Sau sinh bao lâu thì được hiến máu

Thiếu máu thường xảy ra trong thai kỳ, trong đó dạng thiếu máu thiếu sắt là phổ biến nhất. Trong một báo cáo năm 2015 tại Hoa Kỳ, người ta ghi nhận có tới 52% thai phụ khắp thế giới bị thiếu hụt sắt vi lượng.

Thiếu máu xảy ra khi cơ thể không tạo đủ tế bào hồng cầu khỏe mạnh hoặc chúng không hoạt động hiệu quả, và điều này có thể do cơ thể không có đủ lượng sắt. Trong khi đó, thai phụ có một nhu cầu sắt cao hơn bình thường để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Trong thai kỳ, trung bình người phụ nữ cần bổ sung thêm 350 - 500mg để ngăn ngừa thiếu hụt.

Hiến máu có thể làm tăng nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt. Một tổ chức từ thiện dành cho các thai phụ ở Anh lưu ý rằng, mặc dù nguy cơ thấp nhưng thiếu máu thiếu sắt nếu không điều trị có thể dẫn đến:

  • Sinh non;
  • Em bé nhẹ cân;
  • Nhau thai bong non. Đó là tình trạng nhau thai sớm tách ra khỏi thành tử cung.

Vậy khi nào bà bầu có thể hiến máu?

Tổ chức Chữ thập đỏ của Mỹ nói rằng thai phụ phải đợi ít nhất 06 tuần sau khi sinh con mới đủ điều kiện hiến máu. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới [WHO] cảnh báo không nên hiến máu khi cho con bú. Các chuyên gia của tổ chức này khuyến nghị nên đợi ít nhất 09 tháng sau khi thai kỳ kết thúc hoặc 03 tháng sau khi trẻ gần như cai sữa mẹ mới được bú mẹ. Điều này dựa vào chất dinh dưỡng trong sữa mẹ để trẻ tăng trưởng.

Hiến máu cuống rốn

Ngay sau khi sinh, người phụ nữ có thể hiến máu còn trong dây rốn và nhau thai. Nguồn cung cấp máu này đặc biệt vì nó chứa các tế bào gốc, có thể đóng một vai trò trong các phương pháp điều trị một số bệnh lý đặc biệt như:

  • Bệnh bạch cầu [leukemia];
  • Ung thư hạch [lymphoma];
  • Suy tủy xương;
  • Bệnh hồng cầu hình liềm;
  • Rối loạn suy giảm miễn dịch.

Các trung tâm hiến máu có xét nghiệm có thai không?

Không, trung tâm hiến máu sẽ không thử xem bạn có thai hay không.

Nhân viên trung tâm sẽ hỏi người hiến về tiền sử bệnh của họ, những chuyến đi du lịch gần đây và liệu có đang uống bất kỳ loại thuốc nào hay không. Họ cũng đo các dấu hiệu quan trọng cơ bản, chẳng hạn như mạch, huyết áp và nhiệt độ, đồng thời thực hiện xét nghiệm để kiểm tra nồng độ hemoglobin trong máu.

Tổn thương phổi cấp tính liên quan đến truyền máu

Mặc dù các trung tâm hiến máu không thử thai người hiến nhưng họ có thể hỏi người phụ nữ hiến máu đã mang thai bao nhiêu lần. Mục đích là để kiểm tra nguy cơ chấn thương phổi cấp liên quan đến truyền máu [TRALI], một biến chứng có thể phát triển ở một người đã được truyền máu.

Theo Hội Chữ Thập Đỏ, mặc dù TRALI hiếm gặp, nhưng đây là một trong những nguyên nhân tử vong phổ biến nhất liên quan đến truyền máu. Huyết tương và tiểu cầu gây ra TRALI chứa các kháng thể đối với kháng nguyên bạch cầu của con người.

Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ tiếp xúc với máu của thai nhi và do đó có thể phát triển các kháng thể này. Điều quan trọng cần lưu ý là những kháng thể này không ảnh hưởng đến người phụ nữ, nhưng chúng có thể gây hại cho người nhận máu của cô ấy sau này.

Không phải tất cả phụ nữ đã từng mang thai đều phát triển kháng thể bạch cầu ở người. Một trung tâm hiến máu có thể xét nghiệm máu của một phụ nữ hiến máu. Thử nghiệm này sẽ được lặp lại nếu số lượng thai đã thay đổi.

Nếu kết quả xét nghiệm kháng thể bạch cầu người âm tính, người phụ nữ có thể tiếp tục hiến huyết tương và tiểu cầu trong tương lai.

Tổng kết

Phụ nữ mang thai không đủ điều kiện để hiến máu. Cơ thể người mẹ cần máu và chất sắt để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Hiến máu khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ biến chứng như thiếu máu và ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

Hội Chữ thập đỏ Mỹ nói rằng người phụ nữ phải đợi ít nhất 06 tuần sau khi sinh con để có thể hiến máu. Tuy nhiên, các cơ quan y tế khác khuyến cáo nên đợi lâu hơn, sau khi trẻ đã được cai sữa mẹ. Thay vào đó, ngay sau khi sinh, một phụ nữ có thể hiến máu từ dây rốn và nhau thai vì chúng có chứa tế bào gốc.

Bác sĩ có thể tư vấn cho mỗi phụ nữ về thời điểm thích hợp để tiếp tục hiến máu.

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

Hiến máu tình nguyện là một hành động mang đậm giá trị nhân văn, là nghĩa cử cao đẹp giữa người với người. Thể hiện tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta.

Hiến máu không chỉ cứu người mà còn mang lại lợi ích sức khỏe cho người hiến máu. Khoa học chứng minh, khi cho máu sẽ loại bỏ được một lượng sắt dư thừa tích lũy trong cơ thể, làm giảm nguy cơ ứ đọng sắt, giảm thiểu bệnh tim mạch.. Hiến máu làm cho tinh thần sảng khoái hơn, ăn ngủ ngon hơn. Giúp chức năng cơ thể của bạn hoạt động hiệu quả hơn bằng cách bổ sung thêm nguồn cấp máu thường xuyên. Thông thường, cơ thể con người thay thế máu trong vòng 48 giờ sau khi cho, và tất cả các tế bào hồng cầu mất đi sẽ hoàn toàn được thay thế trong vòng 4 - 8 tuần. Quá trình bổ sung có thể giúp cơ thể làm mới hệ thống và giữ cho cơ thể khỏe mạnh, cũng như làm việc hiệu quả hơn.

Như vậy, hiến máu làm cho cơ thể chúng ta khỏe mạnh hơn và cũng là cách kiểm tra giám sát sức khỏe của chính mình.

1. Điều kiện để được hiến máu là gì?

- Người tham gia hiến máu phải thực sự khỏe mạnh, không mắc các bệnh cấp tính, mạn tính. Không có nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường truyền máu.

- Phải đủ tuổi: từ 18 đến 60.

- Cân nặng: từ 45 kg [với nam] và 42 kg [với nữ] trở lên.

- Mạch và huyết áp bình thường, nhịp tim bình thường

*** Lưu ý:
+ Phụ nữ đang mang thai, đang trong thời kì kinh nguyệt, đang cho con bú thì không được hiến máu.

+ Người khỏe mạnh mỗi lần hiến không quá 9ml/kg cân nặng sẽ ko ảnh hưởng tới sức khỏe. Khoảng thời gian tối thiểu giữa 2 lần liên tiếp hiến máu toàn phần là 12 tuần.

+ Người hiến máu nhân đạo luôn được an toàn vì: dụng cụ thu gom máu chỉ được dùng một lần. Quy trình kỹ thuật lấy máu đảm bảo đúng quy định của ngành y tế.


2. Quyền lợi của người tham gia hiến máu tình nguyện

2.1. Được làm các xét nghiệm
Tất cả những đơn vị máu thu được sẽ được kiểm tra nhóm máu [ABO-Rh], HIV, vi rút viêm gan B, viêm gan C, giang mai. Khi hiến máu tại Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí, bạn sẽ được khoa thông báo kết quả, được giữ kín và được tư vấn [miễn phí] khi phát hiện ra các bệnh nhiễm trùng nói trên.


2.2. Được khám và tư vấn sức khỏe miễn phí

Người tham gia hiến máu được kiểm tra các chỉ số như cân nặng, huyết áp, nhịp tim và các thông số đo được là cơ sở đánh giá sức khoẻ.


2.3. Được bồi dưỡng và chăm sóc theo các quy định hiện hành

Cũng giống như các địa điểm hiến máu khác, khi hiến máu tình nguyện tại Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí, người hiến máu sẽ được bồi dưỡng và chăm sóc theo đúng quy định:

- Hỗ trợ chi phí đi lại đối với người hiến máu tình nguyện, mức chi 50.000 đồng/người

- Phục vụ ăn uống nhẹ tại chỗ cho người hiến máu: Mức chi 30.000 đồng/người [Bánh, sữa…]

- Nhận quà tặng [bằng hiện vật]: Gấu bông, đồng hồ treo tường…

- Được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện của Ban chỉ đạo hiến máu nhân đạo Tỉnh. Ngoài giá trị về mặt tôn vinh, giấy chứng nhận hiến máu có giá trị bồi hoàn máu. Nếu bạn từng tham gia hiến máu thì trong suốt cuộc đời nếu không may bạn cần đến máu, thì Nhà nước sẽ đảm bảo bồi hoàn miễn phí cho bạn đúng số máu mà bạn đã hiến.


Người hiến máu tình nguyện sẽ được cấp giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện

3. Căn dặn của thầy thuốc với người hiến máu

Hiến máu theo hướng dẫn của bác sỹ có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số trường hợp ở người hiến máu có thể có những biểu hiện không mong muốn xảy ra. Đó là những phản ứng bình thường của cơ thể và nhân viên y tế sẽ có những xử trí phù hợp.

3.1.Trước khi hiến máu phải làm gì?

- Đêm hôm trước ngày hiến máu không thức quá khuya, không uống rượu bia, nên ăn nhẹ trước khi hiến máu, không ăn chất có nhiều đường, mỡ trước khi hiến máu.

- Mang giấy CMND/Thẻ CCCD, hoặc giấy tờ tùy thân khi đi hiến máu.


3.2.Sau khi hiến máu nếu phát hiện chảy máu tại chỗ:

- Giơ cao tay.

- Lấy tay kia ấn nhẹ vào miếng bông hoặc băng dán.

- Thay miếng bông và băng dán khác .

*** Nếu xuất hiện bầm tím tại chỗ:

- 02 ngày đầu sau hiến máu: Chườm lạnh tại chỗ.

- Những ngày sau: Chườm nóng 2 - 4 lần/ ngày.


3.3.Sau khi hiến máu

Những điều nên làm:

- Chỉ rời điểm hiến máu khi thực sự thoải mái và được sự đồng ý của nhân viên y tế.

- Nếu cảm thấy chóng mặt, mệt, buồn nôn: nên nằm nghỉ 10 – 15 phút.

- Uống nhiều nước sau khi hiến máu.

- Để miếng băng dán sau ít nhất 4-6 giờ mới lấy đi.

- Trong 2-3 ngày đầu sau hiến máu nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường.


Những điều không nên làm:

- Uống rượu, bia trong ngày đầu sau khi hiến máu.

- Làm việc gắng sức [leo núi, tập tạ …] trong hai ngày đầu.

- Các hoạt động gắng sức, các trò chơi mang tính đối kháng đòi hỏi tốn nhiều thể lực: đá bóng, tập tạ, không leo trèo cao… không thức quá khuya, không uống rượu bia.

3.4.Chế độ ăn, sinh hoạt sau khi hiến máu

- Giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường.

- Tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng bổ máu: thịt, gan, trứng, sữa …

Video liên quan

Chủ Đề