Mua thực phẩm hạch toán như thế nào

Hạch toán và phân bổ chi phí mua hàng như thế nào cho đúng? Mời bạn tham khảo bài viết hướng dẫn sau của các kế toán trưởng tại lớp học kế toán thực hành Lê Ánh.

Chi phí mua hàng là những chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình mua hàng. Bao gồm các chi phí sau: Chi phí bảo hiểm hàng hóa, tiền thuê kho, thuê bến bãi; chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản đưa hàng hóa từ nơi mua về đến kho doanh nghiệp, các khoản hao hụt tự nhiên trong định mức phát sinh trong quá trình thu mua hàng hóa…

1. Hạch toán chi phí mua hàng [vận chuyển, bốc dỡ…]

Khi doanh nghiệp mua một hàng, phát sinh chi phí mua hàng, Kế toán tiến hành hạch toán khoản chi phí này vào giá trị hàng mua khi hàng về nhập kho:

Nợ TK 156, 152, 155, 211

Nợ TK 133

Có TK 111,112,131

2. Phân bổ chi phí mua hàng

Khi doanh nghiệp mua từ 2 mặt hàng trở lên, phát sinh chi phí mua hàng [vận chuyển, bốc dỡ cho các mặt hàng đó], kế toán cần: [1] Phân bổ chi phí mua hàng cho từng loại hàng mua; [2] hạch toán chi phí đó vào giá trị hàng mua nhập kho.

Kế toán Lê Ánh hướng dẫn cách làm trong trường hợp này như sau:

Trường hợp doanh nghiệp phân bổ chi phí mua hàng theo tiêu thức trị giá mua.

Chi phí thu mua phân bổ cho hàng nhập kho

=

Tổng chi phí thu mua hàng
---------------------------------------

Tổng giá trị hàng mua

x

Giá trị từng mặt hàng


Phân bổ chi phí mua hàng theo phương pháp này có giá trị mang tính chính xác cao, thích hợp trong trường hợp hàng nhập có chênh lệch giá trị lớn, nhưng tính toán phức tạp trong trường hợp số lượng nhập suất lớn.

Ví dụ: Công ty TNHH ABC tiến hành mua 2 mặt hàng như sau:

Mặt hàng

ĐVT

Số lượng

Đơn giá chưa bao gồm VAT 10%
[đồng]

Thành tiền
[đồng]

Máy Điều hòa Panasonic 22P [A]

Bộ

15

6.850.000

102.750.000

Máy Điều hòa Panasonic 20P [B]

Bộ

20

9.300.000

186.000.000

Tổng

35

288.750.000

Chi phí vận chuyển là 1.000.000 chưa bao gồm 10% VAT để đưa được 2 hàng hóa này về tới kho của công ty.
Công ty tiến hành phân bổ chi phí mua hàng theo tiêu thức giá trị như sau:

Chi phí vận chuyển máy điều hòa A == 102,75tr/288,75tr * 1tr = 356.000 đ

Chi phí vận chuyển máy điều hòa B = 1tr - 0,356 tr = 644.000 đ

Hạch toán:

N156-điều hòa A: 102,75tr + 0,356tr = 103,106tr

N156-điều hòa B: 186tr + 0,644tr = 186,644tr

N133: 28,875 + 0,1 = 28,975tr

C112: 318,725tr

Trường hợp doanh nghiệp phân bổ chi phí mua hàng theo tiêu thức số lượng hàng mua.

Chi phí thu mua phân bổ cho hàng nhập kho

=

Tổng chi phí thu mua hàng
-----------------------------------

Tổng số lượng hàng mua

x

Số lượng từng mặt hàng


Phân bổ chi phí mua hàng theo phương pháp này tính toán dễ dàng nhưng cho kết quả mang tính chất tương đối vì chỉ phụ thuộc vào số lượng hàng nhập.học kế toán thực tế ở đâu tốt nhất tphcm

Ví dụ: Công ty Kế toán Lê Ánh tiến hành mua 400kg nguyên vật liệu A và 600kg NVL B. Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu A và B là 1 triệu đồng.

Công ty Kế toán Lê Ánh tiến hành phân bổ chi phí vận chuyển nguyên vật liệu A và B theo số lượng như sau:

Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu A = 400KG/1000KG *1tr = 400.000đ

Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu B = 1 tr – 0,4tr = 0,6 tr.

Trong thực tế, các chi phí mua hang như chi phí vận chuyển phát sinh và không có hóa đơn GTGT. Cách xử lý như thế nào để chi phí này được tính là chi phí hợp lệ? Mời bạn tham khảo bài viết:

Cách xử lý chi phí vận chuyển không có hóa đơn GTGT

Kế toán Lê Ánh chúc bạn thành công!

KẾ TOÁN LÊ ÁNH

Chuyên đào tạo cáckhóa học kế toán thực hànhvà làmdịch vụ kế toán thuế trọn góitốt nhất thị trường

[Được giảng dạy và thực hiện bởi 100% các kế toán trưởng từ 13 năm đến 20 năm kinh nghiệm]

Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến các khóa học kế toán vàkhóahọc xuất nhập khẩuđang được đào tạo tại trung tâm Lê Ánh, vui lòng truy cập website:www.ketoanleanh.vnđể biết thêm thông tin về các khóa học này.

Trước khi đi vào cách hạch toán tiền ăn ca, ăn trưa cho người lao động thì Kế Toán Thiên Ưng tham khảo 1 vài các quy định liên quan đến tiền ăn như sau:

Quy định về tiền ăn:

1. Thuế TNCN với tiền ăn ca, ăn trưa:

* Nếu doanh nghiệp tự tổ chức nấu ăn, mua phiếu ăn, xuất ăn cho nhân viên thì được Miễn toàn bộ.

* Nếu doanh nghiệp không tự tổ chức nấu ăn - mà chi tiền cho người lao động [phụ cấp vào lương] thì được miễn tối đa 730.000 đồng/người/tháng [Theo Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội]

=> Nếu mức chi cao hơn quy định trên thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.

Chi tiết các bạn xem tại đây: Cách tính thuế TNCN

2. Thuế TNDN với chi phí tiền ăn ca, ăn trưa:

Theo công văn Số: 66920/CT-HTr V/v trả lời chính sách thuế của Cục thuế thành phố Hà Nội thì

Theo quy định tại Thông tư số 96/2015/TT-BTC không khống chế tiền ăn trưa trả cho người lao động.

Công ty có các khoản chi tiền ăn trưa thì để được tính vào chi phí được trừ phải đáp ứng được các điều kiện về hóa đơn chứng từ theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC.

Kế Toán Thiên Ưng mời các bạn tham khảo:
Điều kiện để tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN

Cách hạch toán tiền ăn trưa, ăn giữa ca

Tùy vào hình thức doanh nghiệp chi trả tiền ăn ca, ăn trưa cho cán bộ công nhân viên mà chúng ta sẽ có những cách hạch toán khác nhau. Cụ thể như sau:

* Trường hợp 1: Tiền ăn ca, ăn trưa được phụ cấp vào lương [Phụ cấp bằng tiền, hàng tháng tính trên bảng lương]

Căn cứ vào bảng tính lương: Khoản tiền ăn trưa, ăn giữa ca của nhân viên bộ phận nào thì cho vào chi phí tương ứng bộ phận đó:

Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642

Có TK 334 - Phải trả người lao động

- Khi chi trả cho công nhân viên và người lao động của doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động

Có các TK 111, 112,...

[Lưu ý: Theo Thông tư 133 thì:
+ Các TK 622, 623, 627 hạch toán vào TK 154
+ Chi phí bán hàng hạch toán vào TK 6421
+ Chi phí quản lý DN hạch toán vào TK 6422

Xem thêm:cách làm bảng tính lương hàng tháng trên Excel

* Trường hợp 2: Doanh nghiệp mua phiếu ăn, xuất ăn cho NLĐ:

Hạch toán chi phí:

Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642

Nợ TK 133 [Nếu có và đủ điều kiện khấu trừ]

Có TK 111/112/331

* Trường hợp 3: Doanh nghiệp tự tổ chức nấu ăn [mua thực phẩm về tự chế biến]

Điều kiện:

- Về cơ sở vật chất: có dụng cụ nấu ăn: nồi, bếp...

- Về chứng từ: có hóa đơn, chứng từ theo quy định, đối với chi phí thực phẩm mua không có hóa đơn thì cần lập bảng kê 01/TNDN

Hạch toán chi phí:

Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642

Nợ TK 133 [Nếu có và đủ điều kiện khấu trừ]

Có TK 111/112/331

* Trường hợp 4: có tạm ứng tiền ăn cho người đi mua thực phẩm vào đầu tháng để đi mua thức ăn, thực phẩm trong tháng thì hạch toán:

Nợ 141

Có 111/112: số tiền tạm ứng

Đến cuối tháng tổng hợp hết các chi phí tiền ăn trong tháng rồi tất toán chi phí thì hạch toán:

Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642

Nợ TK 133 [Nếu có và đủ điều kiện khấu trừ]

Có TK 111/112/331 [Số tiền phải chi thêm so với số tạm ứng - Nếu có]

Có 141: số đã tạm ứng

Nếu số tiền đã chi tạm ứng cao hơn với số thực chi trong tháng thì hạch toán

Nợ các TK 622, 623, 627, 641, 642

Nợ 111/112/334/338... Số tiền tạm ứng cao hơn với số thực chi

Nợ TK 133 [Nếu có và đủ điều kiện khấu trừ]

Có 141: số đã tạm ứng

KẾ TOÁN THIÊN ƯNG XIN CHÚC CÁC BẠN LÀM TỐT

Video liên quan

Chủ Đề