So sánh huyets áp buổi sáng và buổi tối năm 2024

Với những bệnh nhân Tăng huyết áp, tăng huyết áp về đêm là một yếu tố dự báo quan trọng các kết cục bất lợi, điều này đã dẫn đến giả thuyết rằng dùng thuốc hạ huyết áp vào buổi tối có thể cải thiện kết cục tim mạch. Tuy nhiên,cho đến nay câu trả lời cho vấn đề dùng thuốc huyết áp buổi sáng hay buổi tối sẽ đem lại lời ích cho tim mạch vẫn là một vấn đề gây tranh cãi. . Những cá thể không có trũng HA ban đêm (non – dipper) này là những người có nguy cơ tim mạch cao hơn và HA ban đêm là một trong những yếu tố tiên đoán nguy cơ tim mạch tốt nhất.

Vì vậy, nghiên cứu TIME ra đời với mục đích trả lời cho câu hỏi rằng liệu sử dụng thuốc hạ huyết áp một viên một ngày vào buổi tối có mang lại hiệu quả tối ưu hơn so với khi dùng vào buổi sáng hay không… Đây là thử nghiệm lâm sàng thực tế, tiến cứu, phi tập trung ngẫu nhiên, nhãn mở, kết cục mù . Thử nghiệm lâm sàng phi tập trung là mô hình sẽ được thực hiện nhiều trong tương lai. Các bệnh nhân sẽ được sàng lọc, phân ngẫu nhiên và theo dõi qua 1 cổng online và qua email. Các BN tham gia nghiên cứu sẽ được phân ngẫu nhiên uống thuốc vào buổi sáng từ 6 đến 10g hoặc vào buổi tối từ 8 đến 12g đêm. Kết cục chính nhập viện do nhồi máu cơ tim không tử vong, đột quỵ không tử vong hay tử vong do mạch máu. Thời điểm kết thúc giai đoạn theo dõi bệnh nhân được xác định khi có ít nhất 631 bệnh nhân gặp biến cố kết cục chính. Các biến cố sẽ được thu nhận từ những cá nhân tham gia, các bác sỹ gia đình và bệnh viện, cũng như thực hiện các liên kết hồ sơ. Ngoài ra, tất cả biến cố nhập viện và tử vong cũng đều được ghi nhận trong cơ sở dữ liệu của Dịch vụ y tế quốc gia NHS

Kết quả

Có 21.104 bệnh nhân thỏa mãn tiêu chuẩn vào nghiên cứu được theo dõi trung bình 5,2 năm với thời gian dài nhất là 9,3 năm. Độ tuổi trung bình là 65 trong đó 58% là nam và 98% là người da trắng. Nghiên cứu kết thúc theo dõi tại thời điểm 362 bệnh nhân dùng thuốc buổi tối và 390 bệnh nhân dùng thuốc buổi sáng gặp biến cố kết cục chính. .

Khi theo dõi các bệnh nhân trung bình 5,2 năm, không có sự khác biệt về kết cục chính khi uống thuốc vào thời điểm buổi tối hay buổi sáng. Kết cục về các tiêu chí thành phần như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tử vong do tim mạch tử vong do mọi nguyên nhân, suy tim nhập viện hoặc tử vong cũng cho thấy hai thời điểm uống thuốc có hiệu quả điều trị như nhau. .

So sánh huyets áp buổi sáng và buổi tối năm 2024

Bảng 1. Kết cục chính và các tiêu chí thành phần

Về tính an toàn, tác dụng phụ như chóng mặt hoặc choáng váng, đau bụng hoặc khó tiêu, tiêu chảy và đau cơ được báo cáo nhiều hơn trên nhóm bệnh nhân sử dụng thuốc vào buổi sáng. Tuy nhiên, việc đi vệ sinh quá nhiều vào ban ngày hoặc ban đêm và các tác dụng phụ khác không được chỉ định thường được ghi nhận nhiều hơn ở nhóm bệnh nhân sử dụng thuốc buổi tối..

Trong báo cáo cuối cùng, tỷ lệ không tuân thủ điều trị ở nhóm bệnh nhân sử dụng thuốc ban ngày là 7,1% so với nhóm dùng thuốc ban đêm là 19,8%. Từ thông số huyết áp của bệnh nhân cho thấy nếu uống thuốc hạ áp vào buổi tối, huyết áp vào buối sáng sẽ thấp hơn và ngược lại, uống thuốc vào buổi sáng sẽ làm huyết áp buổi tối thấp hơn. Sự khác nhau này không quá chênh lệch, chỉ 1,7 mmHg với huyết áp tâm thu nhưng cũng cho thấy tác dụng của thuốc hạ áp không như nhau suốt 24 giờ mà có hiện tượng đáy – đỉnh.

Bàn luận

Thời điểm kết thúc nghiên cứu với số lượng bệnh nhân gặp biến cố kết cục chính như trong mục tiêu ban đầu khó dự đoán vì thu thập biến cố theo cụm và việc truy cập vào cơ sở dữ liệu từ NHS bị chậm trễ do đại dịch Covid-19 xảy ra trên toàn cầu. Thêm vào đó, nhóm nghiên cứu chỉ tính toán mục tiêu kết cục chính, do đó,so sánh trong nhóm nhỏ và kết cục phụ có thể không có hiệu lực đủ để phát hiện những khác biệt có ý nghĩa lâm sàng giữa thời gian sử dụng các liều.

Nghiên cứu TIME là một trong những nghiên cứu về tim mạch lớn nhất từ trước đến nay được tiến hành. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra đáp án rõ ràng cho câu hỏi nghiên cứu đặt ra ban đầu: Việc sử dụng thuốc kiểm soát huyết áp buổi sáng hay buổi tối không ảnh hưởng đến tác dụng bảo vệ chống lại nhồi máu cơ tim, đột quỵ hay tử vọng do mạch máu. Vì vậy, bệnh nhân Tăng huyết áp nên sử dụng thuốc huyết áp vào cùng 1 thời điểm thuận tiện trong ngày với họ để giảm thiểu nguy cơ xảy ra các biến cố bất lợi.

Theo ThS. BS. Nguyễn Thu Huyền, Khoa Nội tim mạch, Bệnh viện 19-8, tăng huyết áp vốn được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” bởi bệnh thường tiến triển âm thầm cho đến khi người bệnh gặp các biến cố nghiêm trọng về sức khỏe như đột quỵ, nhồi máu cơ tim cấp, mờ mắt…

Khi bị tăng huyết áp, người bệnh cần tuân thủ 5 nguyên tắc điều trị bệnh bao gồm: Duy trì chế độ ăn uống phù hợp, từ bỏ các thói quen xấu, tập thể dục thể thao, tuân thủ dùng thuốc điều trị và tái khám đúng hẹn.

Mục tiêu của điều trị tăng huyết áp là ngăn chặn các biến chứng của huyết áp cao lên các cơ quan đích như mắt, tim, não, mạch máu, thận...

Vì vậy, việc điều trị huyết áp cần đạt hai yêu cầu là: đạt được huyết áp mục tiêu (dưới 130/80 mmHg) và giảm tối đa nguy cơ tổn thương đích.

Liên quan đến vấn đề thời điểm uống thuốc, nhiều bệnh nhân thường thắc mắc uống thuốc huyết áp vào buổi sáng có tốt hơn buổi tối không. Giải đáp câu hỏi này, ThS. BS. Nguyễn Thu Huyền cho biết, hiện nay chưa có khuyến cáo nào cụ thể về thời điểm dùng thuốc điều trị tăng huyết áp.

Đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện để so sánh hiệu quả điều trị khi uống thuốc buổi sáng và tối. Kết quả là không tìm thấy sự khác biệt ở nhóm sử dụng thuốc vào buổi sáng và cả nhóm uống thuốc vào buổi tối trong việc bảo vệ chống lại cơn đau tim, đột quỵ hoặc các bệnh về tuần hoàn…

Do đó, điều quan trọng là người bệnh nên uống thuốc vào thời điểm nhất quán phù hợp nhất với mình, dùng thuốc đều đặn hàng ngày vào cùng một thời điểm, ThS. BS. Nguyễn Thu Huyền cho biết.

2. Cần làm gì nếu quên uống thuốc vào giờ cố định?

Vậy nếu quên uống thuốc vào giờ cố định thì nên uống ngay khi nhớ ra hay để hôm sau mới uống? ThS. BS. Nguyễn Thu Huyền cho biết, hầu hết các thuốc điều trị huyết áp đều có tác dụng hạ huyết áp từ từ và kéo dài. Vì vậy nếu quên thì có thể uống vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày mà người bệnh nhớ ra. Người bệnh có thể dùng thuốc huyết áp thường xuyên vào thời điểm thuận tiện trong ngày để tránh quên thuốc.

Thuốc trị tăng huyết áp cần uống đều đặn và đúng liều theo hướng dẫn của bác sĩ, không phải chỉ khi huyết áp cao mới uống. Tuyệt đối không tự ý ngừng thuốc, bỏ thuốc, thay đổi thuốc hoặc tự tăng/ giảm liều thuốc.

Bởi hơn 90% bệnh nhân tăng huyết áp nguyên phát, tức là không tìm được căn nguyên, chỉ có thể ổn định huyết áp nếu dùng thuốc thường xuyên phối hợp với kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ góp phần gây tăng huyết áp. Nếu bệnh nhân ngừng sử dụng thuốc, chỉ số huyết áp có thể tăng vọt lên, gây nguy hiểm đến tính mạng.

So sánh huyets áp buổi sáng và buổi tối năm 2024

Nếu quên thì người bệnh cao huyết áp có thể uống vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày ngay khi nhớ ra.

Trong trường hợp bệnh nhân đang sử dụng thuốc mà huyết áp đột ngột tăng cao (nhất là trên 180/110mmHg) thì cũng không nên tự ý uống tăng liều thuốc. Khi đó, người bệnh cũng như gia đình cần bình tĩnh cho người bệnh nằm nghỉ ngơi 10-15 phút rồi đo lại huyết áp để xác định mức độ tăng huyết áp.

Chú ý theo dõi và phát hiện ngay những triệu chứng bất thường như đau thắt ngực, đau đầu, khó thở, nhìn mờ, rối loạn tiểu tiện, buồn nôn, nôn ói, lơ mơ, co giật…và báo ngay cho bác sĩ hoặc đưa bệnh nhân nhập viện cấp cứu để tránh tai biến đáng tiếc.

Nguồn tin : https://suckhoedoisong.vn/nen-uong-thuoc-tri-tang-huyet-ap-vao-buoi-sang-hay-buoi-toi-169231222145000725.htm