Quan hệ pháp luật hình sự mang tính quyền lực nhà nước

Mục lục bài viết

  • 1. Khái quát chung về quan hệ pháp luật hành chính
  • 2. Nội dung của quan hệ thủ tục hành chính
  • 2.1. Nội dung quan hệ pháp luật hành chính
  • 2.2. Các điều kiện làm phát sinh quan hệ pháp luật thủ tục hành chính:
  • 3. Chủ thể thể của thủ tục hành chính
  • 4. Các giai đoạn của thủ tục hành chính giải quyết các vụ việc cá biệt cụ thể

1. Khái quát chung về quan hệ pháp luật hành chính

Khái niệm: Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính Nhà nước, được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hành chính giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật hành chính.

Đặc điểm:

+ Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của chủ thể quản lý hay đối tượng quản lý hành chính Nhà nước. Việc điều chỉnh quản lý đối với các quan hệ hành chính Nhà nước hướng tới mục đích bảo đảm lợi ích của Nhà nước và các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội.

+ Thẩm quyền quản lý hành chính của Nhà nước chỉ có thể được thực hiện nếu có sự tham gia tích cực từ phía các đối tượng quản lý. Mặt khác, nhiều quyền lợi của đối tượng quản lý chỉ có thể được đảm bảo nếu có sự hỗ trợ tích cực của các chủ thể quản lý bằng những hành vi pháp lý cụ thể

+ Quan hệ pháp luật hành chính phát sinh trong hoạt động chấp hành- điều hành quản lý hành chính Nhà nước,

Nội dung của quan hệ pháp luật hành chính là các quyền và nghĩa vụ hành chính của các bên tham gia quan hệ đó. Chủ thể tham gia quan hệ hành chính rất đa dạng, phong phú nhưng ít nhất một bên chủ tham gia phải được sử dụng quyền lực Nhà nước. Có ba cách phân loại quan hệ pháp luật hành chính

Thứ nhất: Căn cứ vào tính chất mối quan hệ giữa các chủ thể thì quan hệ pháp luật hành chính được chia thành hai nhóm: Quan hệ pháp luật hành chính nội bộ: là loại quan hệ pháp luật hành chính phát sinh giữa các chủ thể có quan hệ lệ thuộc về mặt tổ chức.Quan hệ pháp luật hành chính nội bộ: là loại quan hệ pháp luật hành chính phát sinh giữa các chủ thể không có quan hệ lệ thuộc về mặt tổ chức,

Thứ hai: Căn cứ vào tính chất quyền và nghĩa vụ của các chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính thì phân thành hai nhóm: Quan hệ nội dung, Quan hệ thủ tục

Thứ ba: Căn cứ vào lĩnh vực phát sinh quan hệ các quan hệ pháp luật hành chính phân thành các nhóm quan hệ pháp luật hành chính về quản lý kinh tế, văn hóa, an ninh - chính trị...

Mọi vướng mắc pháp lý trong lĩnh vực hành chính, hãy gọi: 1900.6162 để đượcLuật sư tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến qua tổng đài điện thoại

2. Nội dung của quan hệ thủ tục hành chính

2.1. Nội dung quan hệ pháp luật hành chính

Nội dung của quan hệ pháp luật hành chính là các quyền và nghĩa vụ hành chính của các bên tham gia quan hệ đó. Trong quan hệ pháp luật hành chính quyền của bên này tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại, không giống như các quan hệ khác. Như trong quan hệ dân sự các bên chủ thể vừa mang quyền, vừa mang nghĩa vụ với nhau,

- Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ phục tùng, thể hiện sự bất bình đẳng về ý chí giữa các bên tham gia quan hệ.

- Phần lớn các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính được giải quyết theo thủ tục hành chính.

- Bên tham gia quan hệ hành chính vi phạm yêu cầu của pháp luật hành chính phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước, cho dù người vi phạm là chủ thế đặc biệt hay chủ thể thường thì khi tham gia quan hệ pháp luật hành chính nếu vi phạm thì đều có nguy cơ chịu trách nhiệm pháp lý trước Nhà nước.

2.2. Các điều kiện làm phát sinh quan hệ pháp luật thủ tục hành chính:

Cơ sở làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính là: Quy phạm pháp luật, sự kiện pháp lý và năng lực chủ thể của cơ quan, chức, cá nhân có liên quan. Trong đó, quy phạm pháp luật hành chính, năng lực chủ thể của cơ quan, tổ chức cá nhân liên quan là điều kiện chung cho việc phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật Hành chính và sự kiện pháp lý Hành chính là điều kiện thực tế cụ thể và trực tiếp làm phát sinh, thay đổi, hoặc chấm dứt quan hệ đó.Quy phạm pháp luật là những quan hệ nảy sinh trong xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh.

Thành phần của quan hệ pháp luật bao gồm:

- Chủ thể của quan hệ pháp luật : Bao gồm cá nhân, pháp nhân và các tổ chức.

- Khách thể của quan hệ pháp luật: Là những lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi ích xã hội khác có thể thỏa mãn những nhu cầu đòi hỏi của các tổ chức hoặc cá nhân mà vì chúng các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật, nghĩa là vì chúng mà họ thực hiện quyền và nghĩa vụ chủ thể của mình.

- Năng lực chủ thể: Là khả năng pháp lý của các cơ quan, tổ chức cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật Hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó.

- Sự kiện pháp lý Hành chính là những sự kiện thực tế mà việc xuất hiện, thay đổi hay chấm dứt chúng được pháp luật Hành chính gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật Hành chính. Cũng như các sự kiện pháp lý khác, sự kiện pháp lí Hành chính chủ yếu được phân loại thành:

+ Sự kiện: Là những sự kiện xảy ra theo quy luật khách quan không chịu chi phối của con người, mà việc xuất hiện, thay đổi hay chấm dứt chúng được pháp luật Hành chính gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc làm chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính.

+ Hành vi: Là sự kiện pháp lý chịu sự chi phối bởi ý chí của con người, mà việc thực hiện hay không thực hiện chúng được pháp luật Hành chính gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc làm chấm dứt các quan hệ pháp luật Hành chính.

3. Chủ thể thể của thủ tục hành chính

Chủ thể của thủ tục hành chính gồm chủ thể thực hiện thủ tục hành chính và chủ thể tham gia thủ tục hành chính. Chủ thể thực hiện thủ tục hành chính: Là chủ thể sử dụng quyền lực nhà nước, nhân danh Nhà nước tiến hành các thủ tục hành chính, bao gồm các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước, tổ chức nhà nước, cá nhân được Nhà nước trao quyền quản lý trong trường hợp cụ thể do pháp luật quy định.

+ Chủ thể tham gia thủ tục hành chính: Là chủ thể phục tùng quyền lực nhà nước khi tham gia vào thủ tục hành chính, bao gồm các cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước, các tổ chức và cá nhân. Chủ thể tham gia thủ tục hành chính có thể bằng hành vi của mình làm xuất hiện thủ tục hành chính, góp phần làm cho thủ tục hành chính được tiến hành nhanh chóng, thuận lợi nhưng các chủ thể này không thể tự mình thực hiện thủ tục hành chính vì thủ tục hành chính phải do các chủ thể có thẩm quyền thực hiện. Trong đó :

+ Cơ quan hành chính nhà nước là cơ quan có chức năng quản lý hành chính nhà nước nên trong hầu hết các hoạt động của mình cơ quan hành chính nhà nước nhân danh quyền lực nhà nước thực hiện hoạt động quản lý. Những động này được thực hiện theo thủ tục hành chính vì vậy khi đó cơ quan hành chính nhà nước là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính. Chẳng hạn, là cơ quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật thực hiện thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật để thiết lập trật tự quản lý trong các lĩnh vực xã hội. Trong nhiều trường hợp, những thủ tục hành chính này được cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước trực tiếp thực hiện. Cán bộ, công chức khi đó là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính Trong một số trường hợp, cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức của cơ quan hành chính nhà nước cũng là chủ thể tham gia thủ tục hành chính. Chẳng hạn, là chủ thể tham gia thủ tục thanh tra, kiểm tra khi là đối tượng thanh tra, kiểm tra; là chủ thể tham gia thủ tục khiếu nại khi hành vi hành chính, quyết định hành chính của họ bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khiếu nại lên cấp trên.

+ Cơ quan quyền lực nhà nước, tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân mặc dù không có chức năng quản lý hành chính nhà nước nhưng để hoạt động một cách bình thường các cơ quan đó phải tiến hành nhiều hoạt động quản lý nội bộ. Các hoạt động này tuân theo thủ tục hành chính trong đó các chủ thể trên và các các bộ, công chức trong các cơ quan này là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính. Ngoài ra, các cơ quan đó còn có quyền quản lý hành chính nhà nước trong trường hợp cụ thể như Thẩm phán chủ tọa phiên tòa là chủ thể thực hiện thủ tục xử phạt vi phạm hành chính khi xử phạt người có hành vi cản trở, gây rối trật tự tại phiên tòa. Khi đó thẩm phán chủ tọa phiên tòa là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính. Các chủ thể trên có thể là chủ thể tham gia thủ tục hành chính như tham gia thủ tục cấp phép khi xin cấp phép xây dụng giấy phép lưu hành phương tiện vận tải của cơ quan.

+ Tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế hầu hết là chủ thể tham gia thủ tục hành chính. Ví dụ, tham gia thủ tục xin phép thành lập, xin phép tiến hành một số hoạt động như hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hay khi bị xử phạt vi phạm hành chính. Ngoại lệ, một số tổ chức là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính trong một số trường hợp mà pháp luật quy định như các tổ chức chính trị - xã hội được thực hiện thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật khi phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản liên tich

+ Cá nhân bao gồm công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch thường là chủ thể thanh gia thủ tục hành chính như thủ tục đăng ký sở hữu xe, đăng ký giấy khai sinh. Nhưng cá nhân cũng có thể là chủ thể thực hiện thủ tục hành chính như người chỉ huy tàu bay, tàu biến được thực hiện thủ tục tạm giữ người có hành vi vi phạm hành chính trên tàu bay, tàu biến khi các phương tiện đó đã rời khỏi sân bay, bến cảng

4. Các giai đoạn của thủ tục hành chính giải quyết các vụ việc cá biệt cụ thể

+ Khởi xướng vụ việc

+Xem xét, chuẩn bị giải quyết vụ việc

+ Ra QĐ giải quyết vụ việc

+Thi hành QĐ

+Khiếu nại, giải quyết khiếu nại và xem xét lại QĐ đã ban hành

Khởi xướng vụ việc :Là giai đoạn khởi đầu của thủ tục HC. Hoạt động khởi xưởng được thực hiện bởi cơ quan NN có thẩm quyền khi có căn cứ phát sinh thủ tục hành chính.Căn cứ phát sinh thủ tục hành chínhcó thể là 1 sự kiện thực tế được pháp luật quy định. Giai đoạn này cơ quan NN và công dân được thực hiện qua các hành động như tiếp nhận hồ sơ, ghi biên nhận, báo cáo và chuyển đến cấp có thẩm quyền,..

Xem xét, chuẩn bị giải quyết vụ việc: Giai đoạn này cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành một số hoạt động như: thu thập, đánh giá thông tin; thu thập chứng cứ, gặp gỡ các bên liên quan. Mục đích các hoạt động giai đoạn này là áp dụng thủ tục như thế nào để giải quyết vụ việc một cách đúng đắn nhất.

Ra quyết định giải quyết vụ việc: Là giai đoạn quan trọng nhất, chủ thể thực hiện phải tiến hành các hoạt động như nghiên cứu đáng giá các thông tin liên quan đến việc cần giải quyết lựa chọn, áp dụng cácquy phạm pháp luật. Giai đoạn này thường kết thúc bằng việc cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết địnhmang tính cá biệt dược áp dụng 1 lần, giải quyết 1 vụ việc cụ thể. [quyết địnhgiải quyết vụ việc này phải có căn cứ pháp lí, căn cứ thực tế xác đáng, nội dung phù hợp pháp luật.]

Thi hành quyết định: Là giai đoạn cuối cùng nếu không có khiếu nại, khởi kiện. Các đối tượng có liên quan phải tổ chức thực hiện các quyền và nghĩa vụ được nêu trong quyết định. Việc không thi hành quyết địnhhành chính cũng có thể sẽ dẫn đến chủ thể có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế do PL quy định buộc đối tượng tác động của QĐ thi hành QĐ [Ví dụ: Áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính]

Khiếu nại, khởi kiện: Đối tượng có quyền khiếu nại, khởi kiện ngay khi quyết định được ban hành hoặc sau khi thi hành quyết định. Bản thân cơ quan ban hành quyết định cũng có trách nhiệm kiểm tra, xem xét lại QĐ, nếu thấy trái PL thì phải sửa chữa khắc phục kể cả khi ko có khiếu nại [Giai đoạn khiếu nại, giải quyết khiếu nại có thể không xảy ra trên thực tế.]

Trân trọng./.

Luật Minh Khuê [tổng hợp từ các nguồn trên internet]

Video liên quan

Chủ Đề