Sau khi lấy ngọc con trai có chết không

Anh James Brown là thế hệ thứ 3 trong một gia đình chuyên nuôi trai lấy ngọc ở vịnh Cygnet, Tây Kimberl trong hơn 60 năm qua.

Thế nhưng, vào tháng 8 vừa qua, người đàn ông này còn chứng kiến một cảnh tượng bất ngờ hơn, có lẽ cả đời này cũng chỉ xảy ra có một lần, khi anh bắt được một con trai ngọc môi vàng kỳ lạ.

"Bên trong nó có tới 10 viên ngọc trai, rất sáng. Chúng tôi chưa từng chứng kiến điều như thế này mặc dù tôi đã mở hàng trăm ngàn con trai trước đây" – anh Brown vui mừng cho biết.

Sau khi lấy ngọc con trai có chết không

Bên trong con trai môi vàng đặc biệt mà anh Brown tìm được là 10 viên ngọc từ nhỏ đến lớn.

Các viên ngọc trai này có đường kính khác nhau, từ 4 đến 15 mm, tức là có những viên khá to, và đây cũng là một điều đặc biệt.

Anh Brown cho biết, với các viên ngọc trai tự nhiên ở loài trai ngọc môi vàng, hay tên khoa học là Pinctada Maxima, cứ 5000 đến 10000 con thì mới có một con có ngọc, thế nên đây có thể là một phát hiện có một không hai.

Sau khi lấy ngọc con trai có chết không

Chắc chắn những viên ngọc trai này sẽ đem lại lợi nhuận lớn cho gia đình anh Brown.

Tuy nhiên, theo Brown, hầu hết các viên ngọc tập hợp ở bộ phận sinh dục của con trai cho thấy khả năng nó là một con trai được nuôi, chứ không phải trai tự nhiên.

Nhưng dù có là trai nuôi đi chăng nữa thì số lượng lớn các viên ngọc ở bên trong một con trai như thế này cũng là điều vô cùng hiếm có, và nếu bán đi, anh có thể thu về một số tiền lớn.

"Bạn phải nhớ rằng khi nuôi trai môi vàng lấy ngọc, phải mất 2 năm mới có ngọc, mỗi con chúng tôi cũng chỉ lấy được 1 viên duy nhất, và khả năng thành công cũng chỉ từ 70 đến 80% mà thôi" - anh Brown chia sẻ tiếp.

Sau khi lấy ngọc con trai có chết không

Ngọc trai của loài trai môi vàng, nhất là lại sinh sống ở vịnh Cygnet là loại ngọc vô cùng giá trị.

Theo anh Brown, có một thị trường nhỏ cho các viên ngọc trai tự nhiên trên thế giới, và chúng vô cùng hiếm hoi cũng như có giá trị, thường cao gấp 10 lần so với ngọc trai nuôi với cùng kích thước, hình dạng và chất lượng.

"Nhưng bạn cần có giấy xác nhận từ phòng thí nghiệm chứng minh nó là ngọc trai tự nhiên. Còn chúng tôi đã chụp ảnh các viên ngọc trai rồi cất chúng ở trong két" – anh Brown khẳng định.

Trong khi đó, anh Brown vẫn chưa quyết định sẽ bán các viên ngọc trai này hay dùng chúng để làm đồ trang sức. Hiện tại, anh vẫn đang trưng bày chúng ở trang trại.

Được biết, ngọc trai Vịnh Cygnet nổi tiếng là loại ngọc trai có giá trị nhất trên thế giới. Gia đình an Brown còn có một viên ngọc trai nuôi với đường kính 22,24 mm, nặng 156g và được trả giá tới 1 triệu đô la, tuy nhiên họ vẫn chưa bán mà để trưng bày ở Broome.

Theo ABC

Sau khi lấy ngọc con trai có chết không
Phóng to
Không phải ai cũng có khả năng nuôi cấy ngọc trai thành công... - Ảnh tư liệu
TT - Ngay sau khi báo Tuổi Trẻ đăng tải bài viết “Người tìm ra bí quyết nuôi tạo ngọc trai đen” trên số báo phát hành ngày 3-5, khá nhiều bạn đọc đã đề nghị báo nên có thêm những thông tin cảnh báo “nghề này không phải dễ dàng ăn nên làm ra như nhiều người từng nghĩ”, bởi chính họ đã từng “trắng tay” khi góp vốn nuôi trai lấy ngọc; thậm chí trong vụ làm ăn này có nhiều người còn cho rằng mình đã bị lừa...

Khoảng giữa năm 2003, dự án “Nuôi cấy ngọc trai nước ngọt Tây Ninh” (Công ty Trang trại TP.HCM là đơn vị chủ quản) được khởi động, với sự đồng ý góp vốn của một nhóm khoảng 20 người (giai đoạn đầu) trên tinh thần tự nguyện... Mỗi cổ phần được định giá là 20 triệu đồng.

Dự án hoạt động trên nguyên tắc “lời cùng hưởng, lỗ cùng chịu”. Các thành viên dự án thống nhất giao việc hướng dẫn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ cho Công ty Lâm Anh đảm trách (trực tiếp là ông Nguyễn Quốc Thịnh, giám đốc Công ty Lâm Anh, và ông Trần Doãn Thiện là cố vấn kỹ thuật).

Trong dự án này, ông Nguyễn Quốc Thịnh cũng là một cổ đông, đồng thời là phó ban dự án phụ trách kỹ thuật. Ngoài ra, còn có một nhóm người khác trực tiếp góp vốn cho ông Thịnh nuôi trai lấy ngọc tại hồ Dầu Tiếng, có người góp vốn đến 60 triệu đồng và những người còn lại mỗi người góp 16 triệu đồng.

Khoảng đầu tháng 6-2003, ông Nguyễn Quốc Thịnh - với tư cách là chuyên viên nuôi cấy ngọc trai, giám đốc Công ty Lâm Anh - đã ký kết với dự án “Nuôi trai nước ngọt Tây Ninh” một hợp đồng kinh tế.

Ông Trần Doãn Thiện có thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học với tên “Xây dựng qui trình kỹ thuật và công nghệ nuôi cấy ngọc trai nước ngọt xuất khẩu”. Sở Khoa học và công nghệ TP.HCM tài trợ đề tài này.

Tuy nhiên, đề tài thực hiện được sáu tháng (tháng 1 đến tháng 6-1994), đã giải ngân được 20 triệu đồng thì bị dừng. Một trong những lý do là sức khỏe và trình độ khoa học của chủ nhiệm đề tài - ông Trần Doãn Thiện - chưa đủ để hoàn thành trách nhiệm. Chủ nhiệm đề tài khó có điều kiện để lăn lộn, bám sát thí nghiệm để có kết quả khoa học tốt...

Đến khoảng năm 2004, ông Trần Doãn Thiện có gửi đến Sở Khoa học và công nghệ TP đăng ký đề tài nghiên cứu (cũng liên quan đến ngọc trai nước ngọt) và đề nghị sở này hỗ trợ kinh phí.

Tuy nhiên đề nghị này cũng đã bị bác với lý do đề tài không đáp ứng yêu cầu và mục tiêu...

Theo đó, phía dự án yêu cầu ông Thịnh cung cấp 5.000 con trai giống với qui cách: loại trai cánh đen (cho ra hồng ngọc); đã cấy ngọc 5-7 nhân/con và đã nuôi sống sau khi cấy một tháng; đảm bảo trai sống cho đến 24 tháng tuổi với tỉ lệ 80-90%. Phía dự án chấp nhận giá mua một con trai giống đã ngậm ngọc sau một tháng là 30.000 đồng, tương đương 150 triệu đồng.

Đồng thời ông Thịnh cam kết chất lượng sản phẩm: ngậm ngọc trung bình 2,5 viên/con. Ngoài ra, ông Thịnh cũng chịu trách nhiệm hướng dẫn kỹ thuật nuôi, thiết kế ao nuôi, qui trình nuôi, qui trình thu hoạch và hướng dẫn tìm thị trường.

Chị K.H. - một người đã góp vốn cho ông Thịnh nuôi trai lấy ngọc - cho biết có lần ông Thịnh còn đưa cho một số người tài liệu với thuyết minh “chỉ cần bỏ ra 5 triệu đồng sau khoảng hai năm sẽ thu được ngọc với lợi nhuận 12 triệu đồng”. Đặc biệt, nuôi 2.000 trai màu hồng sẽ cho khoảng 4.000 viên ngọc với chất lượng ngọc từ 9mm trở lên; rồi 200 con trai cho ngọc đen sẽ cho 150 viên ngọc và hấp dẫn hơn nữa là “dự kiến sẽ thực hiện cho mỗi thành viên góp vốn một viên ngọc đen 12-13mm”.

Chị K.H. nói: “Nghe thuyết minh dự án rất hay, thu lợi nhuận cao; lại có ông Thiện và ông Thịnh đảm bảo kỹ thuật, đầu ra là vô hạn, chúng tôi vô cùng tin tưởng và háo hức tham gia góp vốn...”.

“Nhưng thực tế từ tháng 7-2003 đến nay chúng tôi chưa thu được một viên ngọc nào. Nhiều lần chúng tôi gọi điện hỏi thì ông Thịnh cứ nói quanh co, vòng vo... rồi nói rằng trai đã bị chết hết” - một người góp vốn nuôi trai chua chát cho biết. Còn hàng nghìn con trai giống do ông Thịnh cung cấp cho dự án góp cổ phần nuôi trai lấy ngọc tại Tây Ninh cũng chết nốt...

Đối thoại với ông Nguyễn Quốc Thịnh - giám đốc Công ty Lâm Anh:

* Vai trò của ông như thế nào trong dự án góp vốn nuôi trai lấy ngọc tại Tây Ninh?

- Tôi là một cổ đông trong dự án, đồng thời là phó ban quản lý dự án phụ trách kỹ thuật. Công ty Lâm Anh của tôi thực hiện việc cấy ghép hạt nhân vào con trai cho ra ngọc và sau đó bàn giao số trai này cho dự án mang về nuôi tại mặt bằng của dự án. Số lượng theo thỏa thuận là 5.000 con với chi phí thực hiện là 30.000 đồng/con. Tuy nhiên thực tế tôi chỉ giao khoảng 3.000 con trai đã cấy ghép hạt nhân.

* Những thành viên góp vốn nói ông có cam kết rằng đảm bảo trai sống cho đến 24 tháng tuổi với tỉ lệ 80-90%, mỗi con cho trung bình 2,5 viên ngọc...

- Tôi có cam kết tỉ lệ trai đã cấy ghép hạt nhân tạo ngọc có thể sống đạt tỉ lệ 85-90% và tỉ lệ ngậm ngọc là 60% (mỗi con tôi cấy bốn hạt nhân). Nhưng tôi cam kết tỉ lệ này đạt được trong điều kiện môi trường nuôi tốt như tập thể dự án đã khảo sát...

* Và hàng nghìn con trai giống đã chết, thay vì 80-90% sống như ông cam kết?

- Vào mùa mưa năm 2004, sau khi giao trai giống được khoảng chín tháng, khi kiểm tra thì phát hiện trai bị bạt vỏ và chết. Lý do đưa ra lúc bấy giờ là do lươn ăn, nước quá cạn, mưa axit, lượng cá bè nuôi tại hồ nhiều... (?) Đến khoảng cuối tháng 12-2004 phát hiện trai chết nhiều hơn và tôi có đề nghị chuyển trai sang hồ Dầu Tiếng nhưng phía dự án không làm (?).

* Nhưng những người góp vốn trực tiếp cho ông nuôi trai lấy ngọc tại hồ Dầu Tiếng cũng phản ảnh rằng đến nay chẳng có viên ngọc nào?

- Tôi có hợp tác, nhận tiền của nhóm người này để nuôi trai và nuôi cá. Mỗi người góp 16 triệu đồng để nuôi trai. Tôi cam kết sẽ hoàn lại tiền cho những người này nhưng hiện nay tôi chưa làm được...

Q.THANH