Răng hàm ở đâu

27/09/2021

Răng số 6 là răng hàm vĩnh viễn xuất hiện sớm trong miệng của trẻ khoảng từ 6 - 7 tuổi, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng nhai cũng như định hình sự phát triển hàm răng của trẻ. Do răng mọc sớm và ở phía trong cùng của hàm răng trẻ nên các bậc phụ huynh dễ nhầm lẫn với các răng hàm sữa.

Tại sao răng số 6 hay bị sâu??? bệnh lý thiểu sản, R6 bình thường, R6 sâu hố rãnh

- Vị trí mọc răng số 6 ở phía bên trong cùng sau răng hàm sữa, khiến cho việc vệ sinh chải răng khó khăn.

- Răng số 6 có cấu tạo bề mặt nhiều hố rãnh là điều kiện thuận lợi cho thức ăn lắng đọng và vi khuẩn gây sâu răng phát triển.

- Khi mới mọc men răng chưa trưởng thành hoàn toàn, dễ bị tác động gây sâu răng.

- Một số răng số 6 có bệnh lý bẩm sinh về men răng dễ bị sâu răng:

Để giữ cho răng 6 được khỏe mạnh và tồn tại đến suốt cuộc đời, răng cần được chăm sóc và bảo vệ đúng cách.

Vệ sinh răng hàng ngày bằng bàn chải, kem đánh răng có fluor và chỉ tơ nha khoa là cách đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được. Ngoài ra, trẻ trong độ tuổi mọc răng 6 cần được đi khám răng định kỳ để phát hiện các bất thường và xử trí kịp thời.

Các biện pháp dự phòng và điều trị sâu răng 6

- Trám bít các hố rãnh, ngăn ngừa sự bám dính của mảng bám, vi khuẩn gây sâu răng. Lớp chất hàn sẽ làm cho hố rãnh dễ được làm sạch bởi bàn chải và quá trình nhai.

- Điều trị sâu răng 6: Bác sỹ sẽ loại bỏ các chất bẩn và vi khuẩn, làm sạch lỗ sâu và hàn kín lỗ sâu. [hình ảnh]

- Bôi vecni fluor: có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sâu răng phát triển. Fluor có trong vật liệu từ từ ngấm vào men răng giúp cho men răng trở nên chắc khỏe hơn. Các bước làm đơn giản, trẻ dễ hợp tác.

- Nếu để nặng hơn, răng sẽ bị viêm tủy, hoại tử tủy cần phải điều trị tủy răng. Những trường hợp răng sâu vỡ lớn có thể phải làm chụp để phục hồi lại hình thể răng.

- Nhiều trường hợp nặng, có thể phải nhổ răng và làm phục hình răng giả.[h/ả]

Các bậc phụ huynh cần tìm hiểu để có thêm thông tin cũng như thực hiện các biện pháp chăm sóc răng ban đầu, để có được hàm răng khỏe mạnh. Khám và xử trí sớm các vấn đề của răng 6 giúp tiết kiệm thời gian, tiền bạc cũng như tránh cho trẻ những trải nghiệm không dễ chịu trong các điều trị chuyên sâu như điều trị tủy hay nhổ răng.

Hàng năm tại Khoa Răng trẻ em - Bệnh viện RHMTWHN đã điều trị thành công cho hàng nghìn cháu bị bệnh lý về răng số 6.

Nhổ răng hàm là chỉ định cuối cùng của Bác sĩ khi không thể điều trị hay phục hồi răng được nữa. Nhổ răng hàm có đau không? là băn khoăn của rất nhiều người bởi răng hàm có nhiều chân răng và có “chỗ đứng” vô cùng vững chắc trên cung hàm.

Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Thái Hòa – 14 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nha khoa sẽ tư vấn cho bạn trong bài viết sau đây.

Răng hàm những chiếc răng số 4, 5, 6, 7, và số 8 [răng khôn]. Ngoại trừ răng số 8 không có chức năng thẩm mỹ và ăn nhai, còn các răng hàm còn lại đều đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai của con người.

Một hàm răng đầy đủ có 32 chiếc răng.

Trước khi giải đáp nhổ răng hàm có đau không, Navii xin cung cấp thông tin để bạn biết những trường hợp nào nên nhổ răng hàm và trường hợp nào không nên.

Nên nhổ răng hàm trong các trường hợp sau đây:

  • Răng khôn số 8 mọc lệch, mọc ngầm, mọc kẹt, sâu răng, đâm hỏng răng số 7,… được Bác sĩ chỉ định nhổ bỏ
  • Răng hàm bị bệnh lý: sâu răng, viêm chân răng, viêm tủy quá nặng không thể điều trị.
  • Răng bị lung lay mạnh do tác động từ bên ngoài hoặc bị bệnh lý
  • Răng mọc lệch, lộn xộn, mọc thừa,.…gây mất thẩm mỹ, hoặc được Bác sĩ chỉ định nhổ bỏ để ➡️ niềng răng.

Nhổ răng hàm chỉ diễn ra trong 10 – 15 phút cho mỗi răng. Quá trình này được kiểm soát hoàn toàn bằng thuốc tê nên bạn không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, vị trí răng hàm khác nhau cũng ảnh hưởng đến mức độ đau nhiều hay đau ít.

Nhổ răng hàm hàm trên thường dễ dàng hơn nhổ răng ở hàm dưới do răng thường mọc thẳng.

Hơn nữa, xương và nướu hàm trên tương đối mềm nên thuận lợi cho việc nhổ răng. Bác sĩ không cần rạch nướu quá nhiều để lấy chân răng nên ít gây đau đớn.

Nhổ răng hàm hàm trên diễn ra khá nhẹ nhàng.

Nhổ răng hàm dưới có đau không là câu hỏi mà Navii Dental Care nhận được nhiều nhất. Răng hàm dưới [đặc biệt là răng khôn số 8] thường mọc ở các tư thế khó, kích thước răng lớn đòi hỏi Bác sĩ phải rạch nướu nhiều và phân tách răng thành nhiều phần nhỏ để gắp ra.

Vì mức độ tác động vào vùng ổ răng cần nhổ nhiều hơn nên nhổ răng hàm dưới thường đau và mất nhiều ngày để lành hơn nhổ răng hàm trên. Bạn có thể cảm thấy ê đau trong 1-2 ngày đầu sau nhổ răng. Điều này hoàn toàn bình thường. Bạn không nên quá lo lắng.

Nhổ răng hàm hàm dưới thường phức tạp hơn hàm trên.

Sau khi kết thúc quá trình nhổ răng, Bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau và hướng dẫn bạn cách chăm sóc vết nhổ. Bạn nên sử dụng thuốc và vệ sinh răng miệng theo chỉ dẫn của bác sĩ để giảm đau, kháng viêm và ngăn nhiễm trùng.

Việc nhổ răng hàm có đau không phụ thuộc phần lớn vào tay nghề của Bác sĩ và thiết bị máy móc được sử dụng để nhổ răng.

Hiện nay, có rất nhiều nha khoa hoạt động trên địa bàn Hà Nội phục vụ nhu cầu thăm khám và chữa bệnh của người dân, một phần mở ra nhiều cơ hội trải nghiệm dịch vụ, phần khác lại khiến người dân hoang mang không biết đâu là địa chỉ chất lượng mà mình có thể gửi gắm được.

Tốt nhất, bạn nên nhổ răng tại các Bệnh viện và Nha khoa lớn để đảm bảo an toàn trong và sau quá trình nhổ răng.

Bạn nên đến Bệnh viện, nha khoa lớn và uy tín để thực hiện nhổ răng.

Navii Dental Care là địa chỉ nhổ răng uy tín lâu năm trên địa bàn Hà Nội, phục vụ việc nhổ răng hàm cho hơn 20,000 Bệnh nhân trong và ngoài nước. Khi nhổ răng, Navii áp dụng:

▶️ Công nghệ nhổ răng chỉ tác động đến chân răng mà không ảnh hưởng đến nướu. Giúp quá trình nhổ răng an toàn, nhanh chóng và đẩy nhanh quá trình liền thương.

▶️ Thuốc gây tê qua kiểm định chất lượng của Hiệp hội nha khoa thế giới FDA giúp gây tê cục bộ, “đóng băng” vị trí nhổ răng, xóa tan lo ngại nhổ răng hàm có đau không.

▶️ Nhổ răng hàm được thực hiện bởi dụng cụ và thiết bị y tế được vô trùng 100%.

Sau khi kết thúc quá trình nhổ răng, Bác sĩ sẽ kê toa thuốc giảm đau và hướng dẫn quá trình ăn uống, chăm sóc răng sau nhổ tại nhà.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý cách chăm sóc vết thương sau nhổ để nhanh lành thương hơn nhé.

  • Sau khi nhổ răng, bạn nhớ cắn chặt bông gòn trong vòng 30 – 45 phút để cầm máu. Có thể chườm túi đá lạnh trong ngày đầu nhổ răng. Hôm sau bạn có thể chườm nước ấm để tan máu tụ.
  • Trong vòng 1h sau khi nhổ răng: nên tránh ăn nhai, tốt nhất chỉ nên sử dụng các thực phẩm mềm như cháo hay súp để tránh cho răng phải hoạt động nhiều. Không dùng vật cứng, nhọn tác động đến chỗ răng vừa nhổ.
  • Nếu thấy tình trạng sưng đau, chảy máu nhiều không dứt, bạn nên đến Bác sĩ kiểm tra ngay để có phương án điều trị thích hợp, tránh biến chứng nguy hiểm.

Hy vọng thông tin được cung cấp trong bài viết “Nhổ răng hàm có đau không?” đã giúp bạn có sự chuẩn bị tốt hơn trước khi nhổ răng.

Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào liên quan đến việc nhổ răng hàm, hoặc các vấn đề răng miệng khác, bạn có thể để lại bình luận bên dưới hoặc gọi điện trực tiếp vào Hotline 024.3747.8292 để được Bác sĩ của Navii giải đáp nhanh nhất nhé.

Nếu được, mời bạn qua cơ sở của Navii để được Bác sĩ thăm khám và tư vấn chính xác, hoàn toàn Miễn Phí bạn nhé.

• Cơ sở 1: 42 Cửa Đông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
• Cơ sở 2: 36 Hòa Mã, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Thân mến!

Video liên quan

Chủ Đề