So sánh văn hóa pháp và việt nam

Nhân dịp này, vào tối thứ Sáu ngày 23 tháng Mười một năm 2018, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam và Trung tâm Văn hóa Pháp – L’Espace phối hợp tổ chức buổi tọa đàm cùng tên với sự tham gia của tác giả Eva Nguyen Binh, và chuyên gia truyền thông, thạc sỹ Nguyễn Đình Thành.

“Thanh lịch như người Pháp, hiếu khách như người Việt” tập hợp những quan sát thú vị của tác giả Eva Nguyen Binh về những khác biệt thường thấy nhất trong cuộc sống hằng ngày giữa người Pháp và người Việt, từ cách ngồi bên bàn ăn, thói quen tặng quà, những nét tính cách điển hình đến việc phân chia việc nhà, dạy dỗ con cái và cách ứng xử với môi trường sống. Không khen bên này cũng chẳng chê bên kia, “Thanh lịch như người Pháp, hiếu khách như người Việt” tựa như một cuốn cẩm nang sống xinh xắn không chỉ dành cho người Việt khi đến Pháp nói riêng và ra nước ngoài nói chung, mà còn dành cho cả người nước ngoài lần đầu đặt chân tới Việt Nam, muốn nhập gia tùy tục và manh nha tìm hiểu nền văn hóa đa dạng, cởi mở nhưng cũng không kém phần khó hiểu này.

Eva Nguyen Binh là nhà ngoại giao. Bà từng công tác tại Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam trong bốn năm từ 2013 đến 2017, với tư cách Tham tán Hợp tác và Hoạt động Văn hóa kiêm Giám đốc Viện Pháp Việt Nam. Hiện bà là Đại sứ Pháp tại Campuchia.

Với bố là người Việt, Eva Nguyen Binh sinh ra và lớn lên tại Pháp. Bà từng theo học tại Viện Nghiên cứu Chính trị Strasbourg ở Pháp rồi sau đó là Đại học Georgestown ở Mỹ. Bà chính thức vào Bộ Ngoại giao từ năm 1994, làm việc tại Quai d’Orsay ở Paris trước khi được phân công công tác tại các Đại sứ quán Pháp ở Ấn Độ và Bồ Đào Nha.

Bà cũng từng làm việc nhiều năm trong lĩnh vực tư nhân, cụ thể là cho công ty Michelin nổi tiếng.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh nhận xét: “Đọc cuốn sách nhỏ gọn này thật thú vị vì tôi là người Việt đã từng sống, học tập và làm việc nhiều năm tại Pháp, cụ thể hơn là tại thủ đô Paris. Do vậy, tôi hoàn toàn hiểu được cách nhìn “lưỡng thể” và mong muốn làm cầu nối giúp cho mỗi bên có thể hiểu cách ứng xử, tập quán sinh hoạt của bên kia, hiểu chứ không nhất thiết đồng tình hay thích thú. Hoàn toàn có thể trao đổi, bình luận, thậm chí tranh luận về cách lý giải hành vi, hiện tượng nhưng hoàn toàn không thể phủ nhận những hiện tượng, hành vi hay và không hay được tác giả nêu. Chẳng hạn sự khác biệt giữa người Việt và người Pháp và phương Tây nói chung về ranh giới giữa không gian riêng tư và không gian công cộng: người Việt thường nói to, cười to nơi công cộng khiến người phương Tây ngạc nhiên, thậm chí khó chịu; còn chúng ta thì có thể nêu cảnh hai người yêu hôn nhau nơi công cộng tại Pháp và các nước phương Tây thường được người Việt nghĩ rằng có sự lẫn lộn giữa hai không gian công cộng và riêng tư.

Chị Eva chọn cách trò chuyện để giới thiệu một cách giản dị, cụ thể, dễ hiểu “le savoir-vivre” [lối sống quy củ, phong cách sống sành điệu] của người Pháp, “les bonnes manìeres” [phép lịch sự] “kiểu Pháp”.”

Bìa sách Thanh lịch như người Pháp - Hiếu khách như người Việt người Pháp và người Việt

Còn Giáo sư Ngô Bảo Châu thì cho rằng: “Tác giả Eva Nguyen Binh từng có thời gian dài sống ở Việt Nam và đặc biệt gắn bó với đất nước này nên dù phân tích nhiều tình huống trong cuộc sống hằng ngày mà ở đó thói quen ứng xử của người Pháp và người Việt khác nhau, tác giả, với những quan sát tinh tế của mình, vẫn giữ được góc nhìn khách quan, không định kiến. Thanh lịch như người Pháp, hiếu khách như người Việt thực sự là một quyển sách hữu ích với người trẻ, có khát khao tìm hiểu thế giới, và cả những người không còn trẻ nữa.”

Diễn viên, doanh nhân Lý Nhã Kỳ lại có nhận định: Cuốn “Thanh lịch như người Pháp, hiếu khách như người Việt” đưa ra những so sánh thật thú vị và hài hước về sự khác biệt giữa hai nền văn hóa Pháp-Việt vốn sẵn có những quan niệm, cảm hứng, ảnh hưởng rất riêng, thậm chí là trái ngược. Tác giả Eva Nguyen Binh hoàn toàn có lý với những quan sát, so sánh, đánh giá đó, đặc biệt sau nhiều năm thực sự trải nghiệm từ cương vị một nhà ngoại giao đã gắn bó với Việt Nam và nhất là từ tình yêu sâu đậm của cha mẹ mình, một người đàn ông Việt và một phụ nữ Pháp.”

Buổi tọa đàm về cuốn sách này diễn ra lúc 18h00, thứ Sáu ngày 23 tháng Mười một năm 2018, tại Hội trường Trung tâm Văn hóa Pháp, 24 Tràng Tiền, Hà Nội.

Nước Pháp là một quốc gia châu Âu có nền văn hóa vô cùng phong phú. Đất nước này còn tiếp đón nhiều luồng văn hoá trên khắp năm châu, tạo thành một vẻ đẹp văn hoá đa dạng, đầy sức sống. Việt Nam là một trong những nước châu Á có nhiều mối quan hệ đặc biệt lâu đời với Pháp, nhất là về mặt văn hoá.

Ngược dòng thời gian vào thế kỷ thứ 16, một nhà truyền giáo gốc người Pháp [sanh tại Avignon], ông Alexandre de Rhodes, là người đầu tiên viết tự điển bằng 3 thứ tiếng Việt-Bồ-La [Dictionarium Annamiticum Lusitanum Latinum] in tại Rome năm 1651. Về sau quyển tự điển đã được các nhà ngôn ngữ học, sử học sử dụng để tham khảo cho các công trình nghiên cứu về chữ Quốc ngữ tại Việt Nam. Lịch sử ghi nhận ông là người đã hệ thống hoá cách viết của chữ Quốc ngữ, đã giúp cho dân tộc Việt Nam phổ biến được rộng rãi những trước tác được viết bằng ngôn ngữ Hán-Nôm.

Bên cạnh đó, có rất nhiều người Pháp trong mọi lãnh vực đã đến Việt Nam tìm hiểu và nghiên cứu văn hoá của người Việt [hầu hết là những nhà dân tộc học] như các ông Cadiere, Haudricourt, Maspero, Cordier… Sau này, có những nhà nghiên cứu nổi tiếng về Việt Nam học, điển hình như ông Emile Gaspardone, một đại giáo sư tại College de France về văn hoá và lịch sử Việt Nam, người đã dựng một thư mục đăng trong tạp chí Trường Viễn Đông Bác Cổ năm 1934, gồm có 154 danh sách các bài viết và sách báo đã được in ra bằng ngôn ngữ Hán-Nôm.

Bác sĩ Yersin là người đã xây dựng nên thành phố Đà Lạt mộng mơ nơi cao nguyên Trung phần Việt Nam, là người có công trong việc hình thành nét đẹp của thành phố này.

Nhà nghiên cứu Maurice Durand đã sưu tầm rất nhiều dân ca Việt Nam. Ông đã cùng Giáo sư Pierre Huard [một giáo sư y học nhưng lại yêu thích văn hoá] viết quyển “Những điều cần biết về Việt Nam” [Connaissances du Vietnam]. Đây là cuốn sách tập trung tất cả những phong tục tập quán của người Việt Nam từ cách ăn mặc, làm việc, tiêu khiển, tín ngưỡng… để những ai muốn tìm hiểu văn hoá và con người Việt Nam có thể nắm sơ lược.

Khi người Pháp tìm hiểu văn chương Việt Nam, một số lớn lúc gặp quyển Kim Vân Kiều đã hết sức khâm phục tài nghệ của cụ Nguyễn Du và có rất nhiều người Pháp chịu khó dịch lại hơn 3.000 câu thơ của tác phẩm này.

Năm 1884, ông Abel des Michels là người đầu tiên dịch Truyện Kiều ra Pháp ngữ và in thành 3 bổn. Đến năm 1915, một nhà văn Pháp tên Leon Masse, một sĩ quan hải quân rất mê Truyện Kiều đã dịch toàn bộ truyện ra tiếng Pháp, lấy bút hiệu bằng tiếng Việt là Thu Giang. Năm 1926, một nhân viên của Toà Khâm sứ Pháp tên là Rene Crayssac, và năm 1943 một sĩ quan hải quân khác tên là Marcel Robbe cũng dịch Truyện Kiều sang tiếng Pháp… Điều này chứng tỏ trong tất cả những người Âu Mỹ có dịp tiếp cận với nền văn chương Việt Nam, đa phần chỉ có người Pháp là đi sâu vào lãnh vực này, họ tìm hiểu, thích thú và thưởng thức cái đẹp trong đó.

Khi người Việt sang sanh sống tại đất Pháp, cũng có một số người ngoài việc học tập người Pháp về mặt khoa học-kỹ thuật còn am hiểu văn hoá Pháp một cách sâu sắc. Người Việt sử dụng tiếng Pháp một cách tinh vi đến đỗi Hàn lâm viện Pháp phải tặng cho họ những giải thưởng.

Năm 1961, ông Phạm Văn Ký đã viết cuốn tiểu thuyết bằng tiếng Pháp “Perdre la demeure” [Đánh mất ngôi nhà] và được giải thưởng của Hàn lâm viện Pháp.

Sau này bác sĩ Nguyễn Khắc Viện cũng được Hàn lâm viện Pháp tặng một giải thưởng đặc biệt vì đã cho xuất bản bằng tiếng Pháp nhiều quyển sách về lịch sử và văn hoá Việt Nam với lời văn rất trau chuốt.

Giáo sư Phạm Duy Khiêm [anh ruột của nhạc sĩ Phạm Duy] là người đầu tiên được vào học Trường Đại học Sư phạm đường Ulm [cùng một khoá với cố Tổng thống Pháp Georges Pompidou và cố Tổng thống Senegal Louis Senghord], đã viết rất nhiều quyển sách bằng tiếng Pháp, rất được người Pháp yêu chuộng; chúng ta chỉ nhắc lại hai quyển: “Legendes des Terres Sereines” [Huyền thoại miền Thanh Lãng] bao gồm những truyền thuyết và cổ tích Việt Nam, và quyển “La femme de Nam Xương” [Người thiếu phụ Nam Xương].

Một người Việt nữa cũng từng học Trường Đại học Sư phạm Pháp là triết gia Trần Đức Thảo [cùng một khoá với triết gia rất nổi tiếng của phái Hiện sinh là Jean Paul Sartre]. Trần Đức Thảo từng thảo luận nhiều điều với Jean Paul Sartre, khiến cho rất nhiều lần Jean Paul Sartre phải nhìn nhận Trần Đức Thảo có lý. Thật tự hào vì một triết gia Pháp nổi tiếng thế giới mà chủ nghĩa Hiện sinh của ông ảnh hưởng khá đậm nét trong giới triết học, văn chương, âm nhạc, thi ca lúc bấy giờ, lại từng tranh luận tay đôi ngang hàng và chấp nhận những lý luận của Trần Đức Thảo.

Ngoài ra, một sinh viên Việt Nam lỗi lạc khác, trong tháng 5 và tháng 6/1932, đã bảo vệ thành công hai luận án Tấn sĩ quốc gia Pháp về Luật và Văn chương lúc 22 tuổi. Ông là Nguyễn Mạnh Tường, “lưỡng khoa tấn sĩ” lừng danh trong lịch sử Việt Nam và Pháp. Năm 1989, khi Nguyễn Mạnh Tường trở lại Pháp, ông lại được nhắc tới với một sự tôn kính và khâm phục của Hiệu trưởng Trường Đại học Paris VII: “Đã 60 năm qua, trên đất nước Pháp này, chưa có một sinh viên Pháp hay sinh viên quốc tế nào phá được kỷ lục của Giáo sư kính mến: Hai bằng Tiến sĩ quốc gia ở tuổi 22" [dẫn theo bài viết của nhà sử học Dương Trung Quốc]. Theo những tư liệu về Nguyễn Mạnh Tường, trong số 4 luận án Tấn sĩ của ông [gồm 2 luận án chánh và 2 luận án phụ] thì đã có tới 3 đề tài về văn chương, luật pháp và xã hội Việt Nam. Điều đó cho thấy rằng, Giáo sư Nguyễn Mạnh Tường tuy học văn hoá Pháp, nhưng vẫn tôn trọng văn hoá Việt, và sau này về nước lại đem những hiểu biết đó đào tạo sinh viên Việt Nam, giúp cho sinh viên Việt Nam hiểu biết thêm về văn hoá phương Tây để so sánh với văn hoá của mình.

Riêng tôi, bắt đầu sang Pháp năm 1949, theo học Luật Quốc tế tại Viện Khoa học Chánh trị Paris [Institut d’etudes Politiques] và năm 1951 ra trường với bằng cấp về Giao dịch Quốc tế [Relations Internationales]. Năm 1954, tôi theo học tại Viện nhạc học Paris [Institut de Musicologie]. Tháng 6/1958, tôi bảo vệ thành công luận án Tấn sĩ Đại học Văn khoa Pháp [môn Âm nhạc học] với luận án chánh: “Âm nhạc truyền thống Việt Nam” và luận án phụ: “Khổng Tử và âm nhạc”.

Bách khoa Từ điển Gallimard năm đó chuẩn bị viết một chương lớn về các truyền thống âm nhạc của châu Á mà trong đó không có dự định cho Việt Nam một trang nào cả. Ông chủ biên Roland Manuel mời tôi đến và nói: “Tôi có được may mắn nghe ông bảo vệ luận án Tấn sĩ về âm nhạc Việt Nam, tôi thấy rằng truyền thống Việt Nam rất sâu sắc và khác hẳn văn hoá Trung Quốc... Tôi đề nghị xén bớt mỗi truyền thống của châu Á 1 trang và mót được 9 trang, chẳng hay ông có bằng lòng viết 1 bài về truyền thống Việt Nam với số trang ấy không, để cho Việt Nam có mặt với các nước khác?” Tôi bằng lòng và bài đó là bài đầu tiên được đăng trong một bách khoa từ điển âm nhạc danh tiếng của nước Pháp.

Tiếp tục, các nhà xuất bản Larousse, Fasquelles, Retz mời tôi viết bài về âm nhạc Việt Nam và âm nhạc châu Á. Nhờ đó trong giới nghiên cứu âm nhạc tôi đã có một vị trí khả quan.

Năm 1959, khi tôi đề nghị tổ chức một Trung tâm học nhạc Đông phương, trong đó khoa dạy chánh là Âm nhạc truyền thống Việt Nam, tôi đã được các chuyên gia trong các Bảo tàng viện lớn và thầy Chailley GS tại Sorbonne, sau đó Bộ Văn hoá, ủng hộ triệt để, giúp tôi thực hiện được lý tưởng đem nhạc Việt Nam và nhạc châu Á đến với sinh viên Pháp và những người yêu nhạc Đông phương…

Vào năm 1967, tôi lãnh chức vụ Nghiên cứu sư [Maitre de Recherches], vị trí này được quyền định đoạt đề tài nghiên cứu cho mình, đồng thời có thể chỉ đạo nghiên cứu cho sinh viên soạn luận án Tấn sĩ. Trong lúc này tôi lại được bổ nhậm điều khiển một chương trình nghiên cứu đặc biệt mang tên “RCP Việt Nam” [Recherche Cooperative sur Programm Việt Nam] với nhiều dụng cụ, kinh phí để tôi mang về Việt Nam cộng tác với Viện nghiên cứu Âm nhạc, Viện trưởng là cố GS Lưu Hữu Phước. Trong 3 năm trời, đề tài nghiên cứu quan trọng nhứt của tôi là ngôn ngữ, âm nhạc, kịch nghệ truyền thống Việt Nam...

Khi nước Pháp vinh danh khoảng 50 kiều dân đang sống tại Pháp, những người nổi tiếng trên thế giới mà vẫn còn giữ bản sắc văn hoá của nước mình, tôi là người Việt Nam được tuyển lựa và nhờ vậy, cây đờn tranh cùng Luận án về Âm nhạc dân tộc của tôi được cả nước Pháp biết.

Mặc dầu Chánh phủ Pháp biết tôi đặt trọng tâm nghiên cứu, giảng dạy về Âm nhạc Việt Nam nhưng đã tặng cho tôi “Chương Mỹ Bội tinh” cấp Sĩ quan và năm 1993, khi Tổng thống Francois Mitterand trong chuyến công du đến Việt Nam có mời tôi theo đoàn tuỳ tùng của ngài.

Sự kiện đó chứng tỏ nước Pháp rất tôn trọng văn hoá của các dân tộc khác và tạo điều kiện thuận tiện để cho họ phát triển nền văn hoá đó, song song với việc tiếp nhận văn hoá Pháp trong đời sống và trong trường học.

Người Pháp rất hãnh diện có được rất nhiều kiều dân không phải sanh tại nước Pháp lại được nổi danh từ nước Pháp, đem vinh dự chẳng những cho Pháp mà cho cả dân tộc của họ.

Người Việt Nam nói riêng và các dân tộc khác nói chung, trong mối quan hệ với nước Pháp, chẳng những tiếp thu được văn hoá Pháp, thành tài trên đất Pháp mà ngược lại còn tạo điều kiện cho nước Pháp có được một nền văn hoá đa dạng muôn hình vạn sắc, đặc biệt là mối liên hệ sâu sắc giữa hai đất nước phương Tây và phương Đông như Pháp với Việt Nam./.

Chủ Đề