Tại sao có chuột trong nhà

Tải về bản PDF Tải về bản PDF Chuột nhắt có thể là loài vật dễ thương, nhưng bạn sẽ chẳng còn thấy chúng đáng yêu chút nào khi thấy một con chuột chạy qua chạy lại trong nhà mình. Tệ hơn nữa, có thể bạn còn tìm được dấu vết của chuột trong tủ bếp hoặc tủ tường, chẳng hạn như phân chuột, thậm chí là cả ổ của chúng. Nếu phát hiện có một con chuột nhắt sống trong nhà, bạn có nhiều lựa chọn để xử lý. Bạn có thể đặt bẫy nhân đạo và thả nó ra ngoài, dùng bẫy kẹp thông thường, thậm chí có thể đem mèo về để nó bắt chuột. Hãy bịt kín nhà cửa, dọn đẹp các nguồn thức ăn và thử dùng các biện pháp xua đuổi để ngăn ngừa chuột vào nhà.

  1. Tại sao có chuột trong nhà

    1

    Lần theo dấu vết của chuột. Nếu bạn thoáng trông thấy một con chuột nhắt chạy qua, hãy thử đoán xem nó đi đâu. Chuột nhắt rất nhanh nhẹn, và việc đuổi theo một con chuột nhắt quanh nhà không phải là cách hay nhất để xử lý nó. Thay vào đó, bạn hãy theo dấu con chuột đến ổ của nó để đặt bẫy.

    • Nếu không biết con chuột đã chạy đi đâu, bạn hãy đi tìm ổ của nó. Ổ chuột thường làm bằng giẻ rách, giấy vụn, tóc và các thứ rác đầu thừa đuôi thẹo khác và thường có mùi mốc. Nhìn vào các góc tủ phía sau, bên dưới bồn rửa, đằng sau tủ lạnh, các khe nứt trên tường và các chỗ khác ớ góc tối và kín.[2]
    • Bạn có thể theo dấu con chuột bằng cách tìm phân của nó. Phân chuột trông như những hạt gạo đen. Nếu bạn thấy phân chuột thì có lẽ là ổ của chúng ở gần đó.
    • Có thể bạn chỉ cần đặt bẫy ở những khu vực mà bạn biết là lũ chuột thường tụ tập trong nhà, chẳng hạn như nhà để xe, tầng hầm hoặc nhà bếp.

    Lời khuyên: Chuột nhắt khá nhanh nhẹn và nhút nhát, do đó bạn khó có thể trông thấy một con chuột ngay cả khi chúng đã vào sống trong nhà. Thay vào đó, bạn hãy để ý đến các manh mối như phân chuột, các túi thực phẩm bị gặm nhấm và mùi mốc xung quanh nhà.[1]

  2. Tại sao có chuột trong nhà

    2

    Đặt bẫy chuột nhân đạo. Bẫy chuột nhân đạo là loại bẫy chỉ bắt chuột chứ không giết chết chúng. Hầu hết loại bẫy này đều sử dụng mồi để dụ con chuột chui vào đường hầm như mê cung. Khi chuột chui vào bẫy, chiếc bẫy sẽ đóng lại để không cho nó thoát ra. Bạn có thể mua loại bẫy này trên mạng hoặc các cửa hàng dụng cụ.[3]

    • Bẫy chuột nhân đạo tuy thường đắt hơn bẫy kẹp một chút nhưng cũng có thể sử dụng nhiều lần như bẫy kẹp, vì thế cũng đáng để mua.
    • Dùng bơ lạc, yến mạch hoặc các loại quả hạch làm mồi đặt vào bẫy theo hướng dẫn.
    • Đặt bẫy gần ổ chuột và chờ chuột đến ăn mồi.
    • Kiểm tra bẫy hàng ngày xem chuột có trong đó không.

    Kevin Carrillo là chuyên gia kiểm soát dịch hại và quản lý dự án cấp cao tại MMPC, một doanh nghiệp dịch vụ kiểm soát dịch hại và được chứng nhận thuộc sở hữu của dân tộc thiểu số có trụ sở tại New York. MMPC được chứng nhận theo bộ tiêu chuẩn hàng đầu của ngành, bao gồm Hiệp hội Quản lý Dịch hại Quốc gia (NPMA), QualityPro, GreenPro và Hiệp hội Quản lý Dịch hại New York (NYPMA). Công việc của MMPC đã được đăng trên các kênh CNN, NPR và ABC News.

    Tại sao có chuột trong nhà

    Chặn nguồn cung cấp thức ăn để loại bỏ chuột nhắt một cách nhân đạo. Nếu lũ chuột nhắt đã vào hốc tường hoặc trần nhà, lựa chọn tốt nhất của bạn là không để chúng tìm được thức ăn trong nhà. Bịt kín mọi lỗ hổng và khe nứt mà chuột nhắt có thể chui qua. Cuối cùng, chúng sẽ rời nhà bạn để đến nơi có thể tìm được thức ăn.

  3. Tại sao có chuột trong nhà

    3

    Tự làm bẫy chuột nếu bạn không muốn mua. Bạn có thể tự làm bẫy chuột nhân đạo bằng các vật liệu tìm được trong nhà hoặc mua ở cửa hàng dụng cụ. Như vậy bạn sẽ không phải tốn tiền mua bẫy chế tạo sẵn. Làm bẫy chuột đơn giản từ hộp súp như sau:[4]

    • Tháo nắp hộp súp, đổ súp ra và khoan một lỗ nhỏ dưới đáy. Bạn cũng có thể thay thế hộp súp bằng lon nước ngọt rỗng và dùng tuốc nơ vít hoặc dùi để đục một lỗ dưới đáy lon.
    • Lấy một chiếc xô (tốt nhất là xô có dung tích tối thiểu 20 lít) và bôi dầu ăn vào bên trong thành xô cho trơn. Khoan 2 lỗ nhỏ đối diện nhau ở hai bên thành xô, ngay dưới miệng xô.
    • Xỏ một đoạn dây thép qua chiếc lon và qua hai lỗ trên thành xô, đảm bảo chiếc lon quay được dễ dàng quanh dây thép. Quấn sợi dây thép qua các lỗ trên xô vài vòng để giữ cố định.
    • Dựng một thanh gỗ lên miệng xô để con chuột có thể dễ dàng trèo lên và đến được sợi dây thép.
    • Phết bơ lạc bên bề mặt chiếc lon. Con chuột sẽ bò theo sợi dây thép để đến ăn bơ lạc, sau đó rơi vào xô và không thoát ra được.

  4. Tại sao có chuột trong nhà

    4

    Thả con chuột ra ngoài khi nó bị lọt bẫy. Đừng thả chuột ra ngay sân sau nhà. Để con chuột không quay lại nhà ngay sau khi được thả ra, bạn cần đem nó đi xa nhà ít nhất 1,5 km. Bạn có thể thả con chuột ở công viên hoặc trong rừng. Khi đến nơi, bạn chỉ việc mở nắp bẫy cho nó nhảy ra.

    • Một số tổ chức bảo vệ quyền của động vật khuyến khích thả chuột nhắt vào các công trình xây dựng khác, chẳng hạn như nhà để xe hoặc nhà kho. Như vậy con chuột sẽ có cơ hội sống sót cao hơn, nhất là khi cả đời nó chỉ quen sống trong nhà bạn.[5]

  5. Tại sao có chuột trong nhà

    5

    Thử xua con chuột ra khỏi nhà. Có một biện pháp nhân đạo khác mà bạn có thể thử làm để xử lý con chuột: đơn giản là xua nó ra ngoài! Đôi khi một con chuôt nhắt đi lang thang và lạc vào nhà bạn, chạy loanh quanh và bối rối muốn thoát ra ngoài không kém gì bạn muốn nó đi vậy. Bạn có thể giúp nó bằng cách dùng chổi xua nó về phía cửa mở. Có lẽ bạn cũng phải đuổi theo nó một lúc mới xua được nó ra ngoài, nhưng khi đã làm được thì cách này sẽ nhanh hơn cách đặt bẫy và thả đi.

    • Tất nhiên là nếu bạn chọn cách này, con chuột có thể sẽ quay vào ngay, nhất là khi nó đã vào nhà qua một lỗ hở dưới cửa hoặc ở móng nhà. Nếu nhà của bạn không được bít kín để chống chuột nhắt, bạn nên làm việc này và áp dụng các biện pháp xua đuổi để chuột không đi lạc vào nhà.

    Quảng cáo

  1. Tại sao có chuột trong nhà

    1

    Đặt bẫy kẹp. Phương pháp này được nhiều người cho rằng có hiệu quả nhất để loại bỏ chuột nhắt. Nhớ mua bẫy dành cho chuột nhắt thay vì chuột cống. Dùng bơ lạc làm mồi và đặt bẫy ở nơi chuột nhắt thường hoạt động. Khi trọng lượng của con chuột đè lên bẫy, lò xo sẽ bật và kẹp con chuột chết ngay lập tức. Bẫy kẹp không phái là cách dễ chịu nhất để giết chuột, nhưng nó thực sự hữu ích.[6]

    • Đặt bẫy sát vào tường sao cho vuông góc với tường (tức là chiếc bẫy và tường tạo thành hình chữ “T”), đầu gắn mồi ở gần tường.
    • Đặt bẫy ở những nơi mà bạn thấy có dấu hiệu của chuột, chẳng hạn như phân chuột hoặc ổ chuột. Cẩn thận đừng để nơi trẻ con hoặc thú cưng trong nhà có thể tìm thấy và lôi ra nghịch.

    Cảnh báo: Tránh dùng bả độc để đặt bẫy kẹp, nhất là khi trong nhà có trẻ con hoặc thú cưng có thể ăn phải và ngộ độc.

  2. Tại sao có chuột trong nhà

    2

    Kiểm tra bẫy thường xuyên và vứt xác chuột. Khi đã đặt bẫy chuột dù là kiểu nào, bạn cũng đừng quên kiểm tra bẫy mỗi ngày. Có thể bạn phải cài lại mồi nếu có con chuột ranh mãnh nào đó biết cách ăn trộm miếng mồi. Nếu con chuột bị mắc bẫy thì thật thiếu vệ sinh khi bạn để nó trong bẫy nhiều ngày. Xác chuột có thể thu hút giòi bọ và bắt đầu bốc mùi, thế nên bạn đừng quên kiểm tra bẫy.

    • Nếu bẫy được chuột, bạn hãy vứt nó đi ngay. Lấy xác chuột ra khỏi bẫy và cho vào túi rác, sau đó bỏ vào thùng rác có nắp đậy kín.[7]
    • Để đề phòng lây bệnh, bạn hãy đeo găng tay khi vứt xác chuột, sau đó nhớ rửa tay thật kỹ với xà phòng và nước ấm.

  3. Tại sao có chuột trong nhà

    3

    Tránh dùng bẫy keo vì loại bẫy này không nhân đạo. Bẫy keo trông như chiếc hộp hoặc khay bằng bìa các-tông. Dưới đáy bẫy có phết một lớp keo rất dính mà con chuột sẽ bị dính chặt khi chui vào. Khi đã bị dính bẫy, chuột sẽ chết vì đói. Bẫy keo gây căng thẳng, đau đớn và khổ sở không đáng có cho loài vật, do đó nhiều tổ chức vì quyền động vật mạnh mẽ phản đối sử dụng loại bẫy này. Nếu phải dùng bẫy để diệt chuột, bạn nên chọn bẫy kẹp thay vì bẫy keo.[8]

    • Trung tâm ngăn ngừa và kiểm soát dịch bệnh cũng không khuyên dùng bẫy keo, vì chuột hoặc các loài vật khác bi dính bẫy có thể thải phân hoặc nước tiểu và khiến người đụng vào bẫy bị phơi nhiễm bệnh.[9]
    • Bẫy keo cũng có thể gây hại cho vật nuôi trong nhà, vì chúng có thể giẫm vào và bị dính chân hoặc lông vào keo.
    • Một số vùng và quốc gia có quy định chặt chẽ về việc mua bán và sử dụng bẫy keo.

  4. Tại sao có chuột trong nhà

    4

    Cân nhắc nuôi mèo để kiểm soát loại gặm nhấm về lâu dài. Mèo là loài săn mồi tự nhiên của chuột, và việc nuôi một con mèo trong nhà là cách tuyệt vời để giảm số lượng loài gặm nhấm.[10] Nếu nhà không nuôi mèo, bạn hãy thử hỏi mượn mèo của ai đó vài ngày xem sao. Không phải con mèo nào cũng thích bắt chuột, vì vậy cách này cũng không đảm bảo có hiệu quả, nhưng thường thì nó cũng có hiệu quả như đặt bẫy.

    • Một số tổ chức cứu hộ động vật cho các gia đình và cơ quan nhận nuôi mèo hoang để bắt chuột.[11] Bạn có thể lên mạng tìm một chú mèo bắt chuột gần nơi bạn ở.

    Quảng cáo

  1. Tại sao có chuột trong nhà

    1

    Bịt kín cửa ra vào để ngăn chuột vào nhà. Nếu có khe hở giữa cửa ra vào và mặt sàn thì chuột nhắt có thể đi thẳng vào nhà. Chuột nhắt có thể lách qua những khe nứt rất hẹp, thế nên bạn đừng nhìn vào khe hở và chắc mẩm là không con nào có thể chui qua được. Hãy ra cửa hàng vật liệu mua dải cao su gắn chân cửa để bít khe hở.[12]

    • Nhìn xung quanh cửa xem có chỗ nào mà chuột nhắt có thể chui vào không. Có thể móng nhà có lỗ hở và cần phải trám lại. Bạn cũng có thể dùng cước thép nhét vào để bít lỗ thủng.
    • Dùng tấm lưới để che các lỗ thông gió quanh nhà.[13]
    • Nhớ kiểm tra cả lưới chống côn trùng gắn trên cửa để đảm bảo không có lỗ thủng nào.

  2. Tại sao có chuột trong nhà

    2

    Đậy kín thùng rác. Chuột nhắt bị thu hút vì mùi thức ăn, do đó bạn cần phải đậy kín thùng rác trong nhà và trong sân. Dùng thùng rác có nắp kín khít cả trong nhà và ngoài trời. Nhớ đem rác ra ngoài ngay trong ngày thu gom rác.[14]

    • Chuột nhắt cũng có thể bị thu hút tìm đến các thùng đựng rác tái chế vì các loại chai lọ, vỏ lon và hộp giấy vẫn còn dấu thức ăn. Bạn cũng cần đậy cả thùng đựng rác tái chế.
    • Nếu ủ phân trộn, bạn cần đảm bảo các đống phân trộn ở xa nhà để tránh thu hút chuột nhắt.

    Lời khuyên: Nếu thường cho chim ăn ngoài trời, bạn nên tạm ngừng cho đến khi giải quyết được chuột. Bạn cũng có thể chọn thức ăn không để lại vỏ cho chuột ăn, chẳng hạn như mỡ rắn, mật hoa cho chim ruồi hoặc hạt cho chim ăn đã bóc vỏ.[15]

  3. Tại sao có chuột trong nhà

    3

    Dọn dẹp ngay các đống lộn xộn. Bạn cần dọn dẹp các đống lộn xộn vốn là nguồn cung cấp thức ăn và chỗ ở cho chuột. Nếu bạn để thức ăn ở ngoài, lười dọn dẹp các mẩu thức ăn vụn hoặc thậm chí quét rác ra sân, lũ chuột nhắt có thể sẽ bắt đầu kéo đến. Hãy giữ cho nhà cửa sạch sẽ gọn gàng để ngôi nhà của bạn ít hấp dẫn chuột.[16]

    • Bạn cũng có thể chặn nguồn thức ăn của chuột bằng cách cất trữ thức ăn trong vật đựng kín. Ví dụ, bạn có thể trút ngũ cốc ăn sáng từ hộp giấy vào lọ nhựa hoặc thuỷ tinh có nắp đậy chặt.
    • Nếu nhà có nuôi thú cưng, bạn không nên để thức ăn của chúng ở ngoài qua đêm.

  4. Tại sao có chuột trong nhà

    4

    Thử dùng các chất xua đuổi cùng với các phương pháp kiểm soát dịch hại khác. Một số người khuyên dùng dầu bạc hà cay để làm chất xua đuổi chuột tự nhiên, tuy chưa rõ phương pháp này thực sự có hiệu quả đến đâu. Thử pha 2 thìa cà phê (10 ml) dầu bạc hà cay với 1 cốc (240 ml) nước trong bình xịt và phun xung quanh những khu vực chuột nhắt thường tụ tập.[17] Bạn cũng có thể mua thiết bị đuổi chuột nhắt bằng siêu âm và đặt quanh nhà.

    • Không có bằng chứng chắc chắn nào cho thấy tinh dầu bạc hà cay hoặc các tinh dầu khác có tác dụng xua đuổi chuột. Ngoài ra, các thiết bị siêu âm có thể có hiệu quả vào lúc đầu, nhưng sau đó lũ chuột nhắt sẽ quen và thiết bị sẽ mất tác dụng. Bạn nên kết hợp các phương pháp này với các phương pháp kiểm soát dịch hại khác.[18]

    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Đừng quên bịt kín mọi lỗ hở. Công việc này tuy nhàm chán nhưng cần thiết. Cước thép đặc biệt hiệu quả và có thể sử dụng kèm với vữa trát tường (mặc dù lâu dần cước thép cũng bị gỉ qua lớp vữa). Một điểm quan trọng cần bít kín là sau lưng lò nướng, đầu ra của dây điện. Hãy bịt kín cả lỗ hở này nữa!
  • Trái với quan niệm thông thường, nhiều con chuột nhắt không thích phô mai. Sô cô la, bánh mì, kẹo caramel và bơ lạc là các lựa chọn tốt để làm mồi.[19] Chuột nhắt cũng thích ngô cho gà ăn.[20]

Cảnh báo

  • Ở nhiều vùng, việc thả động vật bẫy được vào khu đất của người khác là bất hợp pháp. Nếu bẫy được chuột nhắt, bạn nên thả ở nơi hoang dã hoặc trong khu đất của bạn.

Về bài wikiHow này

Trang này đã được đọc 30.242 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?