So sánh để thấy được sự khác biệt trong cơ quan sinh dưỡng của tảo rêu và dương xỉ

Bài 1 trang 131 SGK Sinh học 6

Đề bài

So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ, cây nào có cấu tạo phức tạp hơn ?

Video hướng dẫn giải

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lý thuyết Quyết - cây dương xỉ

Lời giải chi tiết

So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ

Tên cây

Cơ quan sinh dưỡng

Mạch dẫn

Rễ

Thân

Cây rêu

Giả

Thật

Thật, đơn

Chưa có

Cây dương xỉ

Thật

Thật

Thật, kép lông chim

Đã có

* So với cây rêu thì cây dương xỉ có cấu tạo hoàn chỉnh hơn vì đã có rễ thật và đã có mạch dẫn.

Loigiaihay.com

  • Bài 2 trang 131 SGK Sinh học 6

    Giải bài 2 trang 131 SGK Sinh học 6. Sưu tầm các loại dương xỉ gặp ở địa phương. Nhận xét về đặc điểm chung của chúng. Làm thể nào để nhận biết được một cây thuộc Dương xỉ ?

  • Bài 3 trang 131 SGK Sinh học 6

    Giải bài 3 trang 131 SGK Sinh học 6. Than đá được hình thành như thế nào ?

  • Quan sát thêm một vài cây dương xỉ khác qua mẫu vật thật hoặc qua hình vẽ, ví dụ [H.39.3]. Sau khi quan sát một số cây dương xỉ, hãy cho biết có thể nhận ra một cây thuộc Dương xỉ nhờ đặc điểm nào của lá?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 2 trang 129 SGK Sinh học 6. Quan sát thêm một vài cây dương xỉ khác qua mẫu vật thật hoặc qua hình vẽ, ví dụ [H.39.3]. Sau khi quan sát một số cây dương xỉ, hãy cho biết có thể nhận ra một cây thuộc Dương xỉ nhờ đặc điểm nào của lá?

  • Nếu không có mẫu vật thật hãy xem hình vẽ. Chú ý đến một vòng tế bào có vách dày màu vàng nâu [gọi là vòng cơ]. Nhìn hình vẽ cho biết vòng cơ có tác dụng gì?

    Giải bài tập câu hỏi thảo luận số 1 trang 129 SGK Sinh học 6. Nếu không có mẫu vật thật hãy xem hình vẽ. Chú ý đến một vòng tế bào có vách dày màu vàng nâu [gọi là vòng cơ]. Nhìn hình vẽ cho biết vòng cơ có tác dụng gì?

  • Lật mặt dưới một lá già lên để tìm xem có thấy các đốm nhỏ?

    Lật mặt dưới một lá già lên để tìm xem có thấy các đốm nhỏ? Dùng kim nhọn gạt nhẹ một vài hạt bụi nhỏ trong mỗi đốm, đặt lên phiến kính quan sát dưới kính hiển vi, ta thấy những hạt bụi đó là các túi bào tử có hình như sau [H.39.2]

Mục lục

Phân loại tảoSửa đổi

Tảo lụcSửa đổi

Tảo lụclà một nhóm lớn các loàitảo, màthực vật có phôi[Embryophyta] hay thực vật bậc cao đã phát sinh ra từ đó. Như vậy, chúng tạo nên một nhómcận ngành, mặc dù nhóm bao gồm cả tảo lục và phân giới Thực vật có phôi làđơn ngành[và thường được biết đến với tên gọi là giới Thực vật -Plantae]. Tảo lục bao gồm trùng roi đơn bào và tập đoàn trùng roi [thường nhưng không phải luôn luôn với hai roi trên một tế bào], cũng như các dạng khuẩn cầu và khuẩn sợi, sống thành tập đoàn khác và các dạngtảo biểnvĩ mô. Trong bộ Luân tảo [Charales] [quan hệ gần nhất với thực vật đa bào], có sự phân biệt đầy đủ của các mô. Có khoảng 6.000 loài tảo lục. Nhiều loài sống cả đời ở dạng đơn bào, trong khi những loài khác tạo thành dạng tập đoàn, tập đoàn định số [coenobium] hoặc sợi dài hay tảo biển vĩ mô phân dị cao.

Có một vài nhóm sinh vật dựa vào tảo lục để thực hiện chức năng quang hợp của chúng. Lục lạp trong trùng roi xanh [Euglenoidea] và tảo lục phức tạp [Chlorarachnea] là thu được từ việc tiêu hóa thực bào tảo lục, và ở nhóm thứ hai thì một nhân dấu vết còn lưu lại [hình thái nhân]. Tảo lục cũng được tìm thấy là sống cộng sinh trong trùng lôngParamecium, và trong loài thủy tứcHydra viridis cũng như trong một số loài giun dẹp [Platyhelminthes]. Vài loài tảo lục, đặc biệt là các chiTrebouxiavàPseudotrebouxia[lớpTrebouxiophyceae], có thể được tìm thấy trong dạng cộng sinh vớinấmthànhđịa y. Nói chung các loại nấm trong địa y không thể sống độc lập, trong khi tảo trong tự nhiên thường không sống với nấm. Các loài tảo lục thuộc chiTrentepohliasống ký sinh trên vỏ của một số loài cây gỗ.

Tảo đỏSửa đổi

Tảo đỏlà những sinh vậtquang tự dưỡngthuộc ngành Lovyou. Phần lớn các loàirongđều thuộc nhóm này. Các thành viên trong ngành có đặc điểm chung là màuđỏ tươihoặctía. Màu sắc của chúng là do các hạt sắc tốphycobilintạo thành. Phycobilin là sắc tố đặc trưng cho tảo đỏ vàvi khuẩn lam. Người ta cho rằnglục lạpcủa tảo đỏ có nguồn gốc từ vi khuẩn lam cộng sinh với tảo mà thành.

Hiện nay đã phân loại được gần 4.000 loài tảo đỏ, phần lớn sống ở biển, chỉ có một số ít sống ở nước ngọt. Mặc dù tảo đỏ có mặt ở tất cả các đại dương nhưng chúng chỉ phổ biến ở các vùng biển ấm nhiệt đới nơi chúng có thể phân bố sâu hơn bất kỳ một sinh vật quang hợp nào. Tảo đỏ là các sinh vậtđa bàovà cơ thể phân nhiều nhánh. Tuy nhiên, cơ thể chúng lại không có sự biệt hóa thành cácmô riêng biệt.Thành tế bàotảo đỏ có một lớp cứng bằngcelluloseở bên trong và một lớpgelatinở bên ngoài. Tế bào của chúng có thể có một hay nhiềunhântùy thuộc vào từng loài. Tế bào phân chia bằng cáchnguyên phân. Tảo đỏ hoàn toàn không có roi bơi; không có cáctế bàocó khả năng di chuyển ở bất kỳ dạng nào.

Lạp lục trong tế bào tảo đỏ có phycobilin,chlorophyl a,carotenevàxanthophyll. Ở vùng sâu đại dương, ánh sáng xâm nhập tới có bước sóng rất khác so với các thủy vực nông, trong điều kiện đó phycobilin có khả năng hấp thụ ánh sáng tốt hơn so với chlorophyl a. Điều này đã giải thích tại sao tảo đỏ có thể phân bố tới độ sâu 268m [879ft]. Hợp chấtcarbonhydratetích lũy trong tảo đỏ dưới dạng tinh bộtfloridean, một dạng polymer đặc biệt củaglucosekhác với dạngtinh bộtcủa các loài thực vật khác.

Chu trình sống của tảo đỏ vô cùng phức tạp, liên quan tới một phađơn bộivà hai phalưỡng bội. Phần lớn tảo đỏ nước mặn có cơ thể mềm mại, mỏng manh còn được gọi làtali. Tuy nhiêntảo rạn san hô[coralline algae] có cơ thể đượccalci hóa nên khá vững chắc. Nó là một phần quan trọng trong việc tạo thànhrạn san hô ở các vùng biển nhiệt đới. Vì cấu trúc thành tế bào vững trắc như vậy nên hóa thạch của chúng từ cách đây khoảng 700 triệu năm vẫn còn khá nhiều. Ngày nay người ta có thể chiết suất agar từ một vài giống tảo đỏ để làm môi trường nuôi cấy vi khuẩn và nhiều sinh vật khác. Bên cạnh đó nó cũng là một nguồniodequan trọng.

Tảo xoắn [tảo nước ngọt]Sửa đổi

Tảo xoắn [tên khoa học là Spirulina platensis] là một loạivi tảodạng sợi xoắn màu xanh lục, chỉ có thể quan sát thấy hình xoắn sợi do nhiều tế bào đơn cấu tạo thành dướikính hiển vi. Những nghiên cứu mới nhất lại cho biết chúng cũng không phải thuộc chi Spirulina mà lại là thuộc chi Arthrospira. Tên khoa học hiện nay của loài này là Arthrospira platensis, thuộc bộ Oscilatoriales, họ Cyanobacteria. Tảo Spirulina đã được nghiên cứu từ nhiều năm nay. Chúng có những đặc tính ưu việt và giá trị dinh dưỡng cao. Các nhà khoa học trên thế giới đã coi tảo Spirulina là sinh vật có ích choloài người. Loại tảo này do tiến sĩ Clement ngườiPháptình cờ phát hiện vào những năm 1960 khi đếnhồ TchadởTrung Phi. Nhà khoa học này không khỏi kinh ngạc khi vùng đất cằn cỗi, đói kém quanh năm nhưng những thổ dân ở đây rất cường tráng và khỏe mạnh. Khi Clement tìm hiểu về thức ăn của họ, bà phát hiện trong mùa không săn bắn, họ chỉ dùng một loại bánh màu xanh mà nguyên liệu chính là thứ họ vớt lên từ hồ. Qua phân tích, bà phát hiện ra loại bánh có tên Dihe này chính là tảo Spirulina.

Tổ chức Y tế Thế giới[WHO/OMS] công nhận tảo Spirulina là thực phẩm bảo vệ sức khỏe tốt nhất của loài người trong thế kỉ 21.Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ[FDA] công nhận nó là một trong những nguồnproteintốt nhất..

Rong mơ [tảo nước mặn]Sửa đổi

Rong mơ sống ở nước biển, sống thành từng đám lớn, bám vào đá hoặc san hô nhờ giá bám ở gốc, chưa có rễ, thân, lá. Rong mơ có màu nâu vì trong tế bào ngoài chất diệp lục còn có chất màu phụ màu nâu. Rong mơ cũng quang hợp và tự tạo ra chất dinh dưỡng [dinh dưỡng tự dưỡng]. Ngoài sinh sản vô tính, rong mơ còn sinh sản hữu tính [kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu].Chúng và Tảo xoắn cũng được liệt vào danh sách những thực vật bậc thấp do không có đủ rễ, thân, lá thật sự như ở một cây thông thường.

Một số tảo khácSửa đổi

Tảo đơn bào là những loài tảo chỉ có một tế bào, gồm tảo tiểu cầu và tảo silic, v.v.

Tảo đa bào là những loài tảo có nhiều tế bào, gồm tảo vòng, rau diếp biển, rau câu và tảo sừng hươu, rong mơ, v.v

Video liên quan

Chủ Đề