Tại sao có bầu nách lại đen

Nhiều mẹ bầu có thói quen cạo hoặc dùng nhíp để làm sạch lông vùng nách. Tuy nhiên điều này có thể gây tổn thương biểu bì da. Cạo hoặc nhổ có thể khiến da bị trầy xước, thậm chí viêm nang lông. Mẹ cần biết khi đó vùng da nách bị tổn thương sẽ bị thâm đen, gây mất thẩm mỹ cho làn da.

4. Các sản phẩm lăn khử mùi làm cho bầu bị thâm nách

Việc tiếp xúc với hóa chất khi mang thai mẹ bầu cần phải lưu ý. Các thành phần trong lăn khử mùi có thể gây hại cho thai nhi như: cồn, nhôm, triclosan. Cộng thêm việc nhạy cảm, da của mẹ bầu có thể bị dị ứng, từ có hình thành các vết thâm dưới vùng nách

>>> Mẹ hãy xem thêm: Những loại mỹ phẩm bà bầu nên tránh xa, xem ngay để rõ

Mẹ bầu bị thâm nách phải làm sao

Như trên đã đề cập, nếu mẹ bầu bị thâm nách do hormon thì sau khi sinh khoảng 3 tháng, vùng da này sẽ trở về màu như cũ. Tuy nhiên việc mất thẩm mỹ khiến mẹ khó chịu thì hãy thử những cách giảm thâm nách cho bầu an toàn. Sau đây là một số mẹo khi bà bầu bị thâm nách:

Vitamin E nổi tiếng với công dụng bảo vệ da, dầu dừa [6] chứa nhiều acid béo tốt, dưỡng ẩm, phù hợp với mẹ bầu bị khô da. Việc dưỡng ẩm có thể làm hằng ngày, tuy nhiên mẹ hãy bôi một lớp mỏng và mát xa nhẹ nhàng để thấm đều hơn.

Bột nghệ chứa curcumin, thành phần kháng viêm, chữa lành và làm sáng da. Kết hợp với các acid amin, acid lactic có trong sữa chua sẽ mang lại cho mẹ một làn da mịn màng hơn. Đối với phương pháp này mẹ nên thực hiện 2 lần một tuần để mang lại hiệu quả.

Dưa leo nổi tiếng với công dụng cấp ẩm cho da, nước cốt chanh nhanh làm sáng da. Mẹ hãy sử dụng phương pháp này 2 lần một tuần, sau đó lau sạch và dưỡng ẩm để không bị khô da nhé.

>>> Mẹ hãy xem thêm: Rubella khi mang thai sẽ nguy hiểm như thế nào với thai nhi?

Yến mạch có công dụng dưỡng ẩm[5], làm dịu, kết hợp với mật ong và nước cốt chanh sẽ làm cho làn da của mẹ mềm mịn hơn. Mẹ chỉ nên sử dụng phương pháp này 2 lần trong 1 tuần nhé.

Không ít bà mẹ chia sẻ trước khi bầu bí cơ thể họ rất trắng mịn, hồng hào nhưng ngay từ tháng thứ 2-3 thai kỳ đã nhận thấy những thay đổi về sắc tố da. Vậy tại sao da bà bầu lại trở nên thâm đen, nám sạm hơn?

Nám da khi mang thai là một hiện tượng khá phổ biến và không ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự thay đổi hormone khiến nồng độ progesterone tăng lên để bảo vệ thai nhi, gây ra sự thay đổi chức năng nội tiết của cơ thể.

Thông thường, sau sinh con 3 tháng, hiện tượng này sẽ giảm dần và đến khoảng 1 năm sau sinh, nám da sẽ biến mất hoàn toàn, trả lại làn da bình thường cho chị em.

Mặc dù xấu xí và không được ưa nhìn nhưng nếu mang thai mẹ nhận thấy những bộ phận này chuyển sang màu thâm đen thì xin chúc mừng vì đây là một tín hiệu báo thai kỳ của mẹ dang phát triển bình thường, em bé trong bụng cũng đang khỏe mạnh và phát triển tốt.

#1. Vùng da nách thâm đen

Tình trạng này xảy ra rất thường xuyên đối với các mẹ bầu khiến chị em luôn tự ti. Nguyên nhân là bởi trong thời gian mang thai, nội tiết tố progesterone sẽ khiến vùng nách của hầu hết các mẹ bầu bị thâm đen đi đáng kể.

Tuy nhiên mẹ chỉ cần chịu đựng một vài tháng, lượng progesterone tăng lên đồng nghĩa với việc thai kỳ khỏe mạnh và đang phát triển bình thường. Ngay sau khi mẹ sinh em bé, da vùng nách sẽ dần trở lại sắc tố bình thường nhưng sẽ cần thời gian ở mỗi bà mẹ là khác nhau.

#2. Đường sọc đen trên bụng

Không chỉ xuất hiện vết kẻ sọc giữa bụng, những vết rạn da, mà hầu hết mẹ bầu đều gặp phải triệu chứng da bụng thâm đen hơn.

Nhiều bà mẹ còn phải đối mặt với những vết rạn da thấm tím rất mất thẩm mỹ. Để giảm tình trạng rạn da, bà bầu nên dưỡng ẩm cho da thường xuyên, ăn nhiều trái cây và rau xanh. Có một điều đáng buốn là những vết rạn da thâm tím sẽ rất khó mờ đi sau khi sinh nở.

#3. Quầng ngực thâm đen

Ngực thâm đen là một trong những dấu hiệu sớm phát hiện có thai và cũng là hiện tượng đi theo mẹ bầu suốt thai kỳ. Nguyên nhân là do estrgen tăng lên ngay từ khi thai làm tổ trong tử cung. Hormone này đã khiến ngực mẹ bầu phát triển kích thước đáng kể để chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ và đồng thời các tuyến sữa ở ngực cũng phát triển nhanh khiến đầu ngực sưng và thâm lại.

Không những vậy, các mạch máu trên bầu ngực hiện rõ hơn và bầu ngực mẹ cũng căng ra khi mang thai do các mạch máu hoạt động hết công suất, cơ thể mẹ cần cung cấp máu nhiều hơn 1,5 lần so với bình thường.

#4. Da mặt thâm nám

Vào khoảng tháng thứ 3-5 thai kỳ, mẹ bầu sẽ nhận thấy những dấu hiệu bị nám da, sạm da, tàn nhang. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone thai kỳ, đồng thời bức xạ tia cực tím từ ánh nắng mặt trời cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng này.

Mẹ sẽ nhận thấy tình trạng này nặng nề hơn với vùng da dưới mặt nhưng đừng lo lắng bởi đây chỉ là tác dụng phụ của việc mang thai. Mẹ bầu vẫn nên dưỡng da bằng các sản phẩm an toàn dành cho bà bầu và một tin mừng và sau sinh nở một thời gian, triệu chứng này sẽ giảm dần rồi biến mất.

Nguồn: //phunuvietnam.vn/4-bo-phan-cang-xau-xi-tham-den-khi-mang-bau-xin-chuc-mung-vi-th...Nguồn: //phunuvietnam.vn/4-bo-phan-cang-xau-xi-tham-den-khi-mang-bau-xin-chuc-mung-vi-thai-nhi-cang-khoe-manh-512020143162531379.htm

Xem thêm chủ đề Bệnh về da khi mang thai

Theo Thùy Dương [Theo QQ] [thoidaiplus.suckhoedoisong.vn]

Khi mang bầu, mẹ sẽ không tránh khỏi những thay đổi theo hướng tiêu cực trên cơ thể. Đầu tiên chính là tăng cân, tích nước và sau đó là rạn da, mặt mở, mũi mở. Ngoài ra, 4 bộ phận trên cơ thể dưới đây cũng bỗng nhiên bị thâm đen, xấu xí. 

1. Nách 

Trong thời gian mang thai, nội tiết tố progesterone sẽ khiến vùng nách của hầu hết các mẹ bị thâm đen đi đáng kể. Progesterone tăng lên đồng nghĩa với việc thai kỳ của mẹ đang phát triển tốt và mẹ cũng đừng lo lắng bởi sau sinh nở, da vùng nách sẽ dần trở lại sắc tố bình thường nhưng sẽ cần thời gian ở mỗi bà mẹ là khác nhau.

Vùng da dưới cánh tay mẹ bầu có thể trở nên thâm đen, xấu xí hơn.

2. Bụng 

Khi mang bầu, chắc hẳn mẹ sẽ thấy khá thú vị vì một đường sọc màu nâu bỗng dưng xuất hiện giữa bụng. Cùng với đó, vùng da bụng xung quanh cũng thâm đen hơn. Nhiều bà mẹ còn phải đối mặt với những vết rạn da thâm tím mất thẩm mỹ. Để giảm tình trạng rạn da, bà bầu nên dưỡng ẩm cho da thường xuyên và ăn nhiều trái cây, rau xanh. Những vết rạn da thâm tím sẽ rất khó mờ sau khi sinh em bé.

Giữa bụng bầu thường xuất hiện một đường sọc màu nâu và vùng da xung quanh cũng sẫm màu hơn. 

3. Ngực 

Estrogen tăng lên khi mang thai ngay từ những ngày đầu đã khiến ngực mẹ bầu phát triển đáng kể về kích cỡ để chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Không chỉ tăng lên về kích cỡ, nhũ hoa của mẹ bầu cũng chuyển sang màu thâm đen hơn, mạch máu cũng nhìn rõ hơn. Thực tế thì đây là một trong những thay đổi rất bình thường khi phụ nữ mang thai và là một trong những dấu hiệu thai kỳ đang phát triển tốt.

"Nhũ hoa" là nạn nhân tiếp theo của sự thay đổi hormone khi mang thai.

4. Da mặt 

Một trong những bộ phận trên cơ thể mẹ bầu dễ bị thay đổi sắc tố nữa chính là mặt. Không ít mẹ bầu hốt hoảng khi nhận ra mình đột nhiên bị nám da, sạm da và thậm chí xuất hiện cả những đốm tàn nhang. 

Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone thai kỳ, đồng thời bức xạ tia cực tím từ ánh nắng mặt trời cũng có thể ảnh hưởng đến tình trạng này.

Mẹ sẽ nhận thấy tình trạng này nặng nề hơn với vùng da dưới mặt nhưng đừng lo lắng bởi đây chỉ là tác dụng phụ của việc mang thai. Mẹ bầu vẫn nên dưỡng da bằng các sản phẩm an toàn dành cho bà bầu.

4 bộ phận trên cơ thể bỗng trở nên xấu xí, thâm sạm chắc hẳn sẽ khiến mẹ bầu không vui. Tuy vậy, mẹ đừng lo bởi đây là dấu hiệu cho thấy thai kỳ đang diễn ra hoàn toàn bình thường. Ngoài ra, sau khi sinh, những vùng da thâm đen cũng sẽ sáng dần trở lại, đặc biệt nếu mẹ biết cách dưỡng da thì chúng có thể hồng hào không khác gì thời con gái. 

Xem thêm chủ đề Sổ tay mang thai

Theo Minh An [Dịch từ Sohu] [thoidaiplus.suckhoedoisong.vn]

Video liên quan

Chủ Đề