Sự khác nhau giữa quỹ tín dụng và ngân hàng

TTO - Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đã khẳng định như trên tại Hội nghị tổng kết tình hình hoạt động ngân hàng trên địa bàn TP.HCM năm 2019 khi nhiều quỹ tín dụng than khó cạnh tranh với ngân hàng.

  • Quỹ tín dụng nhân dân Thọ Lộc bị kiểm soát đặc biệt
  • Nguyên chủ tịch Quỹ tín dụng nhân dân Hậu Giang lãnh 30 năm tù
  • Nguyên lãnh đạo Quỹ tín dụng nhân dân Hậu Giang hầu tòa

Tại hội nghị diễn ra ngày 10-1, bà Dương Thị Quỳnh Nga - giám đốc quỹ tín dụng nhân dân An Bình Phú, cho hay hiện nay TP.HCM có 19 quỹ tín dụng đang hoạt động, góp phần đẩy lùi tín dụng đen. Tuy nhiên, các quỹ tín dụng ngày càng chịu áp lực cạnh tranh từ các công ty tài chính, đặc biệt từ các ngân hàng thương mại, trong cả huy động vốn và cho vay.

"Hiện các ngân hàng thương mại đã đặt các phòng giao dịch xuống đến từng phường và tham gia thị trường tín dụng với những khoản vay cá nhân nhỏ trong khi lại có lợi thế hơn quỹ tín dụng về lãi suất cho vay. Do quy mô nhỏ nên các quỹ tín dụng không có được sự đa dạng về các sản phẩm tiền gửi hay có năng lực tài chính để thực hiện các chương trình khuyến mãi như các ngân hàng thương mại", bà Nga nói.

Cũng theo bà Nga, quỹ tín dụng nhân dân dù được phép huy động lãi suất cao hơn các ngân hàng thương mại nhưng chỉ tập trung ở kỳ hạn ngắn và biên độ chênh lệch không nhiều. Do đó cũng rất khó thu hút và giữ chân khách hàng tiền gửi về lâu dài. Vì vậy các chỉ tiêu về vốn huy động thị trường dân cư thường không tăng hoặc tăng thấp.

Kênh huy động vốn cũng không đa dạng, chủ yếu huy động từ dân cư, từ ngân hàng hợp tác… khiến nguồn vốn hoạt động có thời điểm bị thiếu hụt. Mặt khác do nguồn lực tài chính hạn hẹp nên các quỹ tín dụng khó áp dụng công nghệ mới vào kinh doanh để tiếp cận khách hàng, theo kịp xu hướng ngành ngân hàng.

Cùng ý kiến trên, bà Nguyễn Thị Hoàng Vân, tổng giám đốc quỹ CEP, cho rằng dù khi mở ra, các tổ chức tài chính vi mô đã được huy động vốn trong dân chúng nhưng để cạnh tranh với ngân hàng là không thể, cần có sự tiếp sức lớn hơn.

Về quy định các quỹ tín dụng hiện nay không được mở tài khoản thanh toán trực tiếp cho khách hàng, bà Vân cho rằng quy định này làm cho các tổ chức tài chính vi mô hạn chế trong việc tiếp cận, phục vụ đối tượng khách hàng thu nhập thấp.

Bà cũng kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép các quỹ tín dụng tham gia vào hệ thống thanh toán quốc gia để có thể thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt trực tiếp, phục vụ khách hàng nhanh chóng, hiệu quả…

Trả lời các kiến nghị này, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú khẳng định quỹ tín dụng nhân dân phải hoạt động đúng bản chất là mô hình hợp tác xã chứ không thể là một ngân hàng thương mại.

"Ngân hàng Nhà nước rất kiên quyết và không bao giờ chấp nhận lùi bước trước quỹ tín dụng nhân dân. Vì nếu quỹ tín dụng nhân dân mà hoạt động như một ngân hàng thương mại thì sớm muộn gì cũng đổ vỡ và khi đó sẽ ảnh hưởng đến an toàn hệ thống", ông Tú nhấn mạnh.

Về vấn đề cạnh tranh, ông Tú khẳng định quỹ tín dụng nhân dân phải hoạt động với bản chất, chứ nếu huy động ngoài thành viên, cho vay ngoài thành viên khác nào một ngân hàng đại chúng. Phải trở lại bản chất của quỹ thì mới tồn tại và phát triển được.

"Sắp tới Ngân hàng Nhà nước sẽ xây dựng mô hình quản lý, cơ chế vận hành hợp lý với mô hình của quỹ tín dụng nhân dân. Sẽ sớm có hành lang pháp lý để hoạt động tài chính vi mô phát triển lành mạnh, đúng hướng và không thể dần dần biến thành ngân hàng.

Chúng ta đã có bài học quá lớn khi chuyển các ngân hàng từ nông thôn lên thành thị. Do vậy phải có ranh giới phù hợp cho mô hình quỹ tín dụng", ông Tú nói thêm.

Sự khác nhau giữa quỹ tín dụng và ngân hàng
Ngân hàng Quân Đội thừa nhận gặp sự cố lỗi giao dịch online vượt hạn mức

TTO - Trong thông cáo vừa được phát đi chiều nay 9-1, Ngân hàng Quân Đội (MB) thừa nhận gặp sự cố lỗi giao dịch online vượt hạn mức. Ngân hàng này cũng khẳng định sự cố đã được khắc phục.

1. Quỹ tín dụng nhân dân là gì?

Khoản 6 Điều 4Luật các tổ chức tín dụng 2010quy định:

Quỹ tín dụng nhân dânlà tổ chức tín dụng do các pháp nhân, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này và Luật hợp tác xã nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống.

Khoản 1 Điều 3Luật hợp tác xã năm 2012.

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Như vậy, quỹ tín dụng nhân dân do các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình tự nguyện thành lập để hoạt động ngân hàng nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống, đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ.

Sự khác nhau giữa quỹ tín dụng và ngân hàng

Luật sư tư vấn pháp luật ngân hàng – tín dụng qua tổng đài:1900.6568

Xem thêm: Xếp hạng tín dụng nhà nước là gì? Đặc điểm và ví dụ về xếp hạng tín dụng

Quỹ tín dụng nhân dân là gì?

Quỹ tín dụng nhân dân là một tổ chức do pháp dân, hộ gia đình hoặc các cá nhân tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã. Hoạt động như một ngân hàng, quỹ tín dụng giúp hỗ trợ lẫn nhau trong việc phát triển sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân tại địa phương.

Được lập ra trên tinh thần tự nguyện của các cá nhân, vừa là người vay vốn, vừa gửi tiết kiệm đồng thời là người sở hữu tổ chức đó theo mô hình hợp tác xã và hoạt động theo quy định của luật này.

Thông qua các hoạt động tài chính, cho vay, gửi tiết kiệm, hỗ trợ việc làm cho người dân…QTNND đang ngày càng vững mạnh đúng theo quy định của Đảng và Nhà nước. Nhằm đảm bảo hỗ trợ vay vốn cho người dân làm ăn, tạo việc làm cho phụ nữ, xóa đói giảm nghèo, góp phần thúc đấy sản xuất kinh doanh, nâng cao nên kinh tế tại khu vực.

Quỹ tín dụng nhân dân là gì?

Quỹ tín dụng nhân dân là một tổ chức kinh doanh chuyên về tài chính, đây là một doanh nghiệp dưới hình thức hợp tác xã. Tức là những người sở hữu tổ chức này có thể là các doanh nghiệp lớn hoặc nhỏ, hộ gia đình, cá nhân. Bất cứ ai cũng có thể góp vốn vào hợp tác xã và cùng kinh doanh có lợi.

Ngoài ra, hình thức kinh doanh này không giới hạn số lượng người tham gia. Tuy nhiên, một tổ chức quỹ tín dụng nhân dân sẽ cần tối thiểu 7 người sở hữu. Những người sở hữu tổ chức này có thể đồng thời là người vay vốn hoặc gửi tiết kiệm tại đây.

Quỹ tín dụng nhân dân là gì?

Lĩnh vực chính của doanh nghiệp này bao gồm các nghiệp vụ ngân hàng và kinh doanh tiền tệ. Tuy nhiên, hoạt động của họ có những đặc điểm rất khác so với các ngân hàng bình thường. Thông thường, ngân hàng luôn muốn phục phụ tất cả các khách hàng trong và ngoài nước.

Trong khi đó, chỉ những người trong địa phương mới có thể tham gia tổ chức tín dụng này. Họ không phát triển dịch vụ cho toàn bộ các phân khúc khách hàng lớn như ngân hàng.

Sự khác nhau giữa quỹ tín dụng nhân dân và ngân hàng

Quỹ tín dụng nhân dân

Như đã giới thiệu ở trên, quỹ tín dụng nhân dân được thành lập để phục vụ sản xuất và nâng cao đời sống người dân, nguyên tắc thu chi của quỹ là bù đắp chi phí và tích lũy để phát triển cho tương lai. So với ngân hàng thì quỹ tín dụng nhân dân có phạm vi tương đối hẹp, chủ yếu cho người trong phường, xã vay.

Ngân hàng

Còn đối vớingân hàng, mục đích hoạt động chính vẫn là vì lợi nhuận. Ngân hàng hoạt động dựa trên nguyên tắc thu chi hạch toán kinh doanh, lấy thu bù chi và có lãi. Bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào cũng có thể tham gia giao dịch tại ngân hàng vì thế mà phạm vi của nó khá rộng so với quỹ tín dụng nhân dân.