Tài khoản tạm ứng là gì năm 2024

Các khoản tạm ứng thường gặp như: tạm ứng tiền cho nhân viên đi công tác; tạm ứng tiền để nhân viên đi mua hàng…

Cần phân biệt khái niệm tạm ứng và ứng trước:

  • Tạm ứng với đối tượng nhân viên, người lao động trong doanh nghiệp
  • Ứng trước với khách hàng, nhà cung cấp, đại lý

2. Trả lời: Tạm ứng là tài sản hay nguồn vốn?

Câu hỏi “Tạm ứng là tài sản hay nguồn vốn?” là thắc mắc của nhiều kế toán doanh nghiệp.

Để giải đáp câu hỏi này, trước hết hãy xem lại khái niệm tài sản và nguồn vốn trong kế toán.

Tài sản [Assets]: là tất cả các nguồn lực có giá trị mà một tổ chức sở hữu và kiểm soát, và dự kiến sẽ tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai, bao gồm tài sản vật chất như đất đai, nhà cửa, máy móc, thiết bị và tài sản vô hình như quyền sở hữu trí tuệ hay giá trị thương hiệu

Nguồn vốn [Capital]: là tổng số tiền mà một tổ chức sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư, bao gồm vốn chủ sở hữu [doanh nghiệp hoặc cá nhân góp vào], vốn vay [tài trợ từ các nguồn bên ngoài như các tổ chức tín dụng], và các khoản tài trợ khác như vốn cổ phần hoặc quỹ dự trữ.

Tạm ứng là khoản được doanh nghiệp tạm giao cho nhân viên để thực hiện nhiệm vụ, bản chất của khoản tiền này vẫn thuộc sở hữu của doanh nghiệp. Sau đó mới được đối chiếu với các chứng từ phát sinh để xác định khoản thừa/thiếu và ghi nhận vào chi phí.

Do đây vẫn là khoản tiền thuộc sở hữu của doanh nghiệp, nên tạm ứng là tài sản của doanh nghiệp

3. Hạch toán tạm ứng

Khoản tạm ứng cho người lao động được hạch toán tại tài khoản 141

  1. Khi tạm ứng tiền hoặc vật tư cho người lao động trong doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 141 – Tạm ứng

Có các TK 111, 112, 152,…

  1. Khi thực hiện xong công việc được giao, người nhận tạm ứng lập Bảng thanh toán tạm ứng kèm theo các chứng từ gốc đã được ký duyệt để quyết toán khoản tạm ứng, ghi:

Nợ các TK 152,153, 156, 241, 331, 621,623, 627, 642, …

Có TK 141 – Tạm ứng.

  1. Các khoản tạm ứng chi không hết, phải nhập lại quỹ, nhập lại kho hoặc trừ vào lương của người nhận tạm ứng, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Nợ TK 152- Nguyên liệu, vật liệu

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động

Có TK 141 – Tạm ứng.

  1. Trường hợp số thực chi đã được duyệt lớn hơn số đã nhận tạm ứng, kế toán lập phiếu chi để thanh toán thêm cho người nhận tạm ứng, ghi:

Nợ các TK 152, 153,156, 241, 621, 622, 627,…

Có TK 111 – Tiền mặt.

4. Một số lưu ý khi hạch toán tạm ứng

– Khoản Tạm ứng lương cho người lao động không hạch toán vào TK 141 mà hạch toán vào bên Nợ của TK 334

– Tài khoản tạm ứng 141 chỉ áp dụng với người lao động trong doanh nghiệp.

– Khoản ứng trước cho người bán cũng không hạch toán vào TK 141 mà ghi vào bên nợ của TK 331.

——-

UBot – Hệ sinh thái tự động hoá toàn diện cho doanh nghiệp – cung cấp hơn 100+ robot ảo tự động hóa cho từng quy trình cụ thể của hơn 3000+ doanh nghiệp thuộc đa dạng các lĩnh vực với chi phí hợp lý. Nổi bật nhất trên thị trường là các giải pháp:

  • UBot Invoice – Xử lý hoá đơn tự động hoá
  • UBot ePayment – Hỗ trợ tự động tạo và duyệt đề nghị thanh toán theo từng cấp và từng bộ phận.
  • UBot Matching – Giải pháp tự động đối chiếu chứng từ mua hàng
  • UBot Statement – Giải pháp đối chiếu sao kê ngân hàng và hạch toán công nợ

Quý doanh nghiệp quan tâm xin mời tham khảo và nhận tư vấn bộ giải pháp tự động hóa cho doanh nghiệp tại đây: //ubot.vn

Tôi muốn biết pháp luật hiện nay quy định như thế nào đối với Tài khoản 141 – Tạm ứng trong doanh nghiệp nghỏ và vừa? – Minh Thuận [Thừa Thiên - Huế].

1. Nguyên tắc kế toán Tài khoản 141 – Tạm ứng trong doanh nghiệp nhỏ và vừa

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Thông tư 133/2016/TT-BTC, nguyên tắc kế toán Tài khoản 141 – Tạm ứng trong doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như sau:

- Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tạm ứng của doanh nghiệp cho người lao động trong doanh nghiệp và tình hình thanh toán các khoản tạm ứng đó.

- Khoản tạm ứng là một khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho người nhận tạm ứng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh hoặc giải quyết một công việc nào đó được phê duyệt. Người nhận tạm ứng phải là người lao động làm việc tại doanh nghiệp. Đối với người nhận tạm ứng thường xuyên [thuộc các bộ phận cung ứng vật tư, quản trị, hành chính] phải được Giám đốc [Tổng giám đốc] chỉ định bằng văn bản.

- Người nhận tạm ứng [có tư cách cá nhân hay tập thể] phải chịu trách nhiệm với doanh nghiệp về số đã nhận tạm ứng và chỉ được sử dụng tạm ứng theo đúng mục đích và nội dung công việc đã được phê duyệt. Nếu số tiền nhận tạm ứng không sử dụng hoặc không sử dụng hết phải nộp lại quỹ. Người nhận tạm ứng không được chuyển số tiền tạm ứng cho người khác sử dụng.

Khi hoàn thành, kết thúc công việc được giao, người nhận tạm ứng phải lập bảng thanh toán tạm ứng [kèm theo chứng từ gốc] để thanh toán toàn bộ, dứt điểm [theo từng lần, từng khoản] số tạm ứng đã nhận, số tạm ứng đã sử dụng và khoản chênh lệch giữa số đã nhận tạm ứng với số đã sử dụng [nếu có]. Khoản tạm ứng sử dụng không hết nếu không nộp lại quỹ thì phải tính trừ vào lương của người nhận tạm ứng. Trường hợp chi quá số nhận tạm ứng thì doanh nghiệp sẽ chi bổ sung số còn thiếu.

- Phải thanh toán dứt điểm khoản tạm ứng kỳ trước mới được nhận tạm ứng kỳ sau. Kế toán phải mở sổ kế toán chi tiết theo dõi cho từng người nhận tạm ứng và ghi chép đầy đủ tình hình nhận, thanh toán tạm ứng theo từng lần tạm ứng.

Toàn văn File Word Thông tư hướng dẫn chế độ kế toán năm 2023

.png]

Hướng dẫn tài khoản 141 [tạm ứng] trong doanh nghiệp nhỏ và vừa 2023 [Ảnh minh họa – Nguồn từ internet]

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 141 - Tạm ứng trong doanh nghiệp nhỏ và vừa

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư 133/2016/TT-BTC, kết cấu và nội dung phản ánh của Tài khoản 141 – Tạm ứng được quy định như sau:

Bên Nợ:

Các khoản tiền, vật tư đã tạm ứng cho người lao động của doanh nghiệp.

Bên Có:

- Các khoản tạm ứng đã được thanh toán.

- Số tiền tạm ứng dùng không hết nhập lại quỹ hoặc tính trừ vào lương.

- Các khoản vật tư đã tạm ứng sử dụng không hết nhập lại kho.

Số dư bên Nợ:

Số tạm ứng chưa thanh toán.

3. Nguyên tắc chung trong kế toán đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 133/2016/TT-BTC, nguyên tắc chung trong kế toán đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định như sau:

- Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế nhưng phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý doanh nghiệp và phải thực hiện nhất quán trong năm tài chính.

Trường hợp chuyển đổi trở lại áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Thông tư 133/2016/TT-BTC thì phải thực hiện từ đầu năm tài chính và phải thông báo lại cho cơ quan Thuế.

- Doanh nghiệp vừa và nhỏ căn cứ vào nguyên tắc kế toán, nội dung và kết cấu của các tài khoản kế toán quy định tại Thông tư 133/2016/TT-BTC để phản ánh và hạch toán các giao dịch kinh tế phát sinh phù hợp với đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý của đơn vị.

- Trường hợp trong năm tài chính doanh nghiệp có những thay đổi dẫn đến không còn thuộc đối tượng áp dụng theo quy định tại Điều 2 Thông tư 133/2016/TT-BTC thì được áp dụng Thông tư 133/2016/TT-BTC cho đến hết năm tài chính hiện tại và phải áp dụng Chế độ kế toán phù hợp với quy định của pháp luật kể từ năm tài chính kế tiếp.

Tạm ứng là tài khoản bao nhiêu?

1. Nguyên tắc hạch toán tài khoản 141 – Tài khoản tạm ứng. Tài khoản 141 là tài khoản được sử dụng để phản ánh, thể hiện những khoản tạm ứng của một doanh nghiệp cho những lao động làm việc cho họ. Đồng thời cũng thể hiện tình hình thanh toán của những khoản tạm ứng đó.

Tạm ứng như thế nào?

Tạm ứng là gì? Pháp luật hiện hành không có quy định về việc "tạm ứng". Tuy nhiên, trong việc áp dụng thực tiễn thì có thể hiểu đơn giản, tạm ứng là việc bên có nghĩa vụ trả tiền tiến hành trả trước một khoản tiền cho bên có quyền.

Tạm ứng lương là tài khoản gì?

Căn cứ theo Điều 53 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định về khoản tạm ứng được sử dụng để thanh toán lương cho người lao động được xem là thuộc tài khoản nợ phải trả. Vì vậy, tạm ứng tiền lương, tiền công cho người lao động được hạch toán vào tài khoản 334.

Tạm ứng trong kế toán là gì?

Tiền tạm ứng, hoặc đơn giản là tạm ứng, là một phần của khoản tiền phải trả theo hợp đồng được thanh toán hoặc nhận trước cho hàng hoá hoặc dịch vụ, trong khi số dư ghi trong hóa đơn sẽ chỉ theo sau giao hàng.

Chủ Đề