Quy định đối với hàng hóa tạm xuất tái nhập năm 2024

(LSVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan đã có Công văn 6087/TCHQ-GSQL ngày 24/11/2023 về việc thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất.

Quy định đối với hàng hóa tạm xuất tái nhập năm 2024

Ảnh minh họa.

Văn bản nêu rõ, thời gian qua, Tổng cục Hải quan nhận được phản ánh vướng mắc của một số doanh nghiệp liên quan đến thủ tục hải quan đối với hàng hóa do doanh nghiệp Việt Nam thuê, mượn từ doanh nghiệp nước ngoài hết thời hạn tạm nhập phải tái xuất nhưng được doanh nghiệp nước ngoài chỉ định giao hàng cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

Liên quan đến vấn đề này, Tổng cục Hải quan cho biết, khoản 1 Điều 15 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định: “Trừ trường hợp hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, thương nhân được tạm nhập hàng hóa vào Việt Nam theo hợp đồng ký với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác trong một khoảng thời gian nhất định rồi tái xuất chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam”.

Thủ tục hải quan đối với thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để sản xuất, thi công xây dựng, lắp đặt công trình thực hiện dự án, thử nghiệm thực hiện theo quy định tại Điều 50 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 23 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 35 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ không có trường hợp tạm nhập tái xuất theo chỉ định của thương nhân nước ngoài.

Căn cứ các quy định dẫn trên, thiết bị, máy móc, phương tiện thi công, phương tiện vận chuyển, khuôn, mẫu do doanh nghiệp Việt Nam thuê, mượn từ nước ngoài để sản xuất, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm, đã tạm nhập vào Việt Nam, khi hết thời hạn thuê mượn thì phải tái xuất trả cho thương nhân nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định số 69/2018/NĐ-CP. Không áp dụng thủ tục xuất nhập khẩu tại chỗ trong trường hợp thương nhân nước ngoài chỉ định giao hàng hóa tạm nhập tái xuất tại Việt Nam cho doanh nghiệp Việt Nam khác.

- Nghị định 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

- Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 08/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

- Thông tư 38/2015/TT-BTC Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;

- Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Thủ tục hải quan tạm nhập hàng hoá được thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi lưu giữ hàng hóa tạm nhập.

Thủ tục hải quan tái xuất được thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất. Riêng hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất thuộc loại hình kinh doanh có điều kiện theo quy định của Chính phủ thì phải làm thủ tục hải quan tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập.

  1. Quản lý hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất
  1. Không cho phép chia nhỏ container trong suốt quá trình vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu tạm nhập đến khu vực giám sát của cơ quan hải quan, địa điểm tái xuất thuộc cửa khẩu, điểm thông quan theo quy định.

Trường hợp do yêu cầu vận chuyển cần phải thay đổi hoặc chia nhỏ container để tái xuất thì thương nhân có văn bản đề nghị trong đó nêu rõ lý do, thời gian thực bắt đầu và kết thúc việc thay đổi, chia nhỏ container để tái xuất; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý các địa điểm lưu giữ hàng hóa xem xét quyết định nếu hàng hóa, phương tiện đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Hàng hóa đang được lưu giữ tại các địa điểm quy định tại khoản 5 Điều 82 Thông tư 38/2015/TT-BTC hoặc các điểm thông quan; địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa xuất khẩu ở biên giới;
  • Container hoặc phương tiện vận tải hàng hóa phải đảm bảo điều kiện để niêm phong hải quan; Trường hợp không thể niêm phong hải quan thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất áp dụng phương thức giám sát hải quan phù hợp đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật.
  1. Hàng hóa trong thời gian chuyển sang container hoặc phương tiện vận tải khác phải chịu sự giám sát hải quan;
  1. Hàng hoá tạm nhập, tái xuất đã làm thủ tục hải quan phải được tập kết đầy đủ tại các địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; kho ngoại quan tại khu vực cửa khẩu tạm nhập hoặc cửa khẩu tái xuất và tái xuất qua cửa khẩu trong thời hạn 08 giờ làm việc kể từ khi hàng đến cửa khẩu xuất; trường hợp chưa thể xuất được hoặc chưa xuất hết, nếu thương nhân có văn bản đề nghị thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất xem xét, gia hạn để xuất khẩu hết trong các ngày kế tiếp, nhưng phải trong thời hạn lưu giữ tại Việt Nam. Trong thời gian chờ tái xuất tiếp, hàng hóa phải được lưu giữ tại các địa điểm quy định tại khoản 5 Điều 82 Thông tư 38/2015/TT-BTC;
  1. Trường hợp cửa khẩu tái xuất khác cửa khẩu tạm nhập, Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập thực hiện niêm phong hàng hóa để giao cho người khai hải quan vận chuyển hàng hóa ra cửa khẩu tái xuất.
  1. Quản lý hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa (hoặc cảng nội địa)
  1. Hàng hóa đã làm thủ tục tạm nhập, chưa làm thủ tục tái xuất chỉ được gửi kho ngoại quan hoặc cảng nội địa do Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập quản lý. Việc kiểm tra thực tế khi làm thủ tục tái xuất được thực hiện tại kho ngoại quan hoặc cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa do Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập quản lý; Hàng hóa đã làm thủ tục tái xuất được gửi kho ngoại quan hoặc cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa tại cửa khẩu xuất.
  1. Quản lý hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất gửi kho ngoại quan; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa.

- Sau khi đã làm thủ tục hải quan tạm nhập hoặc tái xuất, nếu hàng hóa còn trong thời hạn được lưu giữ tại Việt Nam thì thương nhân có văn bản gửi Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tái xuất đề nghị được gửi vào kho ngoại quan hoặc cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa để chờ làm thủ tục tái xuất hoặc chờ thực xuất, trong đó nêu rõ số tờ khai tạm nhập hoặc tờ khai tái xuất;

- Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tái xuất xác nhận (ký tên, đóng dấu công chức) trên công văn đề nghị và trả cho doanh nghiệp để làm thủ tục đưa vào kho ngoại quan; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, đồng thời sao chụp lưu kèm hồ sơ hải quan;

- Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa đã làm thủ tục tạm nhập thực hiện như đối với hàng hóa từ nội địa đưa vào kho ngoại quan theo hướng dẫn tại Điều 91 Thông tư 38/2015/TT-BTC;

- Việc giám sát hải quan đối với hàng hóa đã làm thủ tục hải quan tạm nhập vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa để chờ làm thủ tục tái xuất và ngược lại thực hiện như đối với hàng hóa nhập khẩu vận chuyển đang chịu sự giám sát hải quan theo hướng dẫn tại Thông tư 38/2015/TT-BTC;

3. Quản lý, theo dõi tờ khai hải quan tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập

3.1 Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất

- Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập theo dõi lượng hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất trên Hệ thống.

- Trường hợp việc khai hải quan tạm nhập, tạm xuất thực hiện trên tờ khai hải quan giấy (bao gồm cả trường hợp khai trên Bảng kê tạm nhập hoặc tạm xuất container/bồn mềm rỗng đối với phương tiện quay vòng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 49 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP) thì thủ tục tái xuất, tái nhập và theo dõi lượng hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập thực hiện trên tờ khai hải quan giấy.

Hàng tạm nhập tái xuất có thời hạn bao lâu?

Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập.

Hàng hóa tại nhập là gì?

- Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam.

Mỗi lô hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất được gia hạn thời gian lưu tại Việt Nam tối đa bao nhiêu lần?

Trường hợp cần gia hạn, thương nhân có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan làm thủ tục tạm nhập; thời hạn mỗi lần gia hạn không quá 30 ngày và không quá 2 lần gia hạn cho một lô hàng kinh doanh tạm nhập, tái xuất.

Hàng hóa tạm nhập tái xuất là gì ví dụ?

Ví dụ về tạm nhập tái xuất có thể là khi một số tổ chức từ nước ngoài muốn hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực y tế bằng cách đưa các thiết bị, máy móc và dụng cụ y tế vào Việt Nam. Để làm điều này, họ sẽ tạm nhập các hàng hóa này vào lãnh thổ Việt Nam và sau đó xuất khẩu đi một quốc gia khác.