Tại sao cần đóng móng ngựa

Khi xem mấy bộ phim, mình hay thấy ngựa nuôi thường được chủ đóng riêng móng sắt và phải thay đổi thường xuyên để giữ sức khoẻ và vệ sinh cho chúng. Thế là mình tự hỏi liệu ở ngoài tự nhiên, những con ngựa sẽ giải quyết việc này thế nào? Liệu lớp móng này khi dày lên ảnh hưởng thế nào đến khả năng di chuyển của chúng.

Bộ móng dài 1m của ngựa bị bỏ rơi suốt 15 năm


Có thể bạn đã từng nhìn thấy hình ảnh những con ngựa với phần móng guốc trở nên quá dài đến mức méo mó và biến dạng. Chỉ nhìn thôi chúng ta cũng đã nhận thấy những con vật này chắc chắn đang cảm thấy đau khổ, khó chịu khi đi lại, thậm chí ở một số trường hợp nặng hơn, chúng còn không thể đi lại.

Tại sao cần đóng móng ngựa

Trước kia, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy 3 con ngựa bị bỏ rơi 15 năm tại một trang trại ở Mỹ với phần móng dài 1m mà không được chăm sóc. Những con ngựa được phát hiện với tình trạng phân trong chuồng đã chất đống cao từ 1-1,2m tại một chuồng trại ở Washington, Oregon. 2 trong 3 chú đã may mắn được giải cứu thành công, còn con thứ 3 thì không may mắn và đã thiệt mạng trong chuồng. Người ta phải tiến hành tiêm thuốc an thần cho 2 con ngựa còn lại để có thể xử lý phần móng quá khổ này.

Tại sao cần đóng móng ngựa

Lý do cho sự phát triển quá mức này là bởi thiếu sự can thiệp của con người. Nhiều loài sinh vật đã bị chủ của chúng bỏ rơi vì nhiều lý do, hoặc có thể là do chúng đã bị xích lại trong các cánh đồng, chuồng trại và bị bỏ quên mất. Đến khi được giải cứu, tình trạng móng của chúng đã thế này và cần đến các biện pháp can thiệp sâu hơn. Vậy nếu ngựa thuần hoá quá phụ thuộc vào con người để giữ gìn sức khoẻ móng guốc, vậy ngựa hoang ngoài tự nhiên sẽ như thế nào?


Móng ngựa thật chất là lớp sừng hoá rất cứng, do đó việc có thêm một chiếc móng sắt sẽ giúp bảo vệ phần móng ngựa, tương tự như cách giày bảo vệ cho đôi chân của con người. Móng ngựa tương tự như móng người, chỉ khác là chúng dày hơn nhiều. Qua thời gian, những ngón chân khác của ngựa đã bị tiêu biến và chỉ còn 1 ngón.

Tại sao cần đóng móng ngựa

Thật ra, móng ngựa khi tiếp đất không hoàn toàn chạm xuống mặt đất mà chỉ có phần viền móng và vách móng mới tiếp xúc đất. Nhờ vào tiết diện tiếp xúc ít, ngựa mới có thể chạy nhanh và đi được trên nhiều điều kiện đường. Đó cũng là nguyên nhân móng ngựa mới có hình dạng như thế để bảo vệ những phần thường xuyên cọ xát về mặt đất. Những người nuôi thường sẽ đóng móng làm bằng kim loại vào phần móng guốc, thường là phần dày không có cảm giác, đôi khi cũng có trường hợp móng ngựa được cố định bằng keo chuyên dụng.

Tại sao cần đóng móng ngựa

Móng sắt cũng là một hình thức bảo vệ và là điểm đỡ của trọng lượng cơ thể, đặc biệt là khi ngựa nuôi phải chịu thêm sức nặng của người cưỡi ngựa, chiếc móng sắt sẽ giúp bảo vệ tốt hơn và ngăn chặn các bệnh lí về lâu dài.

Tại sao cần đóng móng ngựa

Nhắc đến ngựa, người ta hay nghĩ ngay đến khả năng chạy nhanh của nó. Với tốc độ vượt trội cùng khả năng đi đường trường mà từ thời xa xưa, ngựa đã được con người dùng để làm phương tiện di chuyển. Tuy nhiên, vào giai đoạn đầu khi ngựa mới được thuần hoá, loài người đã sử dụng loài vật này ở cường độ quá cao, vượt mức hoạt động trong tự nhiên của chúng. Điều này đã khiến móng ngựa bị mòn nhanh hơn cả quá trình mọc tự nhiên của chúng. Lâu dần gây ảnh hưởng đến tốc độ và sức khoẻ của loài vật này. Vì thế về sau con người mới đóng móng sắt để móng ngựa không bị bào mòn.

Lắp móng ngựa là một công việc đòi hỏi cao

Tại sao cần đóng móng ngựa

Việc lắp móng ngựa là một công việc chuyên nghiệp được thực hiện bởi những người có trình độ chuyên môn. Do bản thân ngựa có giá trị khá cao và cả tiềm năng kinh tế mà chúng đem lại, vì thế ngựa thường được chăm sóc rất cẩn thận. Cùng với đó, chỉ những người thợ chuyên nghiệp mới đủ năng lực đánh giá tình trạng và lựa chọn loại móng phù hợp với từng con ngựa, tránh làm ngựa bị què hay thương tật. Bao gồm cả việc khắc phục các sự cố khi cần thiết. Bạn có biết ở một số quốc gia chẳng hạn như nước Anh, có cả các chính sách pháp lý về việc đóng móng ngựa chỉ dành cho những người trải qua huấn luyện và có trình độ cụ thể. Được biết, các chính sách này là để hạn chế tình trạng đau khổ và vô nhân đạo với ngựa khi bị đóng móng bởi những người thiếu kinh nghiệm.

Tại sao cần đóng móng ngựa

Người thợ lắp móng ngựa (Farrier) được xem là một chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc móng ngựa bao gồm cả việc cắt tỉa, giữ thăng bằng và đóng móng sắt. Người này phải có kỹ năng kết hợp của thợ rèn để chế tạo, điều chỉnh lại móng sắt và bác sĩ thú y, có kiến thức cơ bản về giải phẫu để chăm sóc bàn chân ngựa.

Tại sao cần đóng móng ngựa

Do móng ngựa không ngừng dài ra, nếu không chăm sóc và làm lại thường xuyên, chiếc móng sắt sẽ bị biến dạng và không còn công dụng. Vì thế cứ cách một thời gian nhất định, người ta phải tiến hành thay móng cho ngựa.

Tại sao ngựa hoang lại không phụ thuộc vào con người


Có một số lý do khiến cho ngựa hoang có thể bảo dưỡng móng guốc của chúng một cách tự nhiên.

1.Ngựa hoang vận động nhiều hơn

Tại sao cần đóng móng ngựa

Mặc dù về sau, rất nhiều ngựa nuôi được chủ chăm sóc, có chế độ luyện tập và dạo chơi trong những chuyến đi dài, thậm chí có cả không gian ngoài trời. Tuy nhiên, khi so sánh với mức độ hoạt động của ngựa hoang, những con có thể phải đi lang thang suốt chặn đường dài ở tốc độ cao để tìm kiếm nguồn thức ăn và nước uống. Bên cạnh đó, ngựa hoang còn làm điều này hàng ngày, do đó để so sánh thì cuối cùng ngựa nuôi vẫn có sự chênh lệch đáng kể.

2. Hoạt động trên đa dạng địa hình

Tại sao cần đóng móng ngựa

Tiếp đến là địa hình di chuyển của ngựa hoang, chúng phải trải qua rất nhiều loại địa hình từ những nơi gồ ghề, đến những khu vực có nhiều sạn và đá vụn. Những bề mặt khắc nghiệt đó sẽ giúp mài mòn một cách tự nhiên cho móng vuốt của chúng. Bên cạnh đó, những loại địa hình không mấy thân thiện này còn giúp định hình móng guốc, ngăn ngừa sự phát triển quá mức. Trong khi đó, địa hình mà ngựa nuôi tiếp xúc tương đối phẳng và nhẹ nhàng hơn nhiều. Sàn trong chuồng của chúng có thể nhẵn, được lót cỏ khô mềm để dẫm lên. Khu vực ngoài trời thì có khả năng cao là bằng phẳng và nhiều cỏ, mặc dù đôi khi chúng cũng được huấn luyện tại một số bãi đất gồ ghề, nhưng không thể thường xuyên và nhiều như ngựa hoang. Không chỉ thế ngay cả khi chúng được vận động, chủ sở hữu sẽ luôn lo lắng và cân nhắc về nơi con ngựa sẽ bước đến.

3. Chế độ ăn tự nhiên


Cũng có ý kiến cho rằng chính sự khác biệt trong chế độ ăn uống có thể đã ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của móng guốc. Các chất dinh dưỡng có trong chế độ ăn uống tự nhiên cung cấp đầy đủ khoáng chất cần thiết để giữ cho móng guốc khoẻ mạnh và phát triển. Trong khi đó, chế độ ăn của ngựa nuôi sẽ khác hơn, ít đa dạng hơn. Buộc lòng một số chủ sở hữu phải cung cấp thêm các chất như methionine, canxi, kẽm và đồng để cải thiện sức khoẻ móng.

Tại sao cần đóng móng ngựa

Tóm lại về cơ bản, ngựa hoang không cần đến sự giúp đỡ của con nguời vì chính lối sống hoang dã tự nhiên đã giúp ích cho chúng. Nhu cầu cắt tỉa móng guốc động vật chỉ xuất hiện khi con người bắt đầu thuần hoá chúng.

Theo (1), (2), (3), (4)

Mời xem thêm: Làm thế nào mà người ta vận chuyển ngựa đến các cuộc thi đấu quốc tế?