Sự giống nhau khác nhau giữa pháp luật với các quy tắc xử sự khác

So sánh pháp luật với các quy tắc điều chỉnh xã hội khác

Bởi HILAW.VN Cập nhật 10/11/2021
0
Chia sẻ

Pháp luật với các quy tắc điều chỉnh xã hội khác có những điểm giống và khác nhau như thế nào? Cùng HILAW tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Thế nào là quy phạm pháp luật?


Công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội là pháp luật được tạo nên chủ yếu bởi các quy phạm pháp luật. Nó vừa mang những đặc tính của pháp luật lại vừa mang những đặc tính riêng rẽ cả về hình thức lẫn nội dung của nó.


Quy phạm pháp luật xác định rõ những hoàn cảnh, điều kiện tác động của mình, chỉ ra những hậu quả pháp lý mà các chủ thể sẽ phải gánh chịu khi không thực hiện hoặc thực hiện trái với những gì mà nó quy định.


Tựu chung lại, quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện nhằm mục đích để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định.


Quy phạm pháp luật bao gồm những quy tắc xử sự của mọi công dân, quy định về cơ cấu tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, quy định về địa vị pháp lý của các chủ thể.


Xem thêm: //my.desktopnexus.com/luatduongbo/


Những khái niệm đạo đức và pháp luật cần nắm rõ

Đạo đức là gì?

Đạo đức hay chuẩn mực đạo đức là hệ thống các quy tắc, yêu cầu đối với hành vi xã hội của con người, trong đó xác lập những quan điểm, quan niệm chung về công bằng và bất công, về cái thiện và cái ác, về lương tâm, danh dự, trách nhiệm và những phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh thần của xã hội.

Đạo đức ra đời và tồn tại trong tất cả các giai đoạn phát triển của lịch sử. Đạo đức được hình thành một cách tự phát trong xã hội, được lưu truyền từ đời này sang đời khác theo phương thức truyền miệng. Đạo đức thể hiện ý chỉ của một cộng đồng dân cư, ý chí chung của xã hội và đảm bảo thực hiện bằng thói quen, bằng dư luận xã hội, bằng lương tâm, niềm tin của mỗi người.

Đạo đức có nguồn gốc giá trị lâu dài, khi con người có ý thức thì sẽ tự điều chỉnh hành vi đó cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức. Do sự điều chỉnh đó xuất phát từ tự thân chủ thể nên hành vi đạo đức có tính bền vững

Pháp luật là gì?

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí nhà nước, điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Pháp luật thể hiện ý chí của nhà nước, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các hành vi trong xã hội. Pháp luật là sự cưỡng bức, cưỡng chế phải thực hiện tác động bên ngoài, dù muốn hay không người đó cũng phải thay đổi hành vi của mình, nếu không tuân thủ thì sẽ bị cưỡng chế tuân thủ và bị xử phạt. Pháp luật chỉ ra đời và tồn tại trong những giai đoạn lịch sử nhất định, mục đích để điều chỉnh xã hội trong giai đoạn đó. Vì thế pháp luật thường xuyên có sự thay đổi và điều chỉnh nếu như không còn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của xã hội.

Trong đời sống xã hội, pháp luật đóng vai trò rất quan trọng. Nó là công cụ không thể thiếu để bảo đảm cho sự tồn tại và vận hành bình thường của xã hội, của nền đạo đức. Pháp luật là một công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, pháp luật tạo ra môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, làm lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp nên những giá trị mới.

Video liên quan

Chủ Đề