trải mỏng ra cho mau nguội. Men ngọt giã nhuyễn. Khi cơm nguội, rắc đều lớp men ngọt lên, trộn nhồi bột men vào cơm nếp cho thật đều

- Pha chén nước muối, xoa đều lên hai lòng bàn tay đã rửa sạch, túm một nhúm xôi nếp, vò thành viên tròn cỡ đầu ngón tay cái rồi xếp vào thố sạch.

Lấy giấy kiếng bao phía trên thau cho thật kín hơi, đậy nắp lại và để chỗ hơi ấm. Tùy chất lượng men, sau 3 – 4 ngày, trong hũ cơm rượu sẽ tự dậy nước và mùi thơm rượu. Để qua đến ngày thứ 3 mà không thấy dậy mùi rượu và tiết ra nước là chất lượng men kém hoặc ít. Giã nhuyễn thêm 1 – 2 viên men rồi cho vào hũ cơm rượu, để thêm một ngày nữa

- Cho đường và nước lên bếp nấu tan, để thật nguội rồi chan đều lên thau cơm rượu, sau đó bao giấy kiếng lại cho kín. Qua hôm sau là có thể ăn được.

Cơm rượu gạo lứt muối mè – Món ăn ngon bài thuốc

Cơm rượu được nấu trong trái dừa có màu nâu nhạt, hạt tròn, đều và thơm thoảng hương đậu xanh. Gạo lứt, muối mè được xem là một dạng thực phẩm chức năng vì có tác dụng phòng và trị bệnh. Cơm rượu chế biến từ gạo lứt, muối mè là sản phẩm mới được thực hiện theo cách lên men truyền thống. Sự kết hợp này không chỉ có tác dụng phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch, tiểu đường… mà còn có chức năng kích thích hệ tiêu hóa, tạo ra món ăn ngon và bổ dưỡng hơn.

Nguyên liệu

Dừa tươi: 10 trái
Nếp lứt: 1kg
0,5g muối ăn, 100g mè rang, 200g đậu xanh, 2 – 3 viên men ngọt, 50ml nước đường

Tại sao com rượu không ra nước

Cách làm

- Nếp vo sạch, ngâm khoảng 10 tiếng cho hạt nếp nở mềm

- Dừa cắt ngang từng trái, lấy nước dừa nấu xôi nếp lứt, để lại trái dừa. Đậu xanh và nếp lứt ngâm trước vài giờ. Mè rang cho ngả sang vàng. Men tán nhỏ thành bột mịn

- Nấu nếp lứt, đậu xanh với nước dừa, cho thêm chút muối vào. Xôi chín trải ra nia, trộn đều với mè. Để nguội, rắc men vào nồi trộn đều

- Cho hỗn hợp xôi vào trái dừa, rưới đều nước đường lên nếp để tăng vị ngọt. Đậy nắp dừa lại, ủ ở nhiệt độ phòng trong vòng 3 ngày. Quan sát nếu thấy hạt cơm rượu rời hạt không dính vào nhau nhiều thì đạt yêu cầu.

- Khi ăn xới riêng phần nếp ngấu rượu ra, tải nhẹ tay cho hạt xôi tơi ra, để riêng. Chắt lấy phần nước rượu cho vào chai để riêng, khi ăn mới xới cơm rượu ra từng cái chén nhỏ, châm ít nước rượu cho vừa đủ ướt cơm.

ơm nếp cẩm

Chuẩn bị: Gạo nếp cẩm lức 1 kg, rượu trắng khỏang 40 độ - 1 lít, men rượu 100 g (2 bánh men).

Cách làm: Gạo nếp cẩm nhặt hết thóc, sạn, vo sạch rồi nấu thành cơm (chỉ cho ít nước xăm xắp). Cơm chín đổ ra khay sạch, tãi mỏng cho mau nguội. Men rượu giã nhỏ, chia làm 2 phần, lấy một phần trộn vào cơm nếp khi còn ấm. Sau đó cho cơm nếp vào lọ thủy tinh hay vò sành (rửa sạch, phơi khô), cứ rải một lớp cơm nếp cẩm lại rải một lớp mỏng men rượu (phần còn lại).

Đậy nắp lọ lại, sau 3 ngày mở ra, cho thêm 1 lít rượu trắng vào rồi tiếp tục đậy kín nắp trong 20 ngày nữa. Sau đó đem cơm rượu ra, chắt lấy nước rượu lên men, vắt bỏ xác gạo nếp, chỉ dùng nước. Nước rượu lên men này có màu đỏ tím, thơm, vị ngọt.

Những người tiêu hóa kém hoặc chán ăn nên dùng nước cơm rượu mỗi ngày 2 lần trước bữa ăn, uống mỗi lần một chén nhỏ (50-60 ml).

Chú ý : Men phải chọn loại men thật ngon đó gọi là men ngọt và phải dùng men mới. Tuy nhiên để làm được rượu nếp cẩm cũng không phải là dễ. Tuỳ thuộc vào xôi chúng ta nấu mềm hay cứng, thời tiết nóng hay lạnh. Trời càng nóng thì cơm rượu càng mau lên men nhưng cố gắng để cơm rượu trong môi trường có nhiệt độ 20 độ C _ 25 độ C là tốt nhất.


CÁCH LÀM CƠM RƯỢU NẾP CẨM

Tại sao com rượu không ra nước

Ngoài tác dụng bồi bổ cơ thể, cơm rượu nếp cẩm còn giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hóa.

2 Chè nếp cẩm (ăn với sữa chua - sữa chua nếp cẩm)

Nguyên liệu:

Gạo nếp cẩm : 0,5kg, Nước cốt dừa : 1 lon, Đường kính : 1kg, Muối tinh : 1 gói nhỏ, Sữa chua trắng : 4 hộp, Lá nếp : vài lá

 Cách làm:

- Gạo nếp cẩm vo thật sạch, ngâm 3 - 4h sau đó đổ cả gạo và nước vào xoong, cho ½ lon nước cốt dừa vào đun lửa vừa phải gần giống như cháo, dạng đặc, hết nước lại tiếp thêm và cho vài lá nếp vào.

- Khi đun cho 1 nhúm muối, khi cháo đã nhừ đến sánh thì lúc đó xuống đường (lượng đường tuỳ theo mình ăn ngọt hay vừa phải, đảo đều và bắc xuống, lưu ý cho đường vào không được đun lâu sẽ bị lại gạo, để nguội cho vào tủ lạnh. Khi ăn được khoảng 4 - 5 ngày.

- Khi ăn cho ra cốc, đổ sữa chua lên trên.

3. Rượu nếp cẩm (ăn với sữa chua - sữa chua nếp cẩm)

Chọn những hạt gạo nếp có màu tím sẫm, to tròn, sau đó đồ gạo thành xôi. Xôi phải không khô không nhão, bởi khô thì nếp cẩm sẽ bị chai, còn nhão, món nếp cẩm sẽ nát và dễ chua. Tiếp đến là đem xôi nếp cẩm ủ với men rượu từ 2 đến 3 ngày. Giai đoạn ủ này là quan trọng nhất và cũng là bí quyết riêng của từng người. Ủ làm sao để hạt nếp cẩm to tròn nhưng không được nứt vỡ, màu cẩm tím sẫm, nồng thoảng mùi hương của rượu mà không được cay, chua như rượu. Như vậy thì khi trộn vào sữa chua, món "sữa chua nếp cẩm" mới có hương vị đặc biệt.

Sữa chua nếp cẩm có thể làm ngay tại nhà, hay đi ăn vỉa hè trên phố cổ Hà Thành mỗi chiều đều rất ngon và hấp dẫn.

công dụng của cơm rượu trong nấu ăn

 

Ngoài công dụng thông thường là đồ uống, ít người biết rượu còn có ích khi chế biến một số loại thức ăn
Bảo quản thực phẩm, khử mùi tanh, giữ cá sống lâu... là những công dụng của rượu mà ta vốn biết đến:
- Thịt gà, vịt tẩm rượu bỏ vào tủ lạnh, thịt vẫn thơm mà không bị nhợt nhạt màu.

- Trước khi chiên, rán hoặc tẩm bột cá đồng, bạn nên ngâm cá vào rượu gạo một lúc để khử mùi tanh của bùn đặc trưng ở cá đồng.
- Nhỏ mấy giọt rượu vào miệng cá đang còn sống. Sau đó, thả cá vào chậu nước để chỗ mát, đậy nắp lại nhưng phải để thoáng khí. Như vậy, dù trời có nắng nóng cá vẫn có thể sống được vài ba ngày.

Tại sao com rượu không ra nước


- Trước khi cắt tiết gà vịt, cho chúng uống một chút rượu để chúng say rồi mới cắt tiết. Làm như vậy, sau khi nhúng nước sôi, rất dễ vặt lông.

- Khi cơm bị nửa sống nửa chín, bạn chỉ cần cho vào nồi cơm một thìa rượu đậy vung lại. Đun thêm 5 - 10 phút nữa cơm sẽ chín hoàn toàn.