Quốc oai cách thạch thất bao nhiêu km

Dự án xây dựng đường trục phát triển kinh tế xã hội bắc - nam qua huyện Thạch Thất, giai đoạn 1 có chiều dài 4,6 km, tổng mức đầu tư hơn 700 tỷ đồng, hiện đang bước vào giai đoạn giải phóng mặt bằng.

Toàn cảnh hướng tuyến dự án. [Ảnh chụp từ ĐTM].

Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng Thạch Thất vừa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường [ĐTM] dự án xây dựng đường trục phát triển kinh tế xã hội bắc - nam qua huyện Thạch Thất, giai đoạn 1. Đơn vị tư vấn lập báo cáo là CTCP Khoa học và Kỹ thuật Môi trường.

Vào tháng 7/2021, UBND TP Hà Nội đã có văn bản cho phép chuẩn bị đầu tư tuyến đường trục giai đoạn 1. Dự án này có hướng chạy song song với ĐT419, hai bên đường chạy sát các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trọng điểm của huyện, giảm tải lưu lượng cho ĐT419.

Bên cạnh đó, tuyến có tác dụng nối liền hai huyện Thạch Thất và Quốc Oai qua cầu vượt Đại lộ thăng Long, tạo điều kiện di chuyển giữa hai huyện cũng như việc tiếp cận Đại lộ Thăng Long dễ dàng hơn.

Dự án đề xuất nghiên cứu dự kiến dài khoản 4,3 km. Điểm đầu tuyến nằm tại nút giao với ĐT419, thuộc địa phận xã Thạch Xá. Điểm cuối đấu nối vào vị trí chân cầu vượt Đại lộ Thăng Long thuộc địa phận huyện Quốc Oai.

Tuyến sẽ được chia làm hai đoạn. Đoạn đầu có chiều dài khoảng 2,7 km, là đường cấp 1 đồng bằng, rộng 42 m, trong đó mặt đường xe chạy rộng 24,5 m. Đoạn 2 có chiều dài khoảng 1,6 km, nằm trong quy hoạch chung thị trấn sinh thái Quốc Oai, có mặt cắt ngang 60 m, trong đó mặt đường xe chạy rộng 23 m. Tốc độ thiết kế toàn tuyến 80 km/h.

Dự án sẽ chiếm dụng khoảng 20,9 ha đất, trong đó có 20,4 ha là đất lúa. Trong khu vực dự án không có khu dự trữ sinh quyển hay vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên nào. Dự án chủ yếu đi qua các khu cánh đồng lúa, một số vị trí gần khu dân cư.

Do phạm vi giải phóng mặt bằng nhà dân là rất ít [khoảng 50 m2], do đó phương án là đền bù, hỗ trợ bằng tiền, không bố trí tái định cư. Công tác này sẽ được thực hiện như một tiểu dự án độc lập. Dự kiến công tác giải phóng mặt bằng sẽ được triển khai ngay trong năm 2023, hoàn thành toàn bộ dự án vào năm 2025. 

Tổng mức đầu tư của tuyến đường trục này là hơn 715 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng chiếm 405 tỷ đồng và chi phí giải phóng mặt bằng hơn 214 tỷ đồng. 

Một góc đại lộ Thăng Long đoạn qua Quốc Oai, Thạch Thất. [Ảnh: Hoàng Huy].

Tháng 2 vừa qua, UBND TP Hà Nội đã phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2023 của huyện Thạch Thất.

Đối với dự án đường trục phát triển kinh tế xã hội bắc - nam giai đoạn 1, trong năm nay dự án dự kiến thu hồi hơn 23,5 ha đất tại các xã Thạch Xá Bình Phú, Phùng Xá, Ngọc Mỹ [Quốc Oai]. Giai đoạn 2 của tuyến đường trục này sẽ tiếp tục kéo dài đến ĐT420, năm nay dự kiến thu hồi hơn 16 ha đất để thực hiện.

Cũng trong giai đoạn 2021 - 2025, Thạch Thất còn có kế hoạch triển khai tuyến đường trục rộng 42 m kết nối từ đường vành đai du lịch Tuần Châu, huyện Quốc Oai đến ĐT419.

Nói qua về Thạch Thất, huyện này trước đây thuộc Hà Tây cũ, nằm ở phía tây bắc của Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô khoảng 30 km. Thạch Thất tiếp giáp với các huyện gồm Sơn Tây, Quốc Oai, Phúc Thọ và Ba Vì. Trên địa bàn huyện Thạch Thất có đường Hồ Chí Minh, Đại lộ Thăng Long, ĐT419, ĐT420 chạy xuyên suốt. 

Với vị trí đó, Thạch Thất là địa phương có thế mạnh phát triển công nghiệp. Dọc ĐT419 có nhiều khu công nghiệp, cụm điểm công nghiệp đang hoạt động. Năm 2020, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm hơn 70% cơ cấu kinh tế của huyện. 

Theo quy hoạch đến năm 2030, Thạch Thất được định hướng phát triển khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo chất lượng cao; tiểu thủ công nghiệp làng nghề, dịch vụ, du lịch gắn với nông nghiệp sinh thái; là một phần của đô thị vệ tinh Hòa Lạc, một phần đô thị sinh thái Quốc Oai và một phần đô thị sinh thái Phúc Thọ.

Hà nội là trung tâm chính trị-hành chính, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế của cả nước, là hạt nhân của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.Vì vậy, Hà Nội hội tụ đầy đủ các điều kiện để phát triển kinh tế -xã hôi, đặc biệt là đối với phát triển kinh tế công nghiệp.

Tính đến năm 2019, Thành phố Hà Nội có 19 KCN, khu công nghệ cao, với tổng diện tích quy hoạch gần 5.250ha. Cùng với đó là 110 cụm công nghiệp có tổng diện tích hơn 3.000ha, tỷ lệ lấp đầy các KCN ở thời điểm hiện tại đạt trên 80%.

Tiêu biểu cho sự phát triển công nghiệp Thành phố Hà Nội, là sự đóng góp của khu công nghiệp Thạch Thất-Quốc Oai.

Khu công nghiệp Thạch Thất-Quốc Oai được thành lập theo Quyết định số 2500/2007/QĐ-UB do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây [nay là thành phố Hà Nội] cấp ngày 21 tháng 12 năm 2007 về việc thành lập, phê duyệt dự án và cho Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Hà Tây làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thạch Thất Quốc Oai, thị trấn Quốc Oai và xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.

Khu công nghiệp Thạch Thất Quốc Oai thuộc thị trấn Quốc Oai và xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội có diện tích 150,12 ha 

Đến năm 2017, được điều chỉnh theo Quyết định số 7190/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 Khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai, tại các ô đất ký hiệu KT1, RT, tại xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất và xã Sài Sơn, Tiên Sơn, thị trấn Quốc Oai, huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội.

Theo đó, tổng diện tích 02 ô đất theo quy hoạch khoảng 40.569m2. Việc điều chỉnh góp phần phát triển khu công nghiệp theo hướng công nghiệp sinh thái, công nghiệp sạch, công nghệ cao... nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng và giá trị cao và đầu tư có hiệu quả. 

Vị trí địa lý và giao thông

Khu công nghiệp Thạch Thất Quốc Oai nằm giáp đường cao tốc Láng - Hoà Lạc, trục đường cao tốc quan trong và hiện đại nhất thủ đô Hà Nội, liền kề với các Khu đô thị hiện đại và Khu công nghệ cao Hoà Lạc rất thuận tiện cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hoá:

  • Cách Sân bay quốc tế Nội Bài 30 km

  • Cách trung tâm Thành phố Hà Nội 17 km

  • Cách Cảng Hải Phòng 130 km

  • Cách Cảng nước sâu Quảng Ninh – Cái Lân 150 km

Cơ sở hạ tầng và các tiện ích khác

  • Hệ thống đường giao thông nội bộ: Hệ thống đường khu trung tâm rộng 36m, đường nhánh rộng 24m. Hệ thống đường chiếu sáng được lắp đặt dọc theo các tuyến đường

  • Hệ thống cấp điện: Nguồn điện được cung cấp liên tục và ổn định được lấy từ tuyến điện cao thế của Thành phố Hà Nội. Tổng công suất toàn khu khoảng 60 MVA. Mạng lưới điện được cung cấp dọc các đường giao thông nội bộ trong KCN. Doanh nghiệp đầu tư và xây dựng trạm hạ thế tuỳ theo công suất tiêu thụ.

  • Hệ thống cấp nước: Hệ thống cung cấp nước sạch được đấu nối đến tận chân tường rào từng Doanh nghiệp

  • Hệ thống thông tin liên lạc: Hệ thống viễn thông đạt tiêu chuẩn quốc tế và luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc. Hệ thống cáp quang ngầm được đấu nối trực tiếp đến chân hàng rào của từng Doanh nghiệp.

  • Hệ thống xử lý rác thải: Nhà máy trong KCN sẽ ký Hợp đồng phân loại, thu gom và vận chuyển rác thải với các Đơn vị có chức năng phân loại, thu gom và vận chuyển rác thải để vận chuyển rác thải ra khỏi KCN tránh gây ô nhiễm môi trường.

  • Hệ thống xử lý nước thải: Toàn bộ nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt được Doanh nghiệp xử lý đạt tiêu chuẩn tối thiểu mức nước C trước khi xả ra hệ thống đường nước thải chung của KCN. Sau đó, KCN sẽ tiếp tục xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định của Chính Phủ Việt Nam.

  • Tài chính: Hệ thống chi nhánh các ngân hàng [Vietcombank, Maritime Bank, ACB, Agribank, Techcombank...]

  • Trường đào tạo: Hà Nội Tập trung rất nhiều trường Đại học và Cao đẳng cũng như trung cấp nghề đào tạo đa ngành đa lĩnh vực.

  • Nhà ở cho người lao động: Có nhà ở cho cán bộ, công nhân

  • Tiện tích khác: Hệ thống phòng cháy chữa cháy đạt tiêu chuẩn quốc gia, các trụ cứu hoả được bố trí dọc theo trục đường KCN [khoảng 100-120m/1trụ] đảm bảo phục vụ phòng cháy, chữa cháy khi gặp sự cố.

Nhà đầu tư tham gia tại khu công nghiệp Thạch Thất-Quốc Oai

Với vị trí địa lý và giao thông thuận lợi, hệ thống cơ sở được đầu tư đồng bộ, hiện đại cho nên khu công nghiệp Thạch Thất-Hà Nội đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư có uy tín trong và ngoài nước tham gia, đặc biệt là các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singarpore, Hồng Kông…Tiêu biểu như các doanh nghiệp như: Meiko Electronic, Young Fast, URC,... và các nhà đầu tư trong nước như: Công ty bánh mứt kẹo Hà Nội, Công ty xà phòng Hà Nội, Tổng công ty bia - rượu - nước giải khát Hà Nội [HABECO],...

Thạch Thất rộng bao nhiêu km?

Thạch Thất
Diện tích
187.53 km²
Dân số
Tổng cộng
253.786 người [2022]
Thành thị
45.808 người
Thạch Thất – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Thạch_Thấtnull

Hà Tây cách Hà Nội bao nhiêu km?

Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hà Đông [nay là quận Hà Đông] nằm cách trung tâm Hà Nội cũ khoảng 10 km về phía tây nam. Tỉnh Hà Tây có vị trí địa lý: Phía đông giáp thành phố Hà Nội và tỉnh Hưng Yên. Phía tây giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú Thọ

huyện Thạch Thất Hà Nội có bao nhiêu xã?

Huyện Thạch Thất có 20.250,85 ha diện tích tự nhiên và 179.060 nhân khẩu, 23 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các : Bình Phú, Bình Yên, Canh Nậu, Cần Kiệm, Cẩm Yên, Chàng Sơn, Dị Nậu, Đại Đồng, Đồng Trúc, Hạ Bằng, Hữu Bằng, Hương Ngải, Kim Quan, Lại Thượng, Phùng Xá, Phú Kim, Tân , Thạch Hòa, Thạch Xá, Tiến ...

huyện Thạch Thất rộng bao nhiêu?

Huyện Thạch Thất có diện tích tự nhiên 184,59km2, dân số 242,786 người [số liệu năm 2020].

Chủ Đề