So sánh ethanol và methanol

Cả hai loại cồn Ethanol và Methanol đều khá phổ biến hiện nay, chúng được sản xuất chủ yếu bằng phương pháp chưng cất và lên men. Nhưng Ethanol ít độc hại hơn do chúng được sản xuất bằng ngũ cốc và tinh bột.

Trong khi đó Methanol là loại dung môi dùng nhiều trong công nghiệp. Nó chủ yếu dùng vào mục đích hòa tan các chất vô cơ, hữu cơ và để điều chế ra các hóa chất công nghiệp khác. Methanol gây ngộ độc, thậm chí dẫn đến nguy hiểm đến tính mạng cho con người.

So sánh ethanol và methanol

1. Phân Biệt Ethanol và Methanol

1.1 Ethanol (CH3CH2OH)

Là rượu được sản xuất ra bằng cách lên men hoặc chưng cất các loại trái cây hoặc gạo. Trong công nghiệp để sản xuất lượng lớn Ethanol người ta áp dụng phản ứng axit-xúc tác hydrat với etylen. Ethanol là nguyên liệu chính cho các loại thức uống có cồn như bia, rượu, nước trái cây lên men…

Ethanol nếu có cách nhìn xác đáng, khi dùng ở lượng vừa phải sẽ không gây hại cho cơ thể, thậm chí sẽ tốt sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa.

So sánh ethanol và methanol
Cấu Tạo Phân Tử Ethanol

1.2 Methanol (CH3OH)

Methanol thì khác, nó được sản xuất từ các loại vật liệu có chứa cenlulose. Ứng dụng của Methanol chủ yếu trong các ngành công nghiệp, đóng vai trò như chất hòa tan các chất vô cơ hay hữu cơ. Methanol cũng được dùng làm nguyên liệu để sản xuất ra các loại hóa chất khác.

Methanol hoàn toàn không tốt cho cơ thể, khi ngộ độc Methanol dù chỉ một lượng nhỏ cũng dễ gây tổn thương gan, thận và các cơ quan nội tạng khác.

So sánh ethanol và methanol
Cấu Tạo Phân Tử Methanol

2. Cách Kiểm Tra Rượu Có Chứa Methanol

Tuy cả 2 chất này đều gây hại đến sức khỏe, đặc biệt là Methanol. Nhưng trong thành phần rượu đều có sự hiện diện của chúng, nhưng Methanol chỉ được cho phép ở mức 0,1 % . Nhưng vì lợi nhuận người bán đã tăng hàm lượng Methanol lên nhằm tăng thể tích cũng như tăng độ rượu.
Để kiểm tra bằng mắt thường rượu có chứa Methanol hay không bạn có thể làm theo một số cách sau đây:

  • Ngửi rượu: nếu ngửi rượu không nghe thấy mùi gạo nếp, hương trái cây mà nặng mùi cồn, mùi hóa chất. Chứng tỏ rượu đã được pha Methanol khá nhiều.
  • Thử với lửa: đổ một ít rượu lên giấy và đốt, nếu ngọn lửa màu vàng chứng tỏ rượu không an toàn. Vì ngọn lửa cháy bởi Ehthanol sẽ màu xanh.
  • Kiểm tra bằng tay: Cho ít rượu vào lòng bàn tay, chà sát hai lòng bàn tay vào nhau, sau khoảng thời gian ngắn nếu thấy rượu bốc hơi chứng tỏ rượu có chứa Methanol
  • Cho vào ngăn đá: cho rượu vào ngăn đá ,sau gần 1 ngày lấy ra kiểm tra. Nếu rượu đong đá chứng tỏ rượu có chứa Methanol.
  • Dùng giấy quỳ đỏ: lấy một ít rượu cho ra chén , nhúng giấy quỳ đỏ vào tầm 2 đến 3 phút. Nếu giấy quỳ chuyển sang màu xanh, chứng tỏ trong rượu có Methanol không nên dùng.

Nếu quan tâm các bài viết về kinh nghiệm sử dụng hóa chất bạn có thể tham khảo thêm tại Blog Hóa Chất Trần Tiến

3. Biểu Hiện Khi Ngộ Độc Rượu Methanol

Methanol khi vào trong cơ thể người sẽ chuyển hóa thành Axit Formic. Chất này tích tụ trong cơ thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tuần hoàn, đồng thời gây suy gan, suy thận một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó nó còn gây tổn thương hệ thần kinh và mù vĩnh viễn…

Thường khoảng 8 giờ sau khi uống nếu là Methanol đơn thuần. Nhưng trong rượu thường có Ethanol và Methanol nên thời gian có thể chậm hơn là 16-24 giờ sau khi uống. Người ngộ độc sẽ có dấu hiệu thở nhanh, tức ngực, rối loạn thị giác (nhìn mờ, nhìn bóng đôi, nhìn thấy các đốm, mù). Đồng thời mạch đập nhanh, tuột huyết áp, đồng tử giãn, co giật, tiểu ít hơn bình thường, vô niệu và nặng nhất là tử vong…

4. Biện Pháp Xử Trí Khi Ngộ Độc Rượu Methanol

Khi ngộ độc rượu nói chung, ngộ độc rượu có chứa Methanol nói riêng. Người bị ngộ độc nên tìm mói cách nôn hết đồ ăn trong người và rượu ra ngoài. Sau đó xát mạnh hai bên má, cho nạn nhân uống ít sữa sữa nóng hay trà đặc.

Để nạn nhân nằm úp xuống giường, nơi thoáng mát và nới lỏng áo quần. Hai tay dũi ra sau, mặt nghiêng trái. Tuyệt đối không dùng thuốc chống nôn hay thuốc Paracetamol ( như thế sẽ làm hại gan).

Theo dõi nạn nhân nếu thấy có biểu hiện co giật, thở không đều, hôn mê,… phải nhanh chóng đưa đến bệnh viện cấp cứu gần nhất sao cho càng nhanh càng tốt.

5. Những Nguyên Tắc Khi Uống Rượu Nhằm Hạn Chế Ngộ Độc

  • Uống rượu biết rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác rõ ràng cùng với tem chứng nhận hàng thật của cơ quan chức năng.
  • Không tự ý pha chế rượu với các loại lá cây, rễ cây, xác động vật…không rõ nguồn gốc.
  • Không uống tất cả các loại rượu có hàm lượng Methanol vượt ngưỡng cho phép 0.1 %
  • Tuyệt đói không uống rượu khi đang đói hay uống rượu chung với các loại nước uống có ga.
  • Không uống rượu khi đang dùng các loại thuốc đặc trị, thuốc tây, thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương, thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương, thuốc hạ huyết áp, thuốc hạ đường huyết, nhóm Phenicol , nhóm Azol , thuốc kháng viêm không steroid, các nhóm kháng sinh Cephalosporin…

Bài viết trên giúp các bạn hiểu phần nào về ethanol và methanol  khác nhau như thế nào ? Đồng thời có những kiến thức bổ ích trong cuộc sống hằng ngày về 2 loại hóa chất này. Hi vọng sau bài viết các bạn sẽ hiểu rõ hơn về chúng. Chân thành cảm ơn các bạn đã xem bài viết.

XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN

  • ETHANOL CỒN THỰC PHẨM
  • PHÂN BIỆT ETHANOL VÀ ALCOHOL

Bài được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Hoàng Huy - Bác sĩ Cấp Cứu - Khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec Times City.

Methanol, hay cồn gỗ, là một dung môi hữu cơ được sử dụng phổ biến. Methanol là thành phần của nhiều chất hữu cơ tổng hợp và là dung môi của một số lượng lớn các sản phẩm thương mại trên thị trường như dung dịch phun kính ô tô, chất tẩy rửa, nhiên liệu các lò đốt, dung môi hòa tan trong nhiều loại sơn, vecni, chất tạo bóng và dung dịch trong máy photocopy,... Methanol có một số tính chất vật lý khá giống ethanol, là một chất lỏng không màu, dễ bay hơi, mùi nhẹ và vị gần giống ethanol nhưng lại rất độc và không được dùng làm đồ uống.

Tỷ lệ tử vong do ngộ độc methanol còn rất cao (từ 41,2% - 57,1%) và những bệnh nhân sống sót thường mang những di chứng nặng nề, đặc biệt là di chứng mắt. Ngộ độc nặng và tử vong do methanol liên quan đến toan chuyển hóa nặng, tổn thương hệ thần kinh trung ương, nhiễm độc thần kinh thị giác, suy hô hấp và suy tuần hoàn. Các acid hữu cơ, chủ yếu là acid formic và các gốc tự do được sinh ra từ quá trình chuyển hóa methanol gây rối loạn chức năng và chết tế bào.

Điều trị ngộ độc cấp methanol cần phải được tiến hành sớm, đúng phương pháp mới có thể cứu sống bệnh nhân và hạn chế biến chứng. Vấn đề then chốt trong điều trị ngộ độc cấp methanol là lọc máu và dùng thuốc giải độc đặc hiệu. Lọc máu để loại bỏ methanol, các chất chuyển hóa và điều chỉnh tình trạng toan hóa máu. Chất giải độc đặc hiệu (antidote) chủ yếu được sử dụng gồm ethanol và fomepizole, là các chất ngăn ngừa quá trình chuyển hóa methanol thành acid formic.

Ethanol có công thức hóa học C2H5OH, là chất lỏng, không màu, tan nhanh trong nước, gắn rất kém với protein, có thể tích phân bố 0,6 l/kg, trọng lượng phân tử 46, trọng lượng riêng 0,7939 g/ml, đào thải qua lọc máu.

2.1. Hấp thu và phân bố ethanol

Ethanol được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, chủ yếu là ở tá tràng. Sự có mặt của thức ăn làm giảm và làm chậm sự hấp thu ethanol. Ethanol được phân bố ở tất cả những mô có nước với thể tích phân bố xấp xỉ 0,6 – 0,7 l/kg. Ethanol phân bố nhanh chóng qua rau thai và hàng rào máu não.

2.2. Chuyển hóa và thải trừ ethanol

Trong cơ thể người, gan chuyển hóa 90 - 98 % ethanol được hấp thu thông qua 3 hệ enzym: Alcohol dehydrogenase (ADH) có vai trò chính, hệ thống oxy hóa ethanol ở microsome (MEOS), hệ catalase tham gia rất ít. Trong khi đó, thận và phổi đào thải một phần ethanol không qua chuyển hóa.

Đặc điểm chuyển hóa theo phản ứng động học bậc 0 (Zero-order kinetics), tức là chuyển hóa không phụ thuộc nồng độ, ngoại trừ nồng độ ethanol quá thấp (< 10-20 mg/dl) hoặc quá cao (> 200-300 mg/dl). Tốc độ thải trừ điển hình của ethanol là khoảng 15 - 20 mg/dl/giờ ở người khỏe mạnh, dao động trong khoảng 10 - 34 mg/dl/giờ. Tốc độ thải trừ ethanol thường cao hơn ở những người nghiện rượu so với những người không nghiện rượu vì ở người nghiện rượu, hệ thống MEOS (đặc biệt là enzym Cytochrom P450) được cảm ứng nhiều hơn nên tăng hoạt động.

Trong cơ thể, ethanol được chuyển hóa tại gan tương tự methanol nhờ enzym ADH. Tuy nhiên, ethanol có ái lực với enzym ADH lớn gấp khoảng 7 - 10 lần so với methanol. Do đó, nếu cùng tồn tại trong máu, ethanol sẽ chuyển hóa trước, kéo dài thời gian bán thải cũng như kéo dài sự có mặt của methanol, chờ lọc máu và các biện pháp hồi sức loại bỏ methanol.

So sánh ethanol và methanol

Cơ chế giải độc của ethanol trong ngộ độc cấp methanol.

Để có tác dụng ức chế enzym ADH, nồng độ ethanol duy trì được ở liều khuyến cáo khoảng 100 - 150 mg/dl. Hiện nay, chưa có dữ liệu nồng độ ethanol nhỏ nhất có thể ngăn chặn được chuyển hóa methanol. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm lâm sàng, nồng độ ethanol < 100 mg/dl là không có hiệu quả, mô tả loạt ca lâm sàng cho thấy chuyển hóa từ methanol thành fomat xảy ra khi nồng độ ethanol xuống < 100 mg/dl trong suốt quá trình điều trị ngộ độc methanol. Nghiên cứu cho thấy rằng, có thể dừng truyền ethanol khi nồng độ methanol < 20 - 30mg/dl. Có những trường hợp bệnh nhân khi nồng độ methanol dưới 20 mg/dl nhưng vẫn có toan chuyển hóa có thể do formate hoặc trong bệnh cảnh bệnh nhân ngộ độc nặng, suy đa tạng.

Về cách tính liều ethanol, có nhiều tác giả đưa ra liều lượng và cách tính khác nhau. Tuy nhiên, sự khác biệt là không nhiều.

Năm 1981, tác giả Peterson CD đã đưa ra khuyến cáo liều ethanol đường uống liều bolus 0,6 - 0,8g/kg, liều duy trì trong lọc máu là 250 - 350 mg/kg/giờ và liều 110 - 130 mg/kg/giờ không lọc máu, liều cụ thể phải cá thể hóa dựa trên nồng độ ethanol đo được. Dựa trên công thức tính liều ethanol ước tính để ethanol máu từ 100 - 200mg/dl, chỉnh liều ethanol theo kinh nghiệm:

  • K0= (Vmax)(Css)/(Km+ Css).
  • KD= K0 + (D)(Css).
  • K0: Nồng độ ethanol ước tính.
  • KD: Nồng độ ethanol ước tính trong lọc máu.
  • Css: Nồng độ ethanol mong muốn.
  • Vmax: Tốc độ thải trừ ethanol (124mg/kg/giờ, trung bình 75-175 mg/kg/giờ).
  • Km: Hệ số Michaelis-Menten (13,8 mg/dl).
  • D: Độ thẩm tách ethanol.

Năm 2002, trung tâm chống độc Mỹ đưa ra khuyến cáo liều ethanol trong ngộ độc cấp methanol, quan điểm này cũng đồng thuận với một số tác giả khác, cụ thể ở bảng sau:

Liều lượng Dung dịch truyền TM 5% Dung dịch truyền TM 10% Dung dịch uống 20%
Liều ban đầu 15(ml/kg) 7,5(ml/kg) 4(ml/kg)
Liều duy trì ở người không nghiện rượu 2 – 4(ml/kg/giờ) 1 – 2(ml/kg/giờ) 0,5(ml/kg/giờ)
Liều duy trì ở người nghiện rượu 4 – 8(ml/kg/giờ) 2 – 4(ml/kg/giờ) 1(ml/kg/giờ)
Liều duy trì khi lọc máu ở người không nghiện rượu 4 – 7(ml/kg/giờ) 2 – 3,5(ml/kg/giờ) 1(ml/kg/giờ)
Liều duy trì lọc máu ở người nghiện rượu 6 – 10(ml/kg/giờ) 3 – 5(ml/kg/giờ) 2(ml/kg/giờ)

Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi dùng ethanol đường uống 20% theo phác đồ này vì nó đơn giản và dễ áp dụng.

3.2. Một số tác dụng không mong muốn của ethanol

  • Tác dụng trên thần kinh trung ương:

Ethanol gây ra các ảnh hưởng lên hệ thống thần kinh trung ương, từ buồn ngủ nhẹ hoặc hưng phấn đến hôn mê và ức chế hô hấp.

Tăng enzym transaminase: Biểu hiện tăng AST, ALT có thể gặp khi điều trị bằng ethanol, đặc biệt là với những bệnh nhân viêm gan virus, xơ gan.

Viêm niêm mạc dạ dày: Biểu hiện bằng đầy bụng, đau bụng thượng vị, ợ hơi, ợ chua. Vấn đề này gây giảm hấp thu ethanol vào máu.

Xuất huyết tiêu hóa: Chảy máu dạ dày, tá tràng nhưng ít gặp.

Viêm tụy cấp: Là biến chứng nặng nề song ít gặp.

  • Một số tác dụng không mong muốn khác:

Ethanol có thể gây hạ đường huyết, đặc biệt là ở trẻ em và những bệnh nhân suy dinh dưỡng.

Rối loạn điện giải: Có thể là hạ natri và kali máu nhưng cơ chế chưa rõ ràng.

Mặc dù các tác giả kết luận rằng ethanol là chất giải độc an toàn và hiệu quả nhưng chất này vẫn có khả năng gây độc nhất định. Cụ thể ở bảng dưới:

Nồng độ ethanol Triệu chứng
<50mg/dl Nói nhiều, cảm giác hạnh phúc.
50-150mg/dl Lời nói, cảm xúc, vận động chậm chạp.
Suy giảm thị lực nhẹ.
150-300mg/dl Nhìn mờ, mất nhận thức và cảm giác, không phối hợp, thời gian phản ứng chậm.
300-500mg/dl Nhìn mờ hoặc nhìn đôi, có thể hôn mê, hạ nhiệt độ, hạ đường máu, co giật.
≥ 500 mg/dl Hôn mê, suy hô hấp, giảm phản xạ, hạ huyết áp, hạ đường máu, tử vong do suy hô hấp, suy tuần hoàn, hoặc do sặc phổi.

Hãy theo dõi trang web: Vinmec.com thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin hữu ích khác.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM: