Số loài thực vật bậc cao có công dụng làm thuốc ở Việt Nam

Bài báo là kết quả dự án của BQL KBTB Cù Lao Chàm nhằm khảo sát đa dạng hệ thực vật bậc cao trên cạn ở đảo Hòn Lao thuộc cụm đảo Cù Lao Chàm, tỉnh Quảng Nam kéo dài từ tháng 1/2017 đến tháng 1/2018, xuất bản trên tạp chí Khoa học Lâm nghiệp số 4/2018

Đa dạng thành phần loài thực vật bậc cao trên cạn trên đảo Hòn Lao

Kết quả khảo sát bước đầu xác định hệ thực vật ở đảo Hòn Lao gồm có 304 loài thực vật bậc cao trên cạn thuộc 87 họ, 40 bộ và 4 ngành thực vật bậc cao (bảng 1). Từ bảng 1 cho thấy sự phân bố của các taxon trong các ngành không đều, ngành Thực vật hạt kín đa dạng nhất với 300 loài chiếm 98,68% tổng số loài, thuộc 83/87 họ và 36/40 bộ trong hệ thực vật ở đây.

Số loài thực vật bậc cao có công dụng làm thuốc ở Việt Nam
Bảng 1. Sự phân bố các ngành thực vật bậc cao trên cạn có mạch ở đảo Hòn Lao

Trong 40 bộ thuộc 4 ngành thực vật thì bộ Sơ ri (Malpighiales) có số lượng họ và loài đa dạng nhất với 7 họ và 42 loài. Tiếp theo, bộ Long đởm (Gentianales) với 29 loài, 4 họ, bộ Hoa môi (Lamiales) với 28 loài, 4 họ và bộ Đậu (Fabales) với 27 loài, 2 họ. Một số bộ chỉ có 1 họ và 1 loài chẳng hạn như bộ Gừng (Zingiberales), bộ Hồ tiêu (Piperales), bộ Hành (Liliales), bộ Sổ (Dilleniales)… Kết quả điều tra đã thống kê 11 họ có sự đa dạng loài cao nhất (bảng 2). Họ Đậu đa dạng nhất với 26 loài chiếm tỉ lệ 8,55% tổng số loài, kế đó là họ Ba mảnh vỏ với 25 loài chiếm tỉ lệ 8,22% tổng số loài. Thấp nhất trong nhóm này là họ Na, họ Hoa mõm sói, họ Cam quýt và họ Bông với 8 loài chiếm tỉ lệ 2,63% tổng số loài ở mỗi họ.

Số loài thực vật bậc cao có công dụng làm thuốc ở Việt Nam
Bảng 2. Các họ đa dạng nhất của hệ thực vật ở đảo Hòn Lao

Các loài thực vật bậc cao cần ưu tiên bảo tồn
Trong tổng số 304 loài ghi nhận ở đảo Hòn Lao, có 5 loài thực vật cần ưu tiên bảo tồn với mức độ sắp nguy cấp (VU) và nguy cấp (EN) theo Sách đỏ Việt Nam (2007), Danh lục đỏ IUCN 2017 hoặc thuộc nhóm quý hiếm IIA theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP (hình 3). Đó là các loài Bù lột (Melientha suavis), Gụ lau (Sindora tonkinensis), Sến dưa (Madhuca pasquieri), Cam đường (Limnocitrus littoralis) và Thiên tuế (Cycas rumphii) (hình 2).

Số loài thực vật bậc cao có công dụng làm thuốc ở Việt Nam
Hình 2. Các loài thực vật cần ưu tiên bảo tồn ở đảo Hòn Lao

Kết quả điều tra phỏng vấn cho thấy loài Bù lột được người dân địa phương trên đảo hái quả để làm thực phẩm, lá dùng nấu canh ăn thay rau; loài Thiên tuế được trồng quanh nhà làm cây cảnh, bóng mát; lá loài Gụ lau dùng nấu uống. Ngoài ra, loài Cam đường với hàm lượng tinh dầu cao là một trong các vị thuốc được dùng để chữa bệnh phổi và ghẻ (Nguyễn Thị Thương, 2012), Sến dưa được dùng để trị dạ dày, bỏng (Sách đỏ Việt Nam, 2007). Việc khai thác thiếu kiểm soát các loài này sẽ ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của chúng. Tại thời điểm nghiên cứu, tần suất bắt gặp các loài này rất thấp trên đảo Hòn Lao (hình 3).

Số loài thực vật bậc cao có công dụng làm thuốc ở Việt Nam
Hình 3. Bản đồ phân bố các loài thực vật quý hiếm tại Hòn Lao, Cù Lao Chàm

Giá trị sử dụng của thực vật ở đảo Hòn Lao
Quá trình khảo sát đã thu mẫu tiêu bản của 81 loài thực vật được người dân trên đảo Hòn Lao khai thác theo các nhu cầu sử dụng khác nhau (bảng 4). Trong đó người dân sử dụng 33 loài thực vật làm thức ăn (chủ yếu là rau ăn) và 22 loài dùng lá uống. Ngoài ra một số loài được dùng làm cây cảnh và lấy bóng mát.

Số loài thực vật bậc cao có công dụng làm thuốc ở Việt Nam
Bảng 4. Giá trị sử dụng của nguồn tài nguyên thực vật ở đảo Hòn Lao

Kết quả phỏng vấn cho thấy trong số các loài thực vật được người dân khai thác làm lá uống, có 52 loài là cây thuốc theo tài liệu “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” (Đỗ Tất Lợi, 2005), với các dạng sống là cây gỗ, bụi, leo và cây thân thảo. Đại diện nhóm này là Dủ dẻ – (Uvaria fauveliana); Cầm đàng (Limnocitrus littoralis); Cam thảo dây (Abrus precatorius); Sộp (Ficus superba); Dâu đất (Baccaurea ramiflora); Dứa dại (Pandanus odoratissimus); Dung (Symplocos cochinchinensis); Hà thủ ô (Streptocaulon juventas); Lá gối (Mallotus floribundus);… Các nhóm loài thực vật có giá trị ở Cù Lao Chàm là nhóm đối tượng được nghiên cứu đầy đủ nhất với các số liệu rõ ràng và đánh giá cụ thể về vai trò cũng như tiềm năng phát triển. Các nghiên cứu này tập trung vào nhóm thực vật dùng làm cây lá uống, dược liệu và nhóm rau rừng vốn được người dân khai thác, buôn bán nhiều trên đảo. Lê Trần Chấn và Nguyễn Đình Vạn (2002) đã đưa ra 116 loài cây thuốc có tại Cù Lao Chàm trong tổng số 342 loài thực vật có ích. Nhóm các loài thực vật là rau rừng được người dân khai thác sử dụng làm thực phẩm và buôn bán được Phạm Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Kim Yến (2014) công bố 43 loài thực vật, thuộc 30 họ.

Kết luận
Kết quả nghiên cứu đã ghi nhận 304 loài thực vật bậc cao trên cạn thuộc 87 họ, 40 bộ, 4 ngành thực vật, bổ sung cho hệ thực vật rừng ở đảo Hòn Lao 187 loài thuộc 68 họ thực vật mà trước đây các tài liệu chưa có. Trong đó có 5 loài nguy cấp, quý, hiếm cần được ưu tiên bảo tồn là loài Cam đường (Limnocitrus littoralis), Sến dưa (Madhuca pasquieri), Bù lột (Melientha suavis), Gụ lau (Sindora tonkinensis), Thiên tuế (Cycas rumphii). 81 loài thực vật được người dân khai thác và sử dụng cho các mục đích rau ăn, lá uống, làm cảnh và lấy bóng mát, đặc biệt là 52 loài sử dụng làm thuốc theo kinh nghiệm của người dân vùng đảo. Các loài Bù lột, Gụ lau và Thiên tuế được người dân khai thác làm thức ăn, lá uống và cây cảnh. Số lượng các loài này hiện còn rất ít, chỉ bắt gặp tại một số vị trí trên đảo Hòn Lao.

———————-
Tên dự án: Nghiên cứu cấu trúc rừng và điều tra bổ sung thành phần loài thực vật bậc cao trên cạn trên các đảo thuộc khu dự trữ sinh quyển Thế giới Cù Lao Chàm – Hội An, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Thời gian: 9 tháng, từ tháng 3-12/2018
Đơn vị thực hiện: GreenViet
Chủ dự án: BQL khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm
Cán bộ phụ trách chính: Ông Trần Ngọc Toàn | 

Tải PDF của bài báo TẠI ĐÂY ; Mục lục

Số loài thực vật bậc cao có công dụng làm thuốc ở Việt Nam
Việt Nam nước hệ thực vật rất phong phú đa dạng. Tổng số loài thực vật đã ghi nhận cho Việt Nam 10.500 loài, ước đoán hệ thực vật Việt Nam khoảng 12.000 loài. Trong số này, nguồn tài nguyên cây làm thuốc chiếm khoảng 30%. Kết quả điều tra nguồn tài nguyên dược liệuViệt Nam giai đoạn 2001-2005 của Viện Dược liệu (2006) cho biếtViệt Nam 3.948 loài thực vật bậc cao, bậc thấp nấm lớn được dùng làm thuốc. Trong đó nhóm thực vật bậc cao mạch 3.870 loài. Những cây thuốc giá trị sử dụng cao, khả năng khai thác trong tự nhiên những cây thuốc nằm trong danh mục 185 cây thuốc vị thuốc thiết yếu của Bộ Y tế cũng như những cây thuốc đang được thị trường dược liệu quan tâm gồm 206 loài cây thuốc khả năng khai thác.

Số loài thực vật bậc cao có công dụng làm thuốc ở Việt Nam
Hiện nay người ta có xu hướng quay trở về với cây thuốc và thuốc có nguồn gốc thiên nhiên tạo ra hơn là hóa chất làm thuốc. Xu hướng này đã tác động đến việc sản xuất, thu hái, chế biến, lưu thông, tiêu thụ và sử dụng dược liệu thảo mộc. Trong khi các tài liệu tra cứu về cây thuốc chủ yếu được viết trên sách, do đó hạn chế đối tượng sử dụng nhất là không phải là nhà chuyên môn muốn tìm hiểu sử dụng cây thuốc. Nhiều cây thuốc mà dân gian có thể bị nhầm lẫn trong sự xác định loài dựa theo tên phổ thông hay những loài có hình dạng giống nhau, rất dễ nhầm lẫn nếu thiếu sự mô tả tỷ mỉ đặc điểm hình thái và giải phẫu.

Số loài thực vật bậc cao có công dụng làm thuốc ở Việt Nam
Nhằm góp phần quảng bá sâu rộng nguồn dược liệu quý của Việt Nam, trang web này được xây dựng nhằm giới thiệu các thông tin về cây thuốc như đặc điểm hình thái, giải phẫu, bột dược liệu, sự phân bố và công dụng với mục đích giúp cho người đọc dễ nhận biết, thu hái và sử dụng cây thuốc.

Trang web này hy vọng sẽ giúp ích cho những nhà khảo cứu, những người sử dụng, cũng như sinh viên Dược trong việc nghiên cứu, tham khảo, hay học tập về cây thuốc.

Nhóm tác giả