Tác dụng của lá cách

Đánh giá post

Lá cách chính là loại rau dân dã được nhiều dân miệt vườn yêu thích, một loại rau không thể thiếu trong những món bánh xèo, món cá lia thia kho lạt Không chỉ là món rau mà cây lá lách còn có công dụng tuyệt vời để chữa bệnh.

Nếu bạn đang tìm hiểu tác dụng của cây lá cách, đừng bỏ qua bài viết dưới đây. Mọi thông tin về lá cách: đặc điểm, công dụng, bài thuốc chữa bệnh sẽ được giới thiệu đầy đủ.

Đặc điểm của cây lá cách

Cây lá cách có lá to rộng, thân cây gỗ nhỏ, mọc chủ yếu ở khu vực đồng bằng hoặc giáp vùng núi

Cây lá cách hay còn có tên gọi khác là cây vọng cách. Cây được mọc ở những bờ ao, vách núi, bìa rừng. Đây là cây cỏ hoang thích nghi với vùng nước lợ, nước mặn và nước ngọt.

Cây lá cách thuộc dạng thân gỗ nhỏ, có chiều cao từ 3-5m, đôi khi là cây leo và thường có gai.

Lá cây lá cách có màu sắc thay đổi, có hình trái xoan, hình dầu bục. Chóp lá là hình tù hoặc có mũi ngắn. Lá có chiều dài tời 16cm, rộng tới 12cm hoặc có thể hơn nữa. Lá cây thường có ít lông ở mặt dưới, khi còn non có màu xanh nhưng về già thì chuyển sang màu xanh đậm.

Hoa cây lá cách nhỏ, có màu trắng, hợp thành trùm lớn ở ngọn cây. Còn quả cây lá cách như hình quả trứng, chiều rộng cỡ 3-4mm, một quả được chia làm 4 ô, mỗi ô là một hạt nhỏ.

Ở Việt Nam, cây lá cách được trồng nhiều ở khu vực đồng bằng và gần miền núi, đặc biệt là khu vực đồng bằng miền Tây. Bộ phận rễ, lá cây có thể thu hái quanh năm, lá cây lá cách hái về có thể phơi sấy, sao vàng để làm thuốc chữa bệnh.

Tác dụng của cây lá cách

Rau lá cách vừa có thể ăn vừa có thể sử dụng điều trị nhiều bệnh tật

Những người miền Tây không chỉ sử dụng rau lá cách để ăn sống, làm rau luộc hay chế biến cùng với những thực phẩm khác mà lá cây lá cách còn có những công dụng tuyệt vời hơn rất nhiều.

Theo Y học cổ truyền Đông Nam Á, sử dụng lá cây lá cách làm bài thuốc điều trị ho, hỗ trợ hệ tiêu hóa, giải độc, lợi sữa, trị bệnh kiết lị, thấp khớp hiệu quả. Cách thực hiện đơn giản, nếu sử dụng lá khô là 20-30gam, còn lá tươi là 40-50gam sau đó sắc uống mỗi ngày.

Bên cạnh lá cây thì cành cây lá cách cũng có công dụng chữa bệnh, cành cây nhỏ được phơi héo sau đó vùi trong đống than đang đun chỉ hở một đầu cành cây ra ngoài. Khi thấy đầu cành cây sủi bọt ra ngoài có thể thoa lên vết thương hoặc vết chàm, vết lở loét và cả mụn nhọt sẽ nhanh chóng lành.

Theo nước Ấn Độ, tác dụng của cây lá cách là điều trị bệnh sốt xuất huyết, trị đau dây thần kinh hiệu quả. Ngoài ra, họ còn phát hiện công dụng chữa bệnh sốt, đau bụng, đầy hơi khó tiêu .

Còn đối với người Indonesia, cây lá cách có tác dụng điều trị bệnh đau dạ dày, bệnh gan và làm thuốc hạ nhiệt tốt.

Y học cổ truyền Việt Nam nghiên cứu tìm ra nhiều công dụng từ cây lá cách, với vị ngọt, nhấn và có tính mát đem lại tác dụng của cây lá cách chính là sáng mắt, mát gan, lợi tiểu, lợi tiêu hóa.

Kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy cây lá cách có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gan, bảo vệ gan, chống men gan cao.

Những bài thuốc chữa bệnh từ cây lá cách

Tác dụng của cây lá cách chữa bệnh kiết lỵ:

Cây lá cách pha nước uống là bài thuốc chữa bệnh hiệu quả như bệnh kiết lỵ, phong tế, thấp khớp, lợi sữa cho phụ nữ đang cho con bú,.

Lá cách tươi 30gam, được rửa sạch sau đó giã nát thêm nước sôi vào để nguội. Bạn vắt lấy nước uống, nếu khó uống hãy thêm một ít đường . Ngày uống 30-40ml, đối với trẻ em chỉ cho uống với liều lượng bằng 1 nửa người lớn. Ngoài lá tươi, bạn cũng có thể sử dụng lá khô 15-20gam sắc uống mỗi ngày cũng có hiệu quả chữa bệnh.

Chữa bệnh hậu sản vàng da:

Lá cách được phối hợp với nhân trần, thân và lá cây cối xay. Liều lượng của các vị thuốc là 12gam sau đó sắc lấy nước uống.

Điều trị bệnh phong tê, thấp khớp và tăng lượng sữa cho mẹ nuôi con:

Bạn có thể sử dụng lá khô 30gam sắc uống lấy nước, hoặc có thể sử dụng rễ cây lá cách 20-25gam đều có tác dụng chữa bệnh.

Tác dụng của cây lá cách giải độc bia rượu:

Theo kinh nghiệm dân gian, với những người uống nhiều rượu bia nên ăn sống rau lá cách hoặc ăn rau lá cách luộc, vừa có tác dụng giải rượu vừa giải độc tố rượu ra ngoài và giúp bạn bảo vệ gan.

Rau chân vịt là rau gì và có tốt cho sức khỏe không?

Video liên quan

Chủ Đề