SO2 có làm mất màu dung dịch brom không

60 điểm

nguyễn thị hiền linh

Hiện tượng xảy ra khi dẫn khí SO2 vào dung dịch brom là A. có kết tủa màu vàng. B. có khói màu nâu đỏ. C. có khí mùi hắc thoát ra.

D. dung dịch brom mất màu

Tổng hợp câu trả lời [1]

Dd Br2 có màu nâu đỏ, khi sục SO2 vào dd nước Br2 thì dd brom mất màu do xảy ra phản ứng PTHH: SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4 [dd màu nâu đỏ] [dd không màu] Đáp án D

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Hòa tan hết 39,8 gam hỗn hợp bột kim loại Mg, Al, Zn, Fe cần dùng 800ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 1M [vừa đủ], thu được dung dịch X chứa m gam muối. giá trị của m là A. 72,5. B. 155,0. C. 145,0. D. 125,0.
  • Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa là A. đột biến gen. B. đột biến số lượng nhiếm sắc thể. C. biến dị tổ hợp. D. đột biến cấu trúc nhiếm sắc thể.
  • Khi cho sắt tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch có chứa A. Fe[NO3]3 B. Fe[NO3]3, HNO3 C. Fe[NO3]3 D. Fe[NO3]2, HNO3
  • Nhúng thanh Fe nặng 100g vào 100 ml dung dịch Cu[NO3]2 2M. Sau một thời gian lấy thanh Fe ra rửa sạch làm khô cân được 101,2g [giả sử kim loại thoát ra bám hết lên thanh Fe]. Khối lượng Fe đã phản ứng là : A. 11,20 B. 7,47 C. 8,40 D. 0,84
  • Dẫn từ từ C2H4 vào dung dịch KMnO4, hiện tượng quan sát được là: A. Dung dịch màu tím bị nhạt mầu dần thành không màu. B. Dung dịch không mầu chuyển sang màu tím C. Mầu tím của KMnO4 chuyển dần sang mầu xanh của C2H4[OH] 2 D. Mầu tím của KMnO4 chuyển dần sang không mầu và có vẩn đục màu đen.
  • Phương án nào dưới đây có thể phân biệt được saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ ở dạng bột? A. Cho từng chất tác dụng với dung dịch B. Cho từng chất tác dụng với dung dịch iot. C. Hoà tan từng chất vào nước, sau đó đun nóng và thử với dung dịch iot. D. Cho từng chất tác dụng với vôi sữa
  • Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 3,26 mol O2, thu được 2,28 mol CO2 và 39,6 gam nước. Mặt khác thủy phân hoàn toàn a gam X trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được dung dịch chứa b gam muối. Giá trị của b là A. 31,92 B. 36,72 C. 40,40 D. 35,6
  • Hợp chất Cu – Zn có tính dẻo, bền đẹp, giá thành rẻ nên được sử dụng phổ biến trong đời sống. Để xác định phần trăm khối lượng từng kim loại trong hợp kim, người ta ngâm 10,000 gam hợp kim vào dung dịch HCl dư, khi phản ứng kết thúc thu được 1,12 lít khí hidro [đktc]. Phần trăm khối lượng của Cu trong 10,0 gam hợp kim trên là: A. 67% B. 67,5% C. 33% D. 32,5%
  • Kim loại X được sử dụng trong nhiệt kế, áp kế và một số thiết bị khác. Ở điều kiện thường, X là chất lỏng. Kim loại X là A. Pb. B. W. C. Cr. D. Hg.
  • Khi nói về kim loại, phát biểu nào sau đây sai? A. Kim loại có độ cứng nhất là Cr. B. Kim loại có khối lượng riêng nhỏ nhất là Li. C. Kim loại dẫn điện tốt nhất là Cu. D. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là W.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

Câu hỏi: Những chất làm mất màu dung dịch Brom?

Trả lời: Những chất làm mất màu dung dịch Brom là:

1. Anken, Ankin, Ankadien, … và các hợp chất tương tự [HỢP CHẤT KHÔNG NO]

2. Xicloankan VÒNG 3 CẠNH

3. Andehit và các hợp chất tương tự có nhóm CHO như glucozo, fructozo, mantozo, HCOOR

4.Phenol, anilin, C6H5O-Na, C6H5O-R, C6H5-N[R1]-R2…

Cùng Top lời giải tìm hiểu nội dung về chất hoá học Brom dưới đây nhé!

I. Brom là gì?

Brom là nguyên tố hoá học thứ 03 thuộc nhóm Halogen, có kí hiệu là Br, là một chất lỏng bốc khói màu nâu đỏ ở nhiệt độ phòng, bốc hơi dễ dàng để hình thành chất khí màu tương tự.

Brom nguyên chất có tính phản ứng rất mạnh nên không tồn tại brom ở dạng tự do trong tự nhiên mà chủ yếu tồn tại trong các dạng muối halogen khoáng tinh thể hoà tan không màu, tương tự như muối ăn.

Trạng thái tự nhiên

Trong tự nhiên, Brom chủ yếu tồn tại ở dạng hợp chất, có màu nâu đỏ và hầu hết là muối của bromua của kali, natri, magie.

Muối brom có trong nước biển, hồ, sông và có nhiều ở vùng biển chết.

II. Tính chất của Brom

1. Tính chất vật lý

- Brom là chất lỏng màu đỏ nâu, mùi khó chịu, dễ bay hơi, độc.

- Là chất ôxi hóa yếu hơn clo.

2. Tính chất hóa học

a. Tác dụng với kim loại

Sản phẩm tạo muối tương ứng

Về độ mạnh axit thì lại tăng dần từ HCl < HBr < HI.

c. Tính khử của Br2, HBr

- Brom thể hiện tính khử khi gặp chất oxi hóa mạnh [như nước clo, …]

Br2+ 5Cl2+ 6H2O → 2HBrO3[Axit bromic] + 10HCl

- Tính khử của HBr [ở trạng thái khí cũng như trong dd] mạnh hơn HCl. HBr khử được H2SO4đặc thành SO2.

2HBr + H2SO4đ→ Br2+ SO2+ 2H2O

- Dd HBr không màu, để lâu trong không khí trở nên có màu vàng nâu vì bị oxi hóa [dd HF và HCl không có phản ứng này]:

4HBr + O2→ 2H2O + 2Br2

III. Ứng dụng, điều chế

1. Ứng dụng

Nhờ những tính chất đặc trưng của mình, Brom được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực với nhiều mục đích khác nhau.

+ Được sử dụng như một chất chống cháy. Chất chống cháy brom hoá được dùng làm chất ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình phát lửa do chất dẻo.

+ Nó cũng được sử dụng trong nông nghiệp. Các hợp chất Brom hữu cơ được sử dụng làm thuốc trừ sinh vật gây hại, diệu sâu bỏ và diệt cả các loài gậm nhấm.

+ Dùng làm phụ gia xăng dầu. Tuy nhiên lượng brom sử dụng cho lĩnh vực này có xu hướng giảm dần trong thời gian gần đây.

+ Một công dụng khác có thể ít được biết đến của Brom là dùng để khử trùng bể bơi mái che. Dùng chúng để khử trùng có hiệu quả hơn so với các thuốc khử trùng khác.

+ Được sử dụng trong dược phẩm, sản xuất thuốc nhuộm, mực in và làm thuốc hiện hình trong nghề ảnh.

+ Brom cũng được dùng để khoan dầu. Các hợp chất bromua dạng lỏng được sử dụng làm dung dịch khoan ở những giếng khoan sâu và có áp suất cao.

2. Điều chế

- Nguồn chính để điều chế brom là nước biển.

- Điều chế brom dựa trên sự oxi hóa ion Br-, chất oxi hóa là clo.

IV. Một số hợp chất của brom

1. Hidro bromua và axit bromhidric

- Ở nhiệt độ thường, HBr là chất khí, không màu, "bốc khói" trong không khí ẩm và rất dễ tan trong nước.

- Dung dịch HBr trong nước được gọi là dung dịch axitbromhiđric. Axitbromhiđric là một axit mạnh, mạnh hơn axit clohiđric.

- Tính khử:

HBr có tính khử mạnh hơn HCl, HBr khử được H2SO4đặc thành SO2.

Dung dịch HBr không màu, để lâu trong không khí trở nên có màu vàng nâu vì bị oxi hóa [dung dịch HF và HCl không có phản ứng này]:

2. Hợp chất chứa oxi của brom

- Axit hipobromo [HBrO] có tính bền, tính oxi hóa và tính axit kém HClO.

- Axit bromic [HBrO3].

- Axit pebromic [HBrO4].

Video liên quan

Chủ Đề