Review Triết học Mác Lênin

Skip to content

Nhiều trải nghiệm mà chỉ có sinh viên mới biết, trong đó là việc thử sức đương đầu với những môn học đáng sợ nhất ở trường đại học, và đa số đều thất bại. Hãy cùng đọc bài viết này để xem chúng là gì nào.

“Con vịt có trước hay quả trứng có trước” là câu hỏi bất hủ mỗi khi sinh viên tham gia tiết học Mác-Lênin này. Những triết lí hàn lâm, trừu tượng và khó hiểu của bộ môn triết học Mác-Lênin đã ám ảnh biết bao thế hệ sinh viên Việt Nam. Môn học này đòi hỏi tư duy và chất xám rất cao, nếu chỉ học theo kiểu thuộc lòng thì không thể nào đạt kết quả tốt ở các kì thi được. Thêm nữa, kiến thức thì vô cùng nhiều, mà toàn là thuật ngữ chuyên ngành.

Môn triết học Mác Lenin

Hầu hết sinh viên khi bước chân vào giảng đường đại học thì môn học phải tiếp cận đầu tiên chính là Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê Nin. Đó là môn học khó với rất nhiều quan điểm, học thuyết khác nhau mang tính hàn lâm và trừu tượng trong một cuốn giáo trình dày cộp. Là môn học đòi hỏi tính tư duy cao, tuy nhiên đối với những sinh viên vừa mới chân ướt chân ráo bước vào cánh cổng đại học thì việc tiếp cận không dễ dàng chút nào.

Bên cạnh đó, việc giảng dạy đối với môn học này còn khá hạn chế, thậm chí là khô khan, không lôi cuốn được sinh viên nên dẫn đến tình trạng sinh viên nghe giảng một chút là buồn ngủ, thầy giảng bao nhiêu sinh viên cố gắng chép bấy nhiêu nhưng đến lúc đọc lại thì không hiểu mình đã viết cái gì?

Ngoài ra, vấn đề thi cử cũng là nỗi ám ảnh của hầu hết sinh viên. Giáo trình dày với những lý luận thâm sâu từ những thế kỷ trước khiến cho việc học để nhớ, để hiểu và đi thi trở nên thật xa vời. Dù làm bài luận hay thi vấn đáp thì triết học vẫn luôn là một cửa ải vô cùng khó khăn. Và thực tế là hầu hết sinh viên chỉ mong sao mình đủ điểm để qua môn chứ không nói đến việc lấy thành tích.

Thật kinh hoàng khi đến tận năm 4 vẫn chưa thể qua được môn thể chất năm nhất vì cái lý do lãng xẹt: “không qua được môn chạy bền”.

Vận động thể chất là vô cùng có lợi, vậy tại sao nhiều sinh viên lại không thích môn học này. Thứ nhất, đa số sinh viên coi thể dục chỉ là môn học phụ, và kết quả của nó hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến bảng điểm tổng kết của mình, đánh sinh ra tâm lý lơ là và không muốn học. Điểm cao thì cũng chẳng được gì mà điểm thấp cũng chẳng sao.

Môn thể dục – Giáo dục thể chất

Thứ hai là do sinh viên không thể nào được chọn môn thể thao mà mình ưa thích. Ngoại trừ các trường quốc tế ra, ở các trường đại học còn lại chương trình học chủ yếu là chạy bộ và bóng chuyền, bởi hai môn học này rất tiết kiệm diện tích sân vận động và chi phí. Chính vì thế, khi học những môn này sinh viên thường sinh ra tâm lí uể oải và chống đối, cho rằng nhà trường không tạo điều kiện cho sinh viên theo đuổi môn thể thao mà mình ưa thích. Bạn có thể thấy cảnh sinh viên tụm ba tụm năm ngồi nói chuyện trong giờ học mặc kệ giảng viên có nhắc nhở hay cảnh cáo như thế nào đi nữa.

Thứ ba, hầu hết các trường đại học đều không có cơ sở vật chất phù hợp cho môn học như: sân tập, dụng cụ luyện tập còn thiếu thốn… hoặc có mà cứ như không.

Ngoại trừ các sinh viên học chuyên ngành ngôn ngữ ra thì hầu hết môn anh văn đầu ra trở thành môn học đáng sợ nhất ở trường đại học đặc biệt là đối với các sinh viên khối ngành kĩ thuật.

Hiện trạng chung của đa số các trường đại học ở Việt Nam hiện nay là chương trình giảng dạy Tiếng Anh chuyên ngành không đảm bảo được chất lượng đầu ra. Sinh viên nào mà đủ khả năng thì sẽ đổi điểm bằng cách thi lấy bằng TOEIC hay IELTS chứ không bao giờ chịu học Tiếng Anh ở trường. Nguyên nhân chính là do trình độ đầu vào không đồng đều và số lượng sinh viên đông khiến cho phía nhà trường cũng khó khăn trong việc tổ chức thi xếp lớp sao cho phù hợp.

Môn Tiếng Anh – anh văn đầu ra

Cách giảng dạy thì vô cùng khô khan, thậm chí còn hơn cả thời cấp 3. Một số trường hợp phổ biến là đầu tiên giảng viên sẽ kêu bạn đi làm quen, bắt chuyện với những người xung quanh bằng Tiếng Anh, nhưng như tất cả chúng ta đều biết, khả năng nói Tiếng Anh của sinh viên Việt Nam “tốt” đến mức nào. Cùng lắm là bập bẹ được vài ba câu kiểu:”What is your name?”, “How are you?”,”Where are you from?”,”You see, that girl is so cute!”.

Sau đó sẽ đến phần thảo luận nhóm, đọc bài và tra từ mới. Vấn đề là cuốn sách nhìn đâu cũng thấy từ mới, nhất là những sinh viên đã từng thi đại học khối A. Chưa kể đến phần làm bài tập ngữ pháp nữa. Điều này dễ sinh tâm lí chán nản do cuốn giáo trình chưa thực sự phù hợp với trình độ đại đa số sinh viên, làm cho người học luôn có quan niệm: “Tiếng Anh khó quá, mình không bao giờ có thể giỏi được”. Mà thực sự là nếu cứ học như kiểu đó thì vẫn dốt Tiếng Anh dài dài thật.

Giới sinh viên thường gọi là “Xác chết thống kê”. Đây là môn học được mệnh danh là khó nhất trên thế giới vì độ “ảo diệu” của nó. Xác suất thống kê cần chất xám và sự chăm chỉ rất cao. Nhiều sinh viên không qua nổi môn này, mà có qua được thì cũng nằm ở khoảng điểm vừa đủ. Độ khó của nó tập trung vào chương một, về những công thức như Bernoulli. Công thức thì nhiều, nhưng vấn đề lớn là khi đọc đề thi rồi cũng chẳng áp dụng vào làm sao.

Môn học Xác suất thống kê

“Mỗi lần đến thi cuối kì thi News Feed Facebook của mình toàn là XSTK, mà lúc đó mình cũng lo lắm, ôn hoài mà vẫn không hiểu gì cả. Mà thấy tụi nó như vậy thì mình cũng vui, vì sắp có một đống đứa chuẩn bị rớt môn giống như mình”-một bạn sinh viên chia sẻ.

“Trong lớp học môn này của mình có cả trăm đứa, nhưng chỉ thấy năm đứa ngồi bàn đầu là đi học. Mình cũng nản quá rồi. Không muốn nói thêm nữa”- ý kiến chia sẻ từ một sinh viên Đại học Y Dược TP.HCM.

Là môn học đòi hỏi chất xám và sự chăm chỉ cao độ nên đa số sinh viên đều không qua nổi môn này, hoặc chỉ đủ điểm để không phải học lại, thi lại. Tình trạng học thật nhiều nhưng cũng “rớt” thật nhiều là tình trạng chung của các sinh viên sau khi thi hết môn, việc học lại là chuyện “thường ngày ở huyện”. Thậm chí có nhiều sinh viên phải học đi học lại đến mấy lần môn này.

Nhằm nâng cao tinh thần chiến đấu trên “mặt trận” thi cử xác suất thống kê sinh viên các trường đại học đã lập ra rất nhiều nhóm, hội chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức học tập cũng như thi cử nhưng xem chừng vẫn chưa thật sự khả quan. Hàng năm, tình trạng sinh viên “hi sinh” trên “chiến trường“ xác suất thống kê là một điều không thể tránh khỏi.

Nếu như toán cấp 3 chưa đủ hại não cho các bạn sinh viên thì toán cao cấp nó đúng như cái tên gọi của nó “cao cấp”. Môn học này sẽ khiến bộ não của bạn xoắn như chưa từng được xoắn. Và thật sự, nhiều sinh viên đã không thể sống sót nổi với môn học đáng sợ bậc nhất này.

Môn học toán cao cấp

Đối với các bạn theo học các ngành kinh tế, kỹ thuật thì học toán cao cấp là chuyện tất nhiên rồi. Nhưng đối với những ngành xã hội thì toán cao cấp thực sự là một cơn “ác mộng”. Bởi vì mức độ rối rắm cũng như lằng nhằng, khô khan và khó hiểu của những công thức toán học gần như là gấp n lần môn toán học thời học sinh vốn dĩ đã rất khó rồi.

Toán cao cấp vẫn luôn là môn học đại cương gần như là bắt buộc ở tất cả các trường đại học nhưng thực sự là ứng dụng của nó không nhiều.Tình trạng học mà không hiểu mình học gì? Áp dụng vào cái gì? Luôn là câu hỏi của mọi sinh viên dành cho toán cao cấp. Bởi lẽ, dù cho kinh tế hay kỹ thuật đi chăng nữa cũng rất ít trường hợp áp dụng được toán cao cấp vào công việc và cuộc sống sau này chứ đừng nói đến ban xã hội. Gồng mình lên để nhồi nhét những công thức toán học “khủng” đó rốt cuộc chỉ để giải quyết vấn đề nan giải đó là thi hết môn.

Không quá hại não như môn triết học Mác Lenin nhưng môn học này cũng khiến nhiều sinh viên mới vô trường cảm thấy hoang mang đáng sợ.

Đây là hai môn học không quá trừu tượng, không đòi hỏi quá nhiều chất xám nhưng lại là môn học đòi hỏi sự kiên trì và mức độ tỉnh táo vô cùng lớn bởi lẽ đây là hai môn học dễ gây buồn ngủ nhất cho những tân sinh viên.

Môn tư tưởng và đường lối cách mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam

Hai môn học này tạo cảm giác quay lại môn lịch sử lớp 12 nên dễ tạo cho sinh viên có cảm giác vừa thân quen vừa xa lạ, cùng với phương pháp giảng dạy “đọc – chép – rèn luyện vở sạch chữ đẹp” khiến sinh viên nảy sinh tâm lý chán nản.

Đề thi cuối kỳ của hai môn Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam chủ yếu thi theo hình thức đề mở, đối với những bạn chuyên ban xã hội thì kiểu gì cũng “múa bút” được tàm tạm, nhưng đối với sinh viên khối ngành kinh tế – kỹ thuật thì quả là cực hình. Vì vậy, môn học này khiến không ít sinh viên phải đau đầu.

Sinh viên “sợ” môn này nhất không phải là sinh viên trực tiếp học, mà là sinh viên khoa luật trong trường. Vào những đêm cô đơn trống vắng, bạn hạnh phúc khi thấy người ấy nhắn tin nhưng nội dung không phải là hỏi thăm bạn mà là hỏi xem tội phạm gây thương tích thì bị phạt tù mấy năm kèm những lời nhắn nhủ thân thương “Ủa dễ mà”, “Làm giùm mấy chục câu nữa đi”,…

Môn Pháp Luật đại cương

Pháp luật đại cương đòi hỏi tư duy của người học luật, bạn cần phải nắm rõ luật nằm ở điều nào khoản nào và vận dụng sự logic để giải được các  bài tập tình huống hóc búa được đưa ra trong thời gian nhanh nhất.

Nghe tưởng chừng không khó nhằn gì để qua môn, nhưng thực sự đây là một môn ám ảnh đặc biệt là với các bạn nữ. Bản thân các bạn sinh viên nữ không ưa thích đồ công nghệ, chính vì thế khi vô môn học này, các kiến thức gần như con số không khiến các bạn sinh viên dở khóc dở cười “không biết bật tắt máy tính”.

Môn tin học đại cương

Học lướt nhanh như một cơn gió, thi thì cả một bầu trời bao la kiến thức. Nhiều sinh viên vô phòng thi mà không biết mình rơi vào trạng thái tâm lý nào. Và kết cục là, lại mất thêm một năm nữa để học lại.

Đây là một môn học đòi hỏi tính tư duy trừu tượng cao với những ký tự, phép toán và nhiều kiến thức phong phú mang nội dung về xã hội. Mức độ khó nhằn của nó khiến bao thế hệ sinh viên phải “dở khóc dở cười” vì lúc học cũng thấy ổn ổn đấy nhưng đến lúc thi thì lại đảo lộn tất cả, tình trạng không hiểu đề, không biết cách giải đề là thực trạng chung khi thi logic học.

Môn logic học

Với nhiều sinh viên, Logic học  cũng là một trong những môn học kinh điển khiến sinh viên phải lo ngại trong số các môn học đại học. Theo đánh giá của nhiều lứa sinh viên đi trước, điểm học phần môn này của các bạn không thực sự xuất sắc, thậm chí là rớt môn, học lại, thi lại cũng là điều dễ hiểu.

Giải phẫu học là môn học yêu cầu sinh viên phải chuẩn bị lòng dũng cảm theo đúng nghĩa đen của nó. Với những sinh viên y khoa thì đây là môn học đặc thù, là môn học cơ sở quan trọng trang bị những kiến thức nền tảng cho những y, bác sĩ trong tương lai. Tuy nhiên, đây cũng là môn học gây ám ảnh bởi Giải phẫu học là môn học mà các sinh viên sẽ phải tiếp xúc trực tiếp với cấu trúc cơ thể người trên “tử thi” được hiến tặng.

Môn giải phẫu học

Tận tay các sinh viên phải tiến hành mổ xẻ, bóc tách từng bộ phận cơ thể người quả thực không phải là một điều dễ dàng – nhất là với những bạn yếu tim quả thực là một cực hình.

Mặc dù đã được chuẩn bị tâm lý khá kỹ lưỡng nhưng tình trạng sinh viên bị sốc và ngất xỉu trong giờ học giải phẫu là chuyện hết sức bình thường. Nhiều sinh viên không chịu nổi “cú sốc” này mà bị ám ảnh, sợ hãi cả trong từng bữa ăn, giấc ngủ. Thậm chí có trường hợp phải từ bỏ giấc mơ y khoa của mình vì không đủ can đảm thể theo học được.

Trên đây là 10 môn học mang đến nỗi sợ hãi của sinh viên các trường đại học, cao đẳng – đặc biệt là đối với tân sinh viên. Tuy nhiên, tất cả còn phụ thuộc vào phương pháp học tập của mỗi người, nếu bạn đang mơ giấc mơ đại học thì hãy chuẩn bị tâm lý sẵn sàng đi nhé! Còn những bạn đã và đang là sinh viên của các trường đại học, cao đẳng môn học nào khiến bạn cảm thấy khó khăn nhất vậy? Cùng chia sẻ với Toplist Việt ở bên dưới nhé!

  • Top 11 trường Đại học Việt Nam tốt nhất châu Á 2021

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề