Phương thức giao dịch thương mại hàng hóa nào có thể sử dụng hàng hóa để thanh toán:

Ngăn cấm Thực hiện Hành vi Thương mại Không công bằng

Ngăn cấm Thực hiện Hành vi Thương mại Không công bằng

- Bên nhượng quyền sẽ không tham gia hoặc khiến bất kỳ thực thể kinh doanh nào khác tham gia bất kỳ hành động nào sau đây mà có khả năng cản trở giao dịch kinh doanh nhượng quyền công bằng [Điều 12 「Luật Giao dịch Bình đẳng trong Kinh doanh Nhượng quyền」, Điều 13[1] và Bảng đính kèm số 2 「Nghị định Thực thi Luật Giao dịch Bình đẳng trong Kinh doanh Nhượng quyền」]

1. Từ chối giao dịch: Bên nhượng quyền sẽ không tạm ngưng hoặc từ chối cung cấp hàng hóa, dịch vụ, hỗ trợ, v.v. cho bên nhận nhượng quyền hoặc sẽ không thực hiện bất kỳ hành động nào sau đây rõ ràng có tác dụng hạn chế tương tự. Điều tương tự sẽ không được áp dụng trong trường hợp bên nhượng quyền gặp khó khăn khi tiếp tục duy trì quan hệ kinh doanh với bên nhận nhượng quyền do các căn cứ liên quan tới bên nhận nhượng quyền như việc vi phạm thỏa thuận, v.v.

Loại 

Tiêu chuẩn chi tiết 

Ngăn cấm từ chối hỗ trợ kinh doanh, v.v. 

Nếu không có lý do chính đáng, trong thời hạn giao dịch, bên nhượng quyền sẽ không được tạm ngưng hoặc từ chối việc cung cấp bất động sản, dịch vụ, cơ sở, hàng hóa, nguyên vật liệu thô hoặc nguyên phụ liệu cần thiết để tiến hành hoạt động kinh doanh nhượng quyền cho bên nhận nhượng quyền hoặc ngừng hỗ trợ, v.v.đối với hoạt động quản lý và kinh doanh hoặcrõ ràng có tác dụng hạn chế tương tự. 

Ngăn cấm từ chối gia hạn thỏa thuận một cách không hợp lý 

Bên nhượng quyền sẽ không được từ chối gia hạn thỏa thuận với bên nhận nhượng quyền một cách không hợp lý. 

Ngăn cấm chấm dứt thỏa thuận một cách không hợp lý 

Bên nhượng quyền sẽ không được chấm dứt thỏa thuận với bên nhận nhượng quyền trong thời hạn một cách không hợp lý. 

2. Giao dịch có điều kiện: Bên nhượng quyền sẽ không hạn chế hoặc giới hạn giá cả hàng hóa hoặc dịch vụ, đối tác kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh của bên nhận nhượng quyền một cách không hợp lý

Loại 

Tiêu chuẩn chi tiết 

Ngăn cấm hạn chế giá cả 

1. Bên nhượng quyền sẽ không được tham gia các hành động sau mà không có lý do chính đáng: ấn định giá cả hàng hóa hoặc dịch vụ mà bên nhận nhượng quyền bán và yêu cầu bên nhận nhượng quyền duy trì giá cố định; hạn chế bên nhận nhượng quyền quyết định giá cả hàng hóa hoặc dịch vụ một cách vô lý; áp đặt giá bán hàng thông qua tư vấn trước đó. 

2. Tuy nhiên, việc này sẽ không được áp dụng cho các hành động sau: hành động quyết định giá bán hàng và khuyến nghị mức tương tự với bên nhận nhượng quyền; hành động tham gia tư vấn trước đó cho bên nhận nhượng quyền khi xác định hoặc sửa đổi giá bán hàng. 

Ngăn cấm hạn chế bên khác tham gia giao dịch 

1. Bên nhượng quyền sẽ không được ép buộc bên nhận nhượng quyền giao dịch với một bên cụ thể một cách không hợp lý [bao gồm cả chính bên nhượng quyền] liên quan tới giao dịch mua hàng, bán hàng, cho thuê, v.v. bất động sản, dịch vụ, cơ sở, hàng hóa, nguyên vật liệu thô hoặc nguyên phụ liệu. 

2. Tuy nhiên, yêu cầu này sẽ không được áp dụng trong các trường hợp sau đây: khi có thể nhận thấy một cách khách quan rằng bất động sản, dịch vụ, cơ sở, hàng hóa, nguyên vật liệu thô và nguyên phụ liệu nói trên mang tính thiết yếu đối với việc quản lý hoạt động kinh doanh nhượng quyền; khi có thể nhận thấy một cách khách quan rằng sẽ rất khó khăn để bảo vệ thương hiệu của bên nhượng quyền và duy trì thông tin nhận dạng của hàng hóa hoặc dịch vụ nếu bên nhận nhượng quyền không giao dịch với một đối tác cụ thể; khi bên nhượng quyền ký kết thỏa thuận với bên nhận nhượng quyền sau khi thông báo cho bên nhận nhượng quyền về các sự việc liên quan trước đó thông qua tuyên bố tiết lộ thông tin. 

Ngăn cấm bán hàng hóa hoặc dịch vụ của bên nhận nhượng quyền 

1. Bên nhượng quyền sẽ không khiến bên nhận nhượng quyền chỉ được bán hàng hóa hoặc dịch vụ theo quy định hoặc hạn chế bán hàng hóa hoặc dịch vụ tùy thuộc vào bên khác tham gia giao dịch một cách không hợp lý. 

2. Tuy nhiên, yêu cầu này sẽ không được áp dụng trong các trường hợp sau đây: khi có thể nhận thấy khách quan rằng sẽ rất khó để bảo vệ thương hiệu của bên nhượng quyền và duy trì thông tin nhận dạng của hàng hóa hoặc dịch vụ nếu việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ của bên nhận nhượng quyền không bịhạn chế; và khi bên nhượng quyền ký kết thỏa thuận với bên nhận nhượng quyền sau khi thông báo cho bên nhận nhượng quyền về các sự việc liên quan trước đó thông qua tuyên bố tiết lộ thông tin. 

Ngăn cấm ép buộc khu vực kinh doanh 

1. Bên nhượng quyền sẽ không ép buộc bên nhận nhượng quyền tuân thủ khu vực kinh doanh nào một cách không hợp lý 

2. Tuy nhiên, yêu cầu này sẽ không được áp dụng trong các hành động sau đây: hành động để bên nhượng quyền quyết định cơ sở bán hàng; hành động cho phép bên nhận nhượng quyền bán hàng trong các khu vực khác với khu vực kinh doanh của mình, nếu bên nhận nhượng quyền hoàn thành đầy đủ trách nhiệm trong khu vực kinh doanh của mình; hoặc hành động khiến bên nhận nhượng quyền phải chi trả bồi thường tương đương với chi phí quảng bá, như chi phí quảng cáo, v.v. cho bên nhận nhượng quyền khác ngoài khu vực kinh doanh của bên đó, nếu bên nhận nhượng quyền có ý định bán hàng trong khu vực khác ngoài khu vực kinh doanh của bên này. 

Các nội dung ngăn cấm khác đối với hoạt động bán hàng của bên nhận nhượng quyền 

1. Bên nhượng quyền sẽ không hạn chế hoạt động bán hàng của bên nhận nhượng quyền một cách không hợp lý, tương ứng với các hành động nêu trên. 

2. Tuy nhiên, yêu cầu này sẽ không được áp dụng trong các trường hợp sau đây: khi có thể nhận thấy khách quan rằng sẽ rất khó để bảo vệ thương hiệu của bên nhượng quyền và duy trì thông tin nhận dạng của hàng hóa hoặc dịch vụ nếu việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ của bên nhận nhượng quyền không bị hạn chế; và khi bên nhượng quyền ký kết thỏa thuận với bên nhận nhượng quyền sau khi thông báo cho bên nhận nhượng quyền về các sự việc liên quan trước đó thông qua tuyên bố tiết lộ thông tin. 

3. Lạm dụng trạng thái giao dịch: Bên nhượng quyền sẽ không lạm dụng vị thế của mình trong giao dịch để tham gia các hành động sau đây đẩy bên nhận nhượng quyền vào thế bất lợi không công bằng [Điều 12[1] Điểm 3 「Luật Giao dịch Bình đẳng trong Kinh doanh Nhượng quyền」]. Tuy nhiên, yêu cầu này sẽ không được áp dụng trong các tình huống sau đây: khi có thể nhận thấy khách quan rằng sẽ rất khó để bảo vệ thương hiệu của bên nhượng quyền và duy trì thông tin nhận dạng của hàng hóa hoặc dịch vụ nếu việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ của bên nhận nhượng quyền không bị hạn chế; và khi bên nhượng quyền ký kết thỏa thuận với bên nhận nhượng quyền sau khi thông báo cho bên nhận nhượng quyền về các sự việc liên quan trước đó thông qua tuyên bố tiết lộ thông tin.

Loại 

Tiêu chuẩn chi tiết 

Ngăn cấm ép buộc mua hàng 

Bên nhượng quyền sẽ không ép buộc bên nhận nhượng quyền mua hoặc thuê các cơ sở, trang thiết bị, hàng hóa, dịch vụ, nguyên vật liệu thô, nguyên phụ liệu, v.v. không liên quan với việc quản lý kinh doanh nhượng quyền hoặc với số lượng vượt quá mức cần thiết. 

Ngăn cấm ép buộc vô lý 

Bên nhượng quyền sẽ không ép buộc một cách vô lý bên nhận nhượng quyền cung cấp các lợi ích kinh tế hoặc phải chịu chi phí. 

Ngăn cấm thiết lập hoặc sửa đổi điều khoản hợp đồng một cách không hợp lý 

Bên nhượng quyền sẽ không thiết lập hoặc sửa đổi điều khoản hợp đồng mà gây khó khăn cho việc thực thi hoặc gây bất lợi với bên nhận nhượng quyền. Đồng thời, bên nhượng quyền sẽ không thiết lập hoặc sửa đổi điều khoản hợp đồng bất lợi hơn một cách rõ ràng so với điều khoản và điều kiện hiện tại hoặc điều khoản và điều kiện của hoạt động nhượng quyền khác. 

Ngăn cấm can thiệp vào việc quản lý 

Bên nhượng quyền sẽ không ép buộc, mà không có lý do chính đáng, bên nhận nhượng quyền điều hành cửa hàng nhượng quyền với một cá nhân cụ thể. 

Ngăn cấm áp đặt mục tiêu bán hàng 

Bên nhượng quyền sẽ không ép buộc bên nhận nhượng quyền đặt ra mục tiêu bán hàng và thực hiện mục tiêu đó một cách không hợp lý. 

Ngăn cấm áp đặt bất lợi 

Bên nhượng quyền sẽ không áp đặt bất lợi cho bên nhận nhượng quyền một cách không hợp lý tương ứng với các hành động nêu trên. 

4. Áp đặt nghĩa vụ bồi thường không hợp lý: Bên nhượng quyền sẽ không áp đặt nghĩa vụ bồi thường thiệt hại lên bên nhận nhượng quyền một cách không hợp lý hoặc áp đặt khoản phạt quá lớn so với các tiêu chí sau đây, như mục đích và nội dung của thỏa thuận, và tổn thất sẽ phát sinh [Điều 12[1] Điểm 5 「Luật Giao dịch Bình đẳng trong Kinh doanh Nhượng quyền」 và Bảng đính kèm số 2 Điểm 4 「Nghị định Thực thi Luật Giao dịch Bình đẳng trong Kinh doanh Nhượng quyền」].

Loại 

Tiêu chuẩn chi tiết 

Áp đặt khoản phạt quá lớn 

Bên nhượng quyền sẽ không quy định điều khoản hợp đồng về những khoản phạt quá lớn hoặc áp đặt tương tự liên quan đến những điều như sau: các tình huống dẫn đến việc hủy thỏa thuận nhượng quyền; mức độ lỗi gán cho mỗi bên tham gia kinh doanh nhượng quyền; duy trì thời hạn thỏa thuận nhượng quyền; mức độ thiệt hại trong khoảng thời gian mà dự kiến bên nhượng quyền phải sử dụng để ký kết hợp đồng với bên nhận nhượng quyền thừa kế sau khi chấm dứt thỏa thuận sớm, v.v. 

Bên nhượng quyền sẽ không quy định điều khoản hợp đồng về những thiệt hại quá mức do chậm trễ hoặc áp đặt điều tương tự liên quan đến những điều như sau: các tình huống dẫn đến chậm thanh toán hàng hóa hoặc dịch vụ; các biện pháp thực hành thông thường trong giao dịch, v.v. 

Chuyển đổi nghĩa vụ bồi thường đối với thiệt hại của người tiêu dùng 

Khi người tiêu dùng phải chịu thiệt hại gây ra bởi khiếm khuyết ban đầu của hàng hóa mà bên nhượng quyền cung cấp cho bên nhận nhượng quyền, bên nhượng quyền sẽ không áp đặt điều khoản hợp đồng để yêu cầu bên nhận nhượng quyền phải chịu toàn bộ nghĩa vụ bồi thường. 

Các nội dung áp đặt nghĩa vụ bồi thường không hợp lý khác 

Liên quan đến các trường hợp tương ứng với các hành động quy định điều khoản hợp đồng về khoản phạt quá mức hoặc áp đặt điều tương tự hoặc chuyển đổi nghĩa vụ bồi thường thiệt hại của người tiêu dùng, bên nhượng quyền sẽ không yêu cầu bên nhận nhượng quyền chịu nghĩa vụ bồi thường không hợp lý hoặc chuyển đổi nghĩa vụ bồi thường sang cho bên nhận nhượng quyền để bên này phải chịu. 

5. Thực hành thương mại không công bằng khác: Bên nhượng quyền sẽ không tham gia hành động nào có khả năng can thiệp vào giao dịch công bằng trong hoạt động kinh doanh nhượng quyền, như áp đặt bất lợi lên hoạt động bán hàng của bên nhận nhượng quyền hoặc lên hoạt động kinh doanh nhượng quyền của bên nhượng quyền cạnh tranh bằng cách lôi kéo bên nhận nhượng quyền của bên nhượng quyền cạnh tranh tiến hành giao dịch với bên nhượng quyền này [Điều 12[1] Điểm 6 「Luật Giao dịch Bình đẳng trong Kinh doanh Nhượng quyền」 và Bảng đính kèm số 2 Điểm 5 「Nghị định Thực thi Luật Giao dịch Bình đẳng trong Kinh doanh Nhượng quyền」].

Hình phạt đối với hành vi vi phạm

- Khi bên nhượng quyền thực hiện thực hành thương mại không công bằng với bên nhận nhượng quyền, bên nhượng quyền sẽ phải tuân theo biện pháp khắc phục, chịu phụ phí phạt, v.v. [Điều 33, 34, 35 và 41[2] Điểm 2 「Luật Giao dịch Bình đẳng trong Kinh doanh Nhượng quyền」]

Ngăn cấm Vi phạm Khu vực Kinh doanh Không công bằng

Ngăn cấm vi phạm khu vực kinh doanh không công bằng

- Bên nhượng quyền sẽ chỉ định khu vực kinh doanh cho bên nhận nhượng quyền và xác định khu vực kinh doanh đó trong thỏa thuận nhượng quyền khi tham gia ký kết thỏa thuận nhượng quyền nói trên [Điều 12-4[1] 「Luật Giao dịch Bình đẳng trong Kinh doanh Nhượng quyền」].

· Tuy nhiên, khi bên nhượng quyền có ý định thay đổi khu vực kinh doanh hiện tại trong quá trình gia hạn thỏa thuận nhượng quyền do xảy ra các sự việc, như thay đổi đáng kể trong khu vực thương mại hoặc các nguyên do khác được nêu rõ dưới đây, bên nhượng quyền sẽ phải ký một thỏa thuận với nội dung tương tự với bên nhận nhượng quyền [Điều 12-4[2] 「Luật Giao dịch Bình đẳng trong Kinh doanh Nhượng quyền」 và Điều 13-4 「Nghị định Thực thi Luật Giao dịch Bình đẳng trong Kinh doanh Nhượng quyền」].

√ Thay đổi bất ngờ trong khu vực kinh doanh do việc tái kiến thiết, cải tạo hoặc xây dựng đô thị mới

√ Có thay đổi đáng kể về dân số hoặc dân số biến động trong khu vực kinh doanh liên quan

√ Có thay đổi đáng kể về nhu cầu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ liên quan do thay đổi về sở thích của người tiêu dùng, v.v.

√ Khi việc duy trì khu vực kinh doanh hiện tại được xem là không hợp lý một cách hiển nhiên vì bất kỳ lý do nào nêu trên hoặc vì các lý do khác.

- Bên nhượng quyền sẽ không mở cửa hàng bán lẻ trực tiếp hoặc cửa hàng nhượng quyền [tham khảo về công ty liên kết theo Điều 2 Điểm 3「Luật Quy định Độc quyền và Thương mại Bình đẳng」「Luật Quy định Độc quyền và Thương mại Bình đẳng」, điều tương tự cũng áp dụng sau đây] thuộc cửa hàng của chính mình hoặc công ty liên kết thuộc cùng loại hình kinh doanh [tham khảo loại hình kinh doanh có thể được công nhận là cùng loại hình kinh doanh xét về phạm vi con người và khu vực về mức độ nhu cầu, sản phẩm giao dịch, hình thức và phương thức giao dịch] như của bên nhận nhượng quyền trong khu vực kinh doanh đối với bên nhận nhượng quyền trong thời hạn của thỏa thuận nhượng quyền mà không có các căn cứ chính đáng [Điều 12-4[3] 「Luật Giao dịch Bình đẳng trong Kinh doanh Nhượng quyền」].

Hình phạt đối với hành vi vi phạm

- Khi bên nhượng quyền vi phạm khu vực kinh doanh của bên nhận nhượng quyền một cách không công bằng, bên nhượng quyền sẽ phải chịu phụ phí phạt do Ủy ban Thương mại Công bằng áp đặt [Điều 35[1] 「Luật Giao dịch Bình đẳng trong Kinh doanh Nhượng quyền」].

Ngăn cấm Gây áp lực Không công bằng nhằm Cải thiện Môi trường Cửa hàng

Ngăn cấm gây áp lực không công bằng nhằm cải thiện môi trường cửa hàng

- Bên nhượng quyền sẽ không ép buộc bên nhận nhượng quyền cải thiện môi trường cửa hàng; tuy nhiên, yêu cầu này sẽ không được áp dụng trong bất kỳ trường hợp nào sau đây [Điều 12-2[1] 「Luật Giao dịch Bình đẳng trong Kinh doanh Nhượng quyền」 và Điều 13-2[1] 「Nghị định Thực thi Luật Giao dịch Bình đẳng trong Kinh doanh Nhượng quyền」].

· Khi cơ sở, trang thiết bị, nội thất, v.v. của cửa hàng được xem là xuống cấp một cách khách quan

· Khi rất khó để duy trì tính đồng nhất của hoạt động kinh doanh nhượng quyền do những khiếm khuyết về vệ sinh và an toàn hoặc các lý do tương ứng, hoặc những khiếm khuyết đó ảnh hưởng rõ rệt tới hoạt động kinh doanh thông thường.

Bên nhượng quyền phải chịu chi phí cải thiện môi trường cửa hàng

- Đối với các chi phí phát sinh trong việc cải thiện môi trường cửa hàng của bên nhận nhượng quyền, như chi phí thay thế biển hiệu và chi phí trang trí nội thất [tham khảo tất cả các chi phí phát sinh khi thực hiện trang trí nội thất ngoại trừ chi phí thay thế trang thiết bị và đồ dùng], bên nhượng quyền sẽ phải chịu chi phí tương đương với tỷ lệ phần trăm nêu dưới đây, và không vượt quá 40% chi phí [Điều 12-2[2] 「Luật Giao dịch Bình đẳng trong Kinh doanh Nhượng quyền」 và Điều 13-2[2] và [3] 「Nghị định Thực thi Luật Giao dịch Bình đẳng trong Kinh doanh Nhượng quyền」].

· Để cải thiện môi trường cửa hàng không liên quan đến việc mở rộng hoặc di dời cửa hàng: 20%

· Để cải thiện môi trường cửa hàng liên quan tới việc mở rộng hoặc di dời cửa hàng: 40%

※ Tuy nhiên, chi phí phát sinh cho công việc bổ sung do bên nhận nhượng quyền thực hiện không liên quan đến tính đồng nhất của hoạt động kinh doanh nhượng quyền sẽ được loại trừ [Điều 12-2[2] 「Luật Giao dịch Bình đẳng trong Kinh doanh Nhượng quyền」 và Điều 13-2[2] Điểm 2 「Nghị định Thực thi Luật Giao dịch Bình đẳng trong Kinh doanh Nhượng quyền」].

※ Trong bất kỳ trường hợp nào sau đây, bên nhượng quyền không phải chịu chi phí cải thiện môi trường cửa hàng [Thông tư Điều 12-2[2] 「Luật Giao dịch Bình đẳng trong Kinh doanh Nhượng quyền」].

√ Bên nhận nhượng quyền tự nguyện thực hiện cải thiện môi trường cửa hàng mà không có yêu cầu từ bên nhượng quyền

√ Bên nhận nhượng quyền bắt buộc phải tiến hành cải thiện môi trường cửa hàng do vấn đề vệ sinh, an toàn và các vấn đề tương tự khác phát sinh do những nguyên nhân có thể quy cho đến bên nhận nhượng quyền

Hình phạt đối với hành vi vi phạm

- Nếu bên nhượng quyền ép buộc bên nhận nhượng quyền cải thiện môi trường cửa hàng một cách không hợp lý, bên nhượng quyền sẽ phải chịu phụ phí phạt do Ủy ban Thương mại Công bằng áp đặt [Điều 35[1] 「Luật Giao dịch Bình đẳng trong Kinh doanh Nhượng quyền」].

Ngăn cấm Hạn chế Giờ Hoạt động Không công bằng

Ngăn cấm hạn chế giờ hoạt động không công bằng

- Bên nhượng quyền sẽ không hạn chế giờ hoạt động của bên nhận nhượng quyền một cách không công bằng [sau đây được gọi là “hạn chế giờ hoạt động không công bằng”] nằm ngoài thực hành giao dịch thông thường [Điều 12-3[1] 「Luật Giao dịch Bình đẳng trong Kinh doanh Nhượng quyền」].

Các hành động được xem là hạn chế giờ hoạt động không công bằng

- Bất kỳ hành động nào sau đây của bên nhượng quyền sẽ được xem là hạn chế giờ hoạt động không công bằng [Điều 12-3[2] 「Luật Giao dịch Bình đẳng trong Kinh doanh Nhượng quyền」 và Điều 13-3 「Nghị định Thực thi Luật Giao dịch Bình đẳng trong Kinh doanh Nhượng quyền」].

1. Dù bên nhận nhượng quyền yêu cầu bên nhượng quyền cho phép giảm số giờ hoạt động vì việc kinh doanh từ 0h sáng tới 6h sáng hoặc tới 1h sáng không đủ để đáp ứng các chi phí phát sinh khi thực hiện hoạt động kinh doanh đó do những lý do như đặc điểm của khu vực kinh doanh đặt cửa hàng của bên nhận nhượng quyền và thua lỗ hoạt động xảy do trong ba tháng ngay trước tháng mà bên nhận nhượng quyền yêu cầu giảm số giờ hoạt động đó, bên nhượng quyền vẫn không cho phép giảm số giờ hoạt động.

2. Dù bên nhận nhượng quyền yêu cầu bên nhượng quyền cho phép giảm thiểu số giờ hoạt động do những lý do không thể tránh khỏi như xuất hiện tình trạng dịch bệnh và phải điều trị, bên nhượng quyền vẫn không cho phép giảm số giờ hoạt động.

Hình phạt đối với hành vi vi phạm

- Khi bên nhượng quyền ép buộc bên nhận nhượng quyền duy trì số giờ hoạt động nhất định một cách không công bằng, bên này sẽ phải chịu phụ phí phạt do Ủy ban Thương mại Công bằng áp đặt [Điều 35[1] 「Luật Giao dịch Bình đẳng trong Kinh doanh Nhượng quyền」].

Điều khoản Thông tin Chính xác và Nghiên cứu Kỹ lưỡng liên quan tới Sự kiện Quảng cáo và Quảng bá

Điều khoản thông tin chính xác và nghiên cứu kỹ lưỡng liên quan tới sự kiện quảng cáo và quảng bá

- Khi bên nhượng quyền tổ chức các sự kiện quảng cáo và quảng bávới chi phí mà bên nhận nhượng quyền sẽ phải chịu toàn bộ hoặc một phần, bên này sẽ thông báo cho bên nhận nhượng quyền về các nội dung sau đây trong vòng ba tháng sau kết thúc mỗi năm hoạt động [Điều 12-6[1] 「Luật Giao dịch Bình đẳng trong Kinh doanh Nhượng quyền」 và Điều 13-5[1] 「Nghị định Thực thi Luật Giao dịch Bình đẳng trong Kinh doanh Nhượng quyền」].

· Tiêu đề, chi tiết và thời hạn diễn ra sự kiện quảng cáo hoặc quảng bá [bao gồm các trường hợp trong đó chi phí chỉ được chi tiêu một phần trong năm hoạt động liên quan] được tổ chức trong năm hoạt động liên quan

· Số tiền được chi trả bởi tất cả các bên nhận nhượng quyền cho các sự kiện quảng cáo hoặc quảng bá trong năm hoạt động liên quan

· Chi phí đã thực hiện cho từng sự kiện quảng cáo hoặc quảng bá được tổ chức trong năm hoạt động liên quan và tổng số tiền mà bên nhận nhượng quyền phải chịu

Nghiên cứu kỹ sự kiện quảng cáo và quảng bá

- Khi bên nhận nhượng quyền yêu cầu nghiên cứu kỹ các chi tiết tiến hành sự kiện quảng cáo và quảng bá, bên nhượng quyền sẽ cho phép nghiên cứu kỹ các tài liệu liên quan sau khi xác định thời gian và địa điểm cho việc đó [Điều 12-6[1] 「Luật Giao dịch Bình đẳng trong Kinh doanh Nhượng quyền」 và Điều 13-5[3] 「Nghị định Thực thi Luật Giao dịch Bình đẳng trong Kinh doanh Nhượng quyền」].

Hình phạt đối với hành vi vi phạm

- Khi bên nhượng quyền không thể cung cấp thông tin chính xác liên quan đến các sự kiện quảng cáo và quảng bá và việc nghiên cứu thông tin theo đó, bên này sẽ phải tuân theo các biện pháp khắc phục và chịu phụ phí phạt của Ủy ban Thương mại Công bằng [Điều 33[1], 34 và 35 「Luật Giao dịch Bình đẳng trong Kinh doanh Nhượng quyền」].

Các nghĩa vụ khác

Nghĩa vụ của bên nhượng quyền

- Bên nhượng quyền sẽ hoàn thành các nghĩa vụ sau đây trong quá trình dẫn dắt hoạt động kinh doanh nhượng quyền [Điều 5 「Luật Giao dịch Bình đẳng trong Kinh doanh Nhượng quyền」]

· Lập kế hoạch kinh doanh nhằm đạt được thành công của hoạt động kinh doanh nhượng quyền

· Tiếp tục nỗ lực quản lý chất lượng hàng hóa và dịch vụ và phát triển kỹ năng bán hàng

· Cung cấp cơ sở cho cửa hàng và hàng hóa hoặc dịch vụ với giá cả và chi phí hợp lý cho bên nhận nhượng quyền

· Cung cấp cho bên nhận nhượng quyền và nhân viên của họ chương trình giảng dạy và đào tạo

· Đưa ra lời khuyên và hỗ trợ liên tục cho các bên nhận nhượng quyền liên quan tới hoạt động quản lý và kinh doanh

· Không thành lập bất kỳ cửa hàng bán lẻ trực tiếp nào trong địa bàn kinh doanh của bên nhận nhượng quyền hoặc thành lập cửa hàng nhượng quyền thuộc bất kỳ loại hình kinh doanh nào tương tự với của bên nhận nhượng quyền

· Cố gắng giải quyết bất kỳ tranh chấp nào phát sinh liên quan tới bên nhận nhượng quyền thông qua đối thoại hoặc thương lượng

Video liên quan

Chủ Đề