Sách bài tập ngữ pháp tiếng nhật n3 năm 2024

Ngữ pháp là chất keo kết dính các từ vựng vốn riêng rẻ rời rạc thành một khối, và làm cho ý tưởng được cắn kén bay ra. Có kho từ vựng khổng lồ nhưng không có ngữ pháp, cũng giống như người có được thanh đao bén mà lại không biết cách sử đao. Cuối cùng thanh đao tuy bén cũng chỉ mãi là thanh đao nằm trong vỏ mà thôi.

Công cuộc học ngôn ngữ là sự tổng hòa của từ vựng và ngữ pháp. Có từ vựng có ngữ pháp vững, ta sẽ viết được, nói được. Có từ vựng có ngữ pháp vững, ta cũng sẽ nghe được.

Như vậy, ngữ pháp và từ vựng là hai viên gạch nền móng để tạo ra 4 kỹ năng khác, là nghe nói đọc viết.

Học ngữ pháp tiếng Nhật thế nào cho phải ?

Tiếng Nhật chưa bao giờ được đánh giá là một ngôn ngữ dễ xơi. Ngữ pháp tiếng Nhật là sự phản ánh cho tính tỉ mỉ của người Nhật. Sự tỉ mỉ trong tính cách đã phát minh ra sự tỉ mỉ trong việc dùng các chiêu thức ngữ pháp, để bộc lộ tâm hồn và ý niệm của mình.

Dù ý niệm sắc thái chỉ khác nhau một cách rất là nho nhỏ, nhưng ngữ pháp tiếng Nhật sẵn sàng thiết lập một chiêu mới, riêng biệt để bộc bạch cho thật đúng ý niệm ấy. Đó là lí do tại sao với tư cách là người nước ngoài học tiếng Nhật, chúng ta sẽ chứng nghiệm những khoảnh khắc thật yomost (mắt tròn mắt dẹt !" khi phát hiện ra có quá nhiều chiêu thức ngữ pháp cùng được áp dụng chỉ cho có một ý nghĩa !

Nếu so sánh việc học ngôn ngữ như việc leo núi, thì tiếng Nhật mà cụ thể là ngữ pháp tiếng Nhật, xứng đáng được gọi là đỉnh Everest ! Để chinh phục ngọn Everest này, chúng ta cần phải học hành rất tỉ mỉ- cũng y như tính cách tỉ mỉ của người Nhật vậy.

Nếu không tỉ mỉ ngay từ đầu, ta sẽ bị ngộp thở sau khi kinh qua cả chục chiêu na ná giống nhau nhưng dùng lại khác nhau. Tiếp đó sẽ dần rơi vào chán nản, bỏ dở giữa chừng các giấc mơ dang dở…

Con đường chinh phục ngữ pháp tiếng Nhật là tìm cho ra cho được điểm khác biệt nho nhỏ nhưng tạo ra được sắc thái đặc sắc trong việc bộc lộ ý niệm, của riêng từng chiêu ngữ pháp một. Nếu như các ngôn ngữ khác, học một điểm ngữ pháp và luyện tập là xong. Thì nay với tiếng Nhật, ta phải học thành thạo từng điểm ngữ pháp một, sau đó so sánh đối chiếu với các điểm ngữ pháp giống giống nhau để tìm ra cái khác biệt nho nhỏ này.

Các bạn không cần mất quá nhiều thời gian để đi tìm cái sắc thái nho nhỏ này. Tác giả đã mất một khoảng thời gian khá dài - 10 năm để đi tìm nó. Nay chép lại thành bộ Ngữ pháp chân kinh, với hi vọng rút ngắn thời gian luyện môn Nhật ngữ, để các bạn có thật nhiều thời gian mà viết tiếp các giấc mơ còn dang dở của mình. Ngữ pháp chân kinh N3 - quyển thượng gồm 46 chiêu ngữ pháp. Một chiêu thức đúc kết trong tầm 3 - 5 trang. Mỗi ngày chúng ta luyện 1 chiêu ngữ pháp, và trong 46 ngày luyện thành ngữ pháp N3 !

明日はきっといい日になる!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 10 năm 2019

Diệp Anh Đào

Cách sử dụng sách

Độc giả của sách

Bộ sách Ngữ pháp chân kinh N3 dành cho độc giả:

Những người đang muốn thâm nhập và thâm nhập sâu rộng vào ngữ pháp tiếng Nhật N3.

Những người đang khao khát quyết chiến với JLPT N3.

Những học viên trình độ N2 muốn ôn tập lại chân kinh N3.

Cấu trúc của ngữ pháp chân kinh

Bộ ngữ pháp chân kinh N3-quyển thượng gồm 46 điểm ngữ pháp. Mỗi chiêu ngữ pháp đều được mô tả theo dạng sau:

Ngoài 3 chỉ mục thông thường về: (1) Tổng quan; (2) Cách ra chiêu; (3) Ví dụ Còn có thêm 4 chỉ mục trọng điểm:

Chống chỉ định khi dùng (nếu có)

Trong tương quan với các điểm ngữ pháp giống nhau

Tổng hợp về đại pháp của chiêu

Cốt lõi của ngữ pháp một cách cô đọng nhất

Đó là 9 yếu huyệt cần và đủ để có thể luyện thành một chiêu ngữ pháp.

Cách sử dụng sách

Một ngày các bạn đọc một chiêu ngữ pháp chân kinh. Cứ như vậy, đều đặn trong vòng 46 ngày, luyện thành ngữ pháp N3.

Đọc chậm và luyện kinh qua đủ 9 yếu huyệt của từng chiêu. Sau cùng, rốt ráo thấu triệt mục Cốt lõi thường đặt ở cuối mỗi bài.

Học xong một chiêu, kết hợp làm bài tập của chiêu đó trong sách ngữ pháp Shinkanzen Master N3.

Làm bài tập xong, đúc rút lại một lần nữa mục Chống chỉ định.

Cuối cùng, đúc rút ra sắc thái độc đáo riêng biệt của chiêu, bằng cách đọc kĩ lại mục. Trong tương quan với các điểm ngữ pháp giống nhau.

Lời cảm ơn

Sách Ngữ Pháp Chân Kinh N3 có tham khảo các câu ví dụ từ sách 新完全マスターN3, 耳から覚える文法 トレーニングN3 và website maggiesensei. Xin cảm ơn công trình của các tác giả đi trước, giúp Ngữ pháp chân kinh N3 được ra đời.

Vì …nên Đại Pháp

~ために

~によって

~から・~ことから

~のだから

Chiêu 01. ~ために(1)

Hai dụng công của cùng một chiêu ~ために

Chiêu ~ためにcó 2 dụng công, đặc tả 1 lí do (1) và đặc tả 1 mục đích (2).

Cũng là A ために B . Nhưng

Nếu là dụng công (1) , thì từ tiếng Việt tương đương là "Vì A nên B".

Nếu là dụng công (2), thì từ tiếng Việt tương đương là "Làm B để mà A".

Bài hôm nay sẽ đi vào dụng công thứ 1 của ために, biểu đạt 1 lí do, và từ tiếng Việt tương đương là "Vì A nên B".

~ために (1) cùng thần thái của cái lí do

Một cách tổng quan

A ために B = Vì A nên B, biểu diễn tương quan của lí do và cái kết.

Ví dụ

Lí do A…

この村に医者がいないために、~

\= konomurani isha ga inaitameni

\= Vì trong làng không có bác sĩ, ~

Và cái kết…

病気のときとなりの町まで行かないといけない

\= Byouki no toki tonari no machimade ikanaitoikenai.

\= Tôi phải ra tận thành phố khi bị bệnh

Và thành câu là

この村に医者がいないために、病気のときとなりの町まで行かないといけない

\= Kono mura ni isha ga inaitameni, byouki no toki tonari no machi made ikanaitoikenai.

\= Vì trong làng không có bác sĩ, nên tôi phải ra tận thành phố khi bị bệnh.

Vậy cái Vì A của ~ために khác gì với cái Vì A của ~から、~ので?

Để biểu đạt 1 lý do, chẳng phải ta đã có から, có ので đó sao! Tại sao lại còn cần đến ために làm chi vậy?

Một, ために giúp ta biểu đạt lí do một cách cứng rắn, katai hơn cái lí do của から, ので.

この村に医者がいないために、病気のときとなりの町まで行かないといけない。

\= = Kono mura ni isha ga inaitameni, byouki no toki tonari no machi made ikanaitoikenai.

Ở đây là ために và câu toát lên thần thái katai, cứng rắn.

\= Vì trong làng không có bác sĩ, nên tôi phải ra tận thành phố khi bị bệnh.

Câu này nếu dùng から・ので, ý nghĩa "Vì nên" không đổi, nhưng độ かたい giảm đi.

Hai, ~ために chỉ chuyên tâm vào việc nêu lên lí do và cái kết. Nó không nhằm vào nêu lí do để xúi giục (với てください), để vận động (ましょう・ませんか), hoặc thể hiện ý muốn của bản thân (たい・つもり).

Vì vậy, với ~ために, vế B sẽ không kết thúc bằng

~てください・

~ませんか・~ましょう・

~たい・~つもり

Sẽ là sai nếu ta dùng ために như sau:

パソコンが壊れてしまったために、新しいのを買おう。X

\=Pasokon ga kowareteshimatta tameni, atarashii no wo kaou.

\= Vì máy tính hư nên hãy mua cái mới nào.

Sai vì vế B kết thúc là 1 động từ mang ý vận động 買おう = hãy mua nào.

Bí quyết này là bí quyết để giải quyết các bài tập với ~ために, với Vì nên Đại Pháp.

Về cách ra chiêu

A ために B với A là lí do, và B là kết quả.

Với động từ , ta để ở thể thông thường

Với tính từ: cũng để thể thông thường thôi. Tức là tính từ い có い và tính từ な có な。

Đặc biệt, với danh từ: ta cần phải thêm の trước rồi mới liên thủ với ~ために。

Ví dụ

1/出張のために、明日の会議は欠席いただきます。

\= Shutchō no tame ni , ashita no kaigi wa kesseki itadakimasu

\= Vì đi xuất ngoại nên tôi xin được nghỉ họp.

Ra chiêu : Danh từ thêm の+ ために

2/ 報告書にミスが多かったのはよく見直しをしなかったためだろう。

\=Houkokusho ni misu ga ookatta noha yoku minaosu wo shinakatta tame darou.

\= Vì không rà soát kĩ nên đã có nhiều lỗi trong bảng báo cáo.

3/ 彼は一度失敗しているため、計画に慎重になっている。

\= Kareha ichido shippai shiteirutame, keikaku ni shinchou ni natteiru.

\= Vì anh ta thất bại một lần nên anh ta trở nên thận trọng với kế hoạch.

4/ 私は物理で失敗したのは、物理に興味を待たなかったためだ。

\= Watashi wa butsuri de shippai shita no wa, butsuri ni kyōmi o mata nakatta tameda.

\= Vì tôi không có hứng thú với môn vật lý nên tôi đã rớt môn này.

5/ 夜が明けたとき、私は苦労と不安のために半病院になっていました。

\= Yoru ga aketa toki, watashi wa kurō to fuan no tame ni han byōin ni natte imashita.

\= Khi trời sáng, vì khổ lao và bất an, nên tôi đã trở thành một nửa người bệnh.

Trong tương quan với các điểm ngữ pháp giống nhau

~ために có 1 người anh em mang tên là ~によって, trong "Vì nên" đại pháp. Chúng rất dễ gây nhầm lẫn.

Ở tập tiếp theo chúng ta sẽ bàn về ~によって cùng phân biệt ~ために/~によって.

Về ~によって , tại chiêu 02.

Phân biệt ~ために/~によって. Tại chiêu 02.

Về ために đại pháp

Chiêu ために có 2 dụng công, đặc tả về 1 lí do (1) và đặc tả về 1 mục đích (2).

Cũng là A ために B, nhưng:

Nếu là dụng công 1 (lí do) thì từ tiếng Việt tương đương là "Vì A nên B".

Nếu là dụng công 2 (mục đích) thì từ tiếng Việt tương đương là "Làm B để mà B/ Làm B để dành cho A".

Chẳng hạn,

試合でいい成績を残すために、みんな頑張って練習している。

\= Shiaide ī seiseki o nokosu tame ni, min’na ganbatte renshū shite iru

ために đang biểu diễn nghĩa 2- Để mà

\= Mọi người đang cố gắng luyện tập ĐỂ MÀ để lại thành tích thi đấu tốt.

Nếu ta dịch là Vì A nên B, câu sẽ không có ý nghĩa

\= Do để lại thành tích tốt, nên mọi người cố luyện tập. X

Còn câu sau đây

パソコンが壊れてしまったために、資料が作れなかった。

\= Pasokon ga kowarete shimatta tame ni, shiryō ga tsukurenakatta.

Ở đây ために đang biểu diễn nghĩa 1 – Vì nên

\= Vì máy tính hỏng nên tôi không thể làm tài liệu được.

Vậy, làm sao để phân biệt lúc nào thì ために đang biểu diễn Vì nên, lúc nào ために – để mà ?

Phân biệt 2 dụng công của ~ために

Cốt lõi để phân biệt nằm ở cấu tạo ngữ pháp của thành phần trước ために (vế A).

1/Trường hợp A là động từ

Nếu ta thấy động từ kết thúc bằng thể た・thể tiếp diễn・thể ない, thì ために này là ために/Vì nên.

Hãy hiên ngang bất khuất loại ために/Để mà.

Bởi vì sao?

Bởi vì ために nghĩa ĐỂ MÀ rất kén chọn, nó chỉ chấp nhận liên thủ với động từ thể từ điển mà thôi.

Ví dụ

報告書にミスが多かったのはよく見直しをしなかったためだろう。

\= Hōkoku-sho ni misu ga ōkatta no wa yoku minaoshi o shinakatta tame darou

Ta thấy trước ために là ~ しなかった – một động từ thể た. Nên loại ために/Để mà.

Chỗ này ために đang biểu diễn nghĩa "Vì nên".

報告書にミスが多かったのはよく見直しをしなかったためだろう。

\= Vì không rà soát kĩ nên đã có nhiều lỗi trong bảng báo cáo.

2/Trường hợp vế A là tính từ

Nếu ta thấy trước ために là 1 tính từ, ta hãy mạnh mẽ loại ために/Để mà.

Bởi vì ために nghĩa ĐỂ MÀ quá kén chọn, nó không chấp nhận tính từ.

インターネットの接続環境が悪いために、利用者はメールや電話で注文することもできます。

\= Intānetto no setsuzoku kankyō ga warui tame ni, riyōsha wa mēru ya denwa de chūmon suru koto mo dekimasu

Trước ために là 悪い = 1 tính từ, nên ta có quyền loại nghĩa Để mà.

インターネットの接続環境が悪いために、利用者はメールや電話で注文することもできます.

\= Vì môi trường kết nối internet kém nên người dùng có thể đặt đồ ăn bằng mail hoặc điện thoại.

Ta không có:

Để mà môi trường kết nối internet kém, người dùng có thể đặt đồ ăn bằng mail hoặc điện thoại. X.Một câu hoàn toàn vô nghĩa. X

3/ Trường hợp vế A là danh từ

Lúc này, ta phải tùy theo ngữ cảnh mà ta đoán định xem ために đang biểu diễn ために/Vì nên hay ために/Để mà.

Cốt lõi của ために/Vì nên trong vài nốt nhạc

1/ Ta dùng A ために B để biểu đạt ý "Vì lí do A mà chuyện B xảy ra", nhấn mạnh vào mối liên hệ nguyên nhân- kết quả của A và B một cách katai nhất.

2/ Ví dụ điển hình

Vì trong làng không có bác sĩ, nên tôi phải ra tận thành phố khi bị bệnh.

\= この村に医者がいないために, 病気の時隣の町まで行かないといけない。

\= Kono mura ni isha ga inai tame ni , byōki no toki tonari no machi made ikanaito ikenai.

3/ Cấu tạo ngữ pháp

4/ Chống chỉ định

Nếu ta dùng ~ために cho vế A rồi, thì vế B không được mang ý "xúi giục" (Với ~てください), vận động (với ~ましょう・ませんか), hoặc thể hiện ý muốn của bản thân (~たい・つもり).

Tức là, ta sẽ sai khi vế B kết thúc là :

~てください. X

~ましょう・ませんか. X

~たい・つもり. X

パソコンが壊れてしまったために, 新しいのを買おう.X

\= Vì máy tính hỏng rồi nên hãy mua cái mới nào X.

Sai vì vế B = 買おう

5/ Trong tương quan với các điểm ngữ pháp giống nhau

~ために rất giống và dễ nhầm với ~によって.

Về によって và phân biệt ~ために/~によって, chúng ta có thể tham khảo tại đây.

Về ~によって , tại chiêu 02.

Phân biệt ~ために/~によって. Tại chiêu 02.

6/ Về ために đại pháp

Chiêu ために có 2 dụng công, đặc tả về một lí do (1) và đặc ta về một mục đích (2).

Cũng là A ために B nhưng:

Nếu là dụng công 1 (lí do) thì từ tiếng Việt tương đương là "Vì A nên B".

Nếu là dụng công 2 (mục đích) thì từ tiếng Việt tương đương là "Làm B để mà B/ Làm B để dành cho A".

Cách phân biệt ために/Vì nên và ために/để mà

Cốt lõi: là thành phần cấu tạo ngữ pháp đằng trước ために.

Ta loại ために/để mà, khi trước ために là tính từ/động từ thể た /ている/ない. Mà lúc này ために đang biểu diễn nghĩa "Vì nên".