Ta cảnh Lễ hội Hoa phượng đỏ

zeeeeeeeeeeee đúng nhà mình đây rùi hiihihihih

BÀI LÀM

Trong tổng thể Chương trình khai mạc Tuần Văn hóa-Thể thao-Du lịch do NSND Lê Hùng làm tổng đạo diễn và nhà viết kịch Vũ Hải viết kịch bản, gồm 3 chương, Lễ hội Hoa Phượng Đỏ chính là chương 3 với tiêu đề “Hải Phòng- Phượng hồng trong sắc màu thành phố”. Lễ hội Hoa Phượng Đỏ lần thứ 2 chính là điểm nhấn, là “món quà riêng” của thành phố gửi tặng đến bạn bè muôn phương, du khách trong và ngoài nước.
Những ngày tập luyện tại quảng trường Nhà hát thành phố vừa qua của hàng nghìn diễn viên, nghệ sĩ thể hiện rõ quyết tâm của tổng đạo diễn và ê-kíp thực hiện chương trình mong làm nổi bật không gian lễ hội Hoa Phượng Đỏ. Điểm khác biệt mà các nghệ sĩ muốn tạo ra là, sự xuất hiện trên sân khấu vũ đạo hoa phượng hoành tráng. Lớp múa khái quát quá trình hình thành và phát triển của mảnh đất An Biên xưa và Hải phòng hôm nay (phức điệu trong hình tượng hoa phượng đỏ... Các khối phượng vĩ trên sân khấu vào các khối tạo hình tĩnh… Khí nhạc mở đầu chương trình hoành tráng, dạt dào, dẫn dắt người xem thưởng thức ca khúc “Thành phố Hoa Phượng Đỏ” do tam ca Đăng Dương, Trọng Tấn, Việt Hoàn và hợp ca Trường Đại học Hải Phòng biểu diễn. Dưới đường pitch xuất hiện các xe hoa và các khối người trong trang phục nhiều màu sắc của cộng đồng dân cư… Trên sân khấu, các nghệ sĩ biểu diễn phụ họa tạo không gian rực rỡ sắc đỏ. Trong chương trình lễ hội, ca sĩ Mỹ Tâm trình diễn bài hát “Thời hoa đỏ”, sáng tác Nguyễn Đình Bảng, với một phong cách mới, trữ tình
Chương trình nghệ thuật Lễ hội Hoa Phượng Đỏ là sự kết hợp giữa âm nhạc, lời ca khúc, diễn xuất trên sân khấu và dưới đường pitch và lời bình của các NSƯT Lê Chức và Kim Tiến chất chứa tình cảm sâu lắng, phác họa bức tranh Hải Phòng ngày càng phát triển sôi động. Chương trình sẽ dẫn dắt người xem, giới thiệu với du khách tiềm năng du lịch, điểm đến du lịch hấp dẫn, từ nội thành với địa danh kiến trúc, lịch sử đến Cát Bà, di sản thiên nhiên thế giới trong tương lai, một Đồ Sơn với phong cảnh sơn thủy hữu tình và những di tích, danh thắng quốc gia, địa danh đi vào lịch sử dân tộc như bến tàu không số K15, Bến Nghiêng, Đảo Dấu... Hay đó là vùng đất Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Kiến Thụy, Thủy Nguyên, An Lão, nơi in đậm chứng tích hào hùng về những giai đoạn nhất định của lịch sử, địa danh du lịch được du khách ưa thích. Tiêu biểu là khu di tích trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, khu tưởng niệm Vương triều nhà Mạc, núi Voi. Chương trình tái hiện vẻ đẹp của các làng nghề như: tạc tượng Bảo Hà, mộc Kha Lâm, đúc Mỹ Đồng, vận tải An Lư, gốm Dưỡng Động, hoa Đằng Hải, thuốc lào Vĩnh Bảo, nước mắm Cát Hải, bún Trịnh Xá, chiếu cói Lật Dương, bánh đa Nông Xá, cau Cao Nhân,... Hoặc đem đến hình ảnh giữa đại dương bao la quanh năm rì rào sóng biển, đảo Bạch Long Vĩ chờ đợi du khách khám phá những nét hoang sơ và kỳ vĩ. Âm nhạc của bài hát “Thành phố Hoa Phượng Đỏ”, hiệu ứng ánh sáng kết hợp hàng trăm diễn viên, đạo cụ tạo nên không gian đầy sắc màu sẽ kết thúc chương trình Lễ hội Hoa Phượng Đỏ trong màn bắn pháo hoa nghệ thuật

Đến Hải Phòng, du khách thích nhất là vào dịp tháng 5, khi cả thành phố rực màu hoa phượng vĩ; tơ nắng thả nhẹ nhàng qua những chùm hoa tinh nghịch, giỡn đùa với bướm vàng trong râm ran tiếng ve kêu… Màu đỏ ấy tràn lên cả những bức tường, mái phố, hòa cùng màu cờ hoa chào mừng kỷ niệm những ngày tháng 5 lịch sử, làm hồng lên cả khuôn mặt mọi người... Những cây phượng cháy hết mình như muốn hát lên bài ca mừng ngày hội của thành phố, ngày giải phóng Hải Phòng và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, sự kiện thường niên được tổ chức mỗi dịp tháng 5 về.

Ta cảnh Lễ hội Hoa phượng đỏ

Năm 2011, từ ý tưởng tổ chức một lễ hội mang tên loài hoa gắn liền với thành phố - Lễ hội Hoa Phượng đỏ được tổ chức lần đầu tiên và đã nhận được sự đồng thuận và ủng hộ nhiệt liệt của các cấp lãnh đạo và nhân dân thành phố. Nhất là khi thành phố xác định đây trở thành một loại hình lễ hội văn hoá du lịch mới, mang nét độc đáo riêng có của Hải Phòng, được tổ chức thường niên, nhằm quảng bá hình ảnh thành phố. Theo đó, thời gian tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ là tháng 5, thời điểm phượng vĩ nở rực rỡ nhất - tháng có nhiều ngày kỷ niệm lớn của đất nước và thành phố: ngày Giải phóng miền Nam 30/4, ngày Quốc tế Lao động 1/5, Kỷ niệm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5, sinh nhật Bác 19/5. Đặc biệt, mùa phượng nở cũng là dịp người dân thành phố nhớ về ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955) và càng thêm tự hào về những chặng đường phát triển đã qua của một thành phố năng động ở vùng duyên hải phía Bắc của Tổ quốc, là đầu mối quan trọng trong tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh (ảnh minh họa).

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ lấy hình ảnh hoa phượng, gắn với vùng đất, con người Hải Phòng làm cốt lõi và được thể hiện qua các hình thức biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục thể thao trên sân khấu. Trong đó, chất liệu “hoa phượng vĩ” trở thành chủ đề cho các hoạt động của Lễ hội: cuộc thi sáng tác thơ, văn về hoa phượng đỏ; thi ảnh, tranh đẹp về hoa phượng; các chương trình ca nhạc có chủ đề về thành phố và hoa phượng, trình diễn thư pháp về hoa phượng… Sắc đỏ của hoa phượng là gam màu chủ đạo trên sân khấu và trang trí tuyên truyền cổ động trên các tuyến phố và cửa ô.

Xác định mục tiêu đưa Lễ hội Hoa Phượng Đỏ thực sự trở thành lễ hội của nhân dân, thành phố khuyến khích đông đảo quần chúng nhân dân tham gia vào các hoạt động của Lễ hội, quan trọng hơn nữa là phát huy sức sáng tạo của người dân đóng góp các nội dung cụ thể cho lễ hội, làm cho lễ hội thực sự bắt nguồn từ cuộc sống, bắt nguồn từ nhân dân và quay trở lại phục vụ nhân dân. Đó là yêu cầu đã được đặt ra ngay từ sơ khai hình thành ý tưởng tổ chức lễ hội, đồng thời cũng tạo nét độc đáo, hấp dẫn, khác biệt so với các lễ hội khác trong nước và quốc tế.