Sách đặc trưng văn hóa vùng tây bắc năm 2024

Sách giới thiệu đặc trưng văn hóa đất và con người, di tích và danh thắng cảnh, văn hóa ẩm thực, trang phục, nhà ở, nghề thủ công, phong tục, tập quán lễ hội, nghệ thuật dân gian của vùng đất Tây Bắc.

Địa chỉ trụ sở: Tòa nhà Viettel, Số 285, Đường Cách Mạng Tháng 8, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0309532909 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu vào ngày 06/01/2010.

THƯ VIỆN TỈNH TRÀ VINH

Cơ quan chủ quản: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh

Địa chỉ: ​Số 1, Trưng Nữ Vương, P.1, Tp. Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh Điện thoại: 0294.3862407 Email: [email protected]

- Đây là công trình của tác giả Nguyễn Ngọc Thanh cùng các cộng sự gồm Trương Văn Cường, Nguyễn Thẩm Thu Hà, Hồ Sỹ Lập, Sa Thị Thanh Nga, Nguyễn Thị Tám, Lê Thị Thỏa, Nguyễn Thanh Tùng, Trần Đức Tùng

- Tác phẩm đãđược phát hành rộng rãi trên toàn quốc, do NXB Khoa học xã hội xuất bản.

- Tác phẩm nằm trong bộ sách gồm 7 tập – Đặc trưng văn hóa vùng Việt Nam. Đây là tập 1 – Đặc trưng văn hóa vùng Tây Bắc

- Vùng đất Tây Bắc (hay Tây Bắc Bộ), là vùng miền núi phía Tây của miền Bắc Việt Nam - không chỉ là xứ sở hùng vĩ, hiểm trở, thơ mộng với những cánh rừng đại ngàn, những triền ruộng bậc thang, mà còn được biết đến là vùng đất có trầm tích văn hóa dân gian hình thành , lưu giữ và phát triển từ ngàn đời. Nơi đây, đồng bào vùng cao đã hình thành cho mình một vốn văn hóa bản địa vô cùng đặc sắc

- Cuốn sách là kết quả của các chuyến điều tra điền dã dân tộc học kết hợp với nguồn tài liệu thống kê ở Trung ương và các địa phương, bên cạnh đó nhóm tác giả có sử dụng nguồn tư liệu đã công bố trên các sách báo, tạp chí và Internet. Tuy chưa đầy đủ, nhưng qua các trang viết của cuốn sách hy vọng phần nào cung cấp cho bạn đọc những nét đặc trưng nhất của văn hóa vùng Tây Bắc

.jpg)- Sách gồm 4 chương , nội dung dày gần 300 trang.

+ Chương 1: Đất và Người

+ Chương 2: Di tích và Danh thắng

+ Chương 3: Văn hóa ẩm thực, trang phục, nhà ở, nghề thủ công

+ Chương 4: Phong tục, tập quán, lễ hội, nghệ thuật dân gian

2. Nội dung cốt lõi của cuốn sách:

Các tiếp cận của cuốn sách được triển khai theo logic 4 chương

- Chương 1: Đất và Người

Trong chương này, tác giả chia ra làm 2 phần

Với Đất, tác giả đã nêu ra những nét khái quát về điều kiện tự nhiên của vùng đất Tây Bắc bao gồm

- Điều kiện tự nhiên:

+ Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ

+ Địa hình

+ Khí hậu

+ Thủy văn

+ Động thực vật

Tây Bắc là vùng gồm chủ yếu núi trung bình và núi cao. Đây là nơi có địa hình cao nhất, bị chia cắt và hiểm trở nhất Việt Nam. Các dạng địa hình phổ biến ở đây là các dãy núi cao, các thung lũng sâu hay hẻm vực, các cao nguyên đá vôi có độ cao trung bình.

Về Người: tác giả giới thiệu về: dân số, thành phần tộc người và sự phân bố dân cư ở Tây Bắc – chủ yếu có 15 dân tộc ít người, tập trung chủ yếu ở Lào Cai, Lai Châu, Sơn La, Yên Bái….gồm: Cống, Giáy, Hà Nhì, Kháng, Khơ Mú, Lào, La Ha, La Hủ, Lự, Mảng, Mường, Phù Lá, Si La, Xinh Mun, Thái…..

- Chương 2: Di tích và Danh thắng

Văn hóa của vùng Tây Bắc được thể hiện một cách sinh động cả trên phương diện vật thể và phi vật thể.

Tác phẩm đã giới thiệu:

Di tích

+ Di tích lịch sử trung, cận đại

+ Di tích lịch sử cách mạng

+ Di tích tôn giáo, tín ngưỡng

- Di tích khảo cổ học:

4 Danh thắng:

+ Cao nguyên Mộc Châu

+ Đèo Pha Đin

+ Hồ thủy điện Hòa Bình

+ Quần thể hang động Pu Sam Cáp (Lai Châu)

- Chương 3: Văn hóa ấm thực, trang phục, nhà ở, nghề thủ công

Với các điểm xuyết các món ăn, trang phục, nhà ở, nghề thủ công tiêu biểu. Chương này đã mang đến cho người đọc màu sắc vô cùng thú vị của văn hóa vùng Tây Bắc. Đây là vùng đất được mệnh danh là thiên đường của rất nhiều món ăn vô cùng độc đáo. Chính vì vậy, ẩm thực nơi đây thu hút rất nhiều du khách và để lại những ấn tượng khó quên

Ẩm thực:

- Cá nướng

- Chẳm chéo

- Nậm pịa

- Nộm rau dớn

- Măng đắng đồ

- Thịt trâu gác bếp

- Rượu cần Hòa Bình

Trang phục:

- Cạp váy nữ phục người Mường ở Hòa Bình

- Trang phục người Thái

- Trang phục của người H mông

- Trang phục của người Hà Nhì

- Trang phục của dân tộc Si La

- Trang phục của người Cống

Nhà ở:

- Nhà sàn Thái

- Nhà sàn của người Mường

- Nhà trình tường

Nghề thủ công:

- Nghề dệt thổ cẩm của người Thái

- Nghề dệt thổ cẩm của người Mường

- Nghề gốm của người Thái ở Mường Chanh

- Nghề làm khèn của người H mông

- Nghề đan lát của người Mường

- Nghề làm giấy dó của người Dao

Chương 4: Phong tục, tập quán, lễ hội, nghệ thuật dân gian

Các tác giả đã chia chương 4 làm 3 phần , để người đọc có thông tin về những phong tục tập quán, lễ hội tiêu biểu và nghệ thuật dân gian độc đáo của mảnh đất này

Phong tục tập quán:

- Tết Ngô của người Cống

- Nghi lễ cưới xin của người Mường

- Nghi lễ cưới xin của người Thái

- Tục hỏa thiêu ở người Thái Đen

- Tục chôn hòn mồ của người Mường

Lễ hội:

- Hội hoa ban của người Thái

- Lễ hội Xên bản người Thái

- Lễ hội cầu mưa của ngườ Thái

- Hội Sắc bùa (Cồng chiêng) của người Mường

- Cúng bản ở người Khơ mú

- Lễ cúng tổ tiên của dân tộc Cống

- Lễ cơm mới của người Si La

Nghệ thuật trình diễn

- Xòe Thái

- Khèn của người Hmông

- Đâm đuống của người Mường, người Thái

Thông qua nhận diện, thì người đọc có thể có ý thức gìn giữ hơn bản sắc VH dân tộc độc đáo của người dân vùng Tây Bắc

3. Những quan điểm có ý nghĩa, những nội dung có thể vận dụng giảng dạy:

- Mưu sinh từ lâu đời trên những triền núi cao, bên những dòng suối mát lành, đồng bào vùng cao Tây Bắc đã hình thành cho mình một vốn văn hóa bản địa vô cùng đặc sắc. Mỗi một dân tộc lại có một nét riêng trong dòng chung văn hóa dân gian Tây Bắc. Trong quá trình chinh phục tự nhiên, tạo dựng cuộc sống, sinh cơ lập nghiệp, đồng bào các dân tộc vùng cao đã sinh thành những quan niệm nhân sinh để rồi từ những quan niệm đó đã chuyển hóa thành những phong tục, tập quán riêng trong đời sống văn hóa, vật chất, tinh thần của bản làng. Từ đời này sang đời khác, người già lưu giữ và truyền lại cho con cháu đời sau và đời sau nữa. Cứ như thế, kho trầm tích văn hóa dân gian trong những vùng đất, những bản làng luôn ăm ắp những giá trị nhân văn, luôn đa dạng những loại hình và được bồi đắp theo tháng năm.

- Với những đặc điểm trên,Tây Bắc được xác định là một tiểu vùng văn hóa riêng, cùng với tiểu vùng văn hóa khác mang lại cho văn hóa Việt Nam những mảng màu mới độc đáo, thú vị và vô cùng hấp dẫn. Đứng trước yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ngày nay, nền văn hóa Tây Bắc cần phải nâng cao năng lực nội sinh bằng cách loại bỏ, thay thế hoặc chuyển đổi những đặc trưngkhông còn phù hợp, song sóng với phát huy những yếu tố phù hợpvới xu thế phát triển. Văn hóa Tây Bắc phải mở cửa, cộng sinh, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của các nền VH khác; hình thành nên những đặc trưng VH mới đáp ứng nhu cầu phát triển của vùng và đất nước .

- Khi học môn Văn hóa và phát triển, học viên đọc cuốn sách này sẽ có thể nhận thấy bản sắc của một tiểu vùng văn hóa, tìm thấy đặc trưng riêngcủa Tây Bắc. Từ đó, đưa văn hóa Tây Bắc hòa nhập với dòng chảy văn hóa Việt Nam, phát triển theo xu hướng tiến bộ của VH thế giới song không làm mất đi bản sắc

- Cuốn sách là tài liệu tham khảo có giá trị cho các cán bộ, giảng viên hoạt động trong ngành văn hóa và những ai quan tâm nghiên cứu trong lĩnh vực này. Đặc biệt hy vọng cuốn sách sẽ được dùng làm tài liệu giảng dạy, học tập , tham khảo cho khoa Văn hóa phát triển – hệ cao cấp lý luận chính trị và các đơn vị giảng dạy có liên quan./.