Phương pháp đảo chiều quay cho đckđb 1 pha

Tìm hiểu về sơ đồ nguyên lý 2 mạch đảo chiều quay động cơ 1 pha, nhưng trước tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý làm việc của động cơ 1 pha.

Cấu tạo và nguyên lý động cơ một pha

Về cấu tạo: Stato động cơ 1 pha chỉ có dây quấn một pha, roto thường là roto lồng sóc. Khi làm việc dây quấn stato sẽ được nối với lưới điện xoay chiều một pha.

Nguyên lý làm việc: Khi dòng điện xoay chiều chạy vào dây quấn stato sẽ không tạo ra từ trường quay. Do sự biến thiên của dòng điện, chiều và trị số của từ trường thay đổi, nhưng phương của từ trường cố định trong không gian. Từ trường này được gọi là từ trường đập mạch.

Vì vậy ta cần có biện pháp mở máy cho động cơ 1 pha. Nghĩa là tạo cho động cơ 1pha một moment mở máy.

Ưu và nhược điểm của động cơ 1 pha

Động cơ điện 1 pha có ưu điểm là cấu tạo đơn giản, sử dụng điện 1 pha. Do đó dùng làm các thiết bị dân dụng như quạt, máy giặt, bơm nước và sử dụng nhiều trong các hệ thống tự động.

Bên cạnh đó thì nhược điểm của động cơ 1 pha là hệ số cosφ thấp, tổn hao ở roto lớn, moment nhỏ, khả năng quá tải kém.

Moment mở máy động cơ một pha

Khi ta cấp điện vào động cơ không đồng bộ 1 pha, động cơ không thể tự quay. Để động cơ làm việc ta có thể dùng lực tác động cho động cơ quay theo một chiều nào đó. Sau đó roto sẽ tiếp tục làm việc và quay theo chiều ấy.

Phương pháp để động cơ 1 pha tự mở máy thường dùng là dùng dây quấn phụ hoặc vòng ngắn mạch ở cực từ.

Dùng dây quấn phụ mở máy

Với động cơ dùng dây quấn phụ, ngoài dây quấn chính còn có dây quấn phụ hay còn gọi là dây đề. Dây quấn phụ có thể làm được thiết kế để làm việc lâu dài như ở động cơ một pha hoặc chỉ làm việc lúc mở máy. Cuộn dây chỉ làm việc lúc mở máy sẽ được ngắt điện sau khi động cơ khởi động xong.

Mở máy động cơ 1 pha dùng dây quấn phụ

Dây quấn phụ sẽ được đặt trong rãnh stato để sinh ra một từ thông lệch một góc 90 độ trong không gian so với từ thông do cuộn chính sinh ra.

Và giữa dòng điện trong cuộn dây chính và cuộn dây phụ cần lệch pha nhau một góc 90 độ. Để tạo ra góc lệch pha 90 độ giữa dòng điện của hai cuộn dây ta sẽ nối tiếp cuộn dây phụ với tụ điện C.

Dòng điện ở dây quấn phụ và dây quấn chính sẽ sinh ra từ trường quay, từ đó tạo ra moment khởi động động cơ 1 pha. Loại động cơ có gắn thêm tụ điện sẽ có đặc tính mở máy tốt.

Động cơ có vòng ngắn mạch ở cực từ

Cấu tạo của động cơ này người ta sẽ chẻ cực từ và thêm vào đó một vòng ngắn mạch. Vòng ngắn mạch đóng vai trò như một cuộn dây quấn phụ mà khi được cấp điện thì tổng hợp từ trường cuộn dây chính và cuộn phụ tạo ra từ trường quay. Do đó động cơ tự tạo ra được moment mở máy.

Loại động cơ này được dùng trong cơ cấu truyền động tự động, thường gặp thấy nhất là loại quạt bàn nhỏ. Do động cơ chỉ thích hợp với loại công suất nhỏ 0.5 - 30W.

Sơ đồ 2 mạch đảo chiều quay động cơ 1 pha

Để đảo chiều quay động cơ 1 pha chúng ta cần phải thay đổi hướng của từ trường quay do cuộn làm việc và cuộn khởi động tạo ra. Có hai loại động cơ 1 pha là loại 4 dây và 3 dây sẽ có cách đảo chiều khác nhau:

1. Mạch đảo chiều quay động cơ 1 pha 4 dây

Loại động cơ này sẽ có 2 cuộn dây riêng biệt, mỗi cuộn dây được đưa ra 2 đầu dây. Ta có thể xác định cuộn dây làm việc và cuộn dây khởi động bằng cách đo điện trở của từng cuộn dây. Cuộn dây có điện trở cao hơn là cuộn khởi động, cuộn dây có điện trở thấp hơn là cuộn làm việc.

Để đảo chiều động cơ 4 dây này ta sẽ đảo chiều 1 trong hai cuộn cuộn làm việc hoặc cuộn khởi động. Hình dưới đây là cách đảo chiều động cơ 4 dây bằng cách đảo chiều cuộn làm việc.

                                                Cách đảo chiều động cơ 1 pha 4 dây           

Ta có thể điều khiển đảo chiều quay bằng 2 contactor 3 pha như hình bên dưới.

Sơ đồ đảo chiều động cơ 1 pha 4 dây

+ Contactor K1 điều khiển động cơ chạy chiều thuận.

Cuộn dây đề nối tiếp với tụ, đầu dây còn lại của cuộn đề nối với nguồn L thông qua tiếp điểm thứ 3 của K1. Đầu dây tụ còn lại nối trực tiếp với nguồn N.

Chân 1 của cuộn dây chạy nối với nguồn nguội N thông qua tiếp điểm thứ nhất của K1, chân 2 của cuộn dây chạy nối với nguồn L thông qua tiếp điểm thứ 2 của K2.

+ Contactor K2 điều khiển động cơ chạy chiều ngược lại

Cuộn dây đề có một đầu nối với nguồn L thông qua tiếp điểm thứ nhất của K2, đầu còn lại nối với tụ điện. Đầu còn lại của tụ nối trực tiếp với nguồn N. Do đó ta thấy cuộn dây đề không bị đổi thứ tự khi đóng K1 hoặc K2.

Chân 1 của cuộn chạy nôi với nguồn L thông qua tiếp điểm thứ 2 của K2, chân 2 cuộn đề nối với nguồn N thông qua tiếp điểm thứ 3. Do đó cuộn chạy bị đảo thứ tự so với khi contactor K1 đóng.

2. Mạch đảo chiều động cơ ra 3 đầu dây

Mạch đảo chiều động cơ 1 pha ra 3 đầu dây, nghĩa là bên trong động cơ cuộn đề và cuộn chạy được nối thành một điểm chung. Do đó 3 đầu dây sẽ là dây đề, dây chung và dây chạy. Lưu ý đối với động cơ ra 3 đầu dây thì chỉ nên đảo chiều khi 2 cuộn dây có cùng giá trị điện trở, nếu hai cuộn khác nhau đảo chiều sẽ gây nóng động cơ.

Việc đảo chiều động cơ này được thực hiện bằng cách thay đổi kết nối của tụ điện. Cụ thể hình bên dưới cho ta thấy khi chạy thuận thì tụ nối tiếp với cuộn 2, khi chạy ngược thì tụ điện nối tiếp với cuộn 1.

Cách đảo chiều quay động cơ 1 pha 3 đầu dây

Tương tự ta có thể đảo chiều động cơ 1 pha dùng contactor như hình sau. Ta chỉ cần sử dụng 2 tiếp điểm của contactor 3 pha.

Mạch đảo chiều quay động cơ 1 pha ra 3 đầu dây

+ Khi K1 đóng, K2 mở thì cuộn 1 nối với nguồn thông qua contactor K1, cuộn 2 nối tiếp với tụ sau đó mắc song song với cuộn 2.

+ Khi K2 đóng, K1 mở thì cuộn 1 nối tiếp với tụ sau đó mắc song song với nguồn thông qua contactor K2, cuộn 2 mắc song song với nguồn. Ta thấy tụ được thay đổi kết nối do đó động cơ chạy theo chiều ngược lại.

Tham khảo video đảo chiều động cơ 3 đầu dây của kênh Tôi Yêu Nghề

//youtu.be/uGsekR7zuZU

>>> Xem thêm:

4 loại contactor 3 pha thông dụng, nên sử dụng loại nào?

6 mạch đảo chiều động cơ 3 pha không đồng bộ

4 sơ đồ mạch điều khiển khởi động sao tam giác

17 thg 3 2021 11:01

Các loại motor điện 1 pha ngày càng được sử dụng phổ biến hơn trong sản xuất và cuộc sống hiện đại. Mặc dù vậy, cũng có khá nhiều vấn đề được người dùng quan tâm thắc mắc trong quá trình vận hành thiết bị. Ví dụ như: cách đấu motor điện 1 pha hay cách đảo chiều động cơ 1 pha trong quá trình sử dụng. Cùng làm rõ những vấn đề khúc mắc trên thông qua bài viết dưới đây nhé!

1. Khái niệm động cơ 1 pha

Động cơ 1 pha chính là loại động cơ dây quấn stato nhưng chỉ có 1 cuộn dây pha, nguồn cấp chính là 1 dây pha và 1 dây nguội [còn có thêm tụ để làm cho lệch pha]. Tuy nhiên, nếu chỉ có 1 cuộn dây pha thì khi đảo chiều động cơ 1 pha, động cơ sẽ không thể tự mở máy được vì từ trường 1 pha chính là từ trường đập mạch. 

Động cơ 1 pha chính là loại động cơ có dây quấn stato

Để động cơ 1 pha có thể mở máy được, người ta thường dùng nhiều phương pháp khác nhau . Động cơ điện không đồng bộ [KDB] 1 pha [còn gọi là motor điện 1 pha] thường được sử dụng rất phổ biến trong cuộc sống. Chúng được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như: máy bơm nước, máy nén khí, dây tời kéo, các dụng cụ cầm tay,…

2. Nguyên lý đảo chiều động cơ 1 pha

Trong quá trình chuyển động quay, từ trường này sẽ tiến hành quét đi qua các thanh dẫn của rôto, từ đó sẽ làm xuất hiện ở đó 1 suất điện động cảm ứng. Vì dây quấn rôto có 1 đặc điểm là kín mạch nên suất điện động cảm ứng lúc này sẽ tạo ra 1 dòng điện ở trong các thanh dẫn của rôto. Các thanh dẫn này sẽ có dòng điện lại nằm bên trong của từ trường, cho nên chúng sẽ tương tác với nhau, đồng thời tạo ra một lực điện từ đặt vào bên trong các thanh dẫn.

Muốn đảo chiều motor 1 pha để có thể làm việc được, stato của động cơ cũng cần được cung cấp dòng điện xoay chiều. Dòng điện chạy qua dây quấn stato sẽ tạo ra từ trường quay, đạt được tốc độ: n = 60 f/ p [vòng/ phút]. Trong đó: f chính là tần số của nguồn điện, còn p được gọi là số đôi cực của dây quấn stato.

Tổng hợp các lực ở trên đây sẽ tạo ra mô men quay đối với trục rôto, do đó sẽ làm cho rôto thực hiện chuyển động quay theo chiều quay của từ trường. Khi motor hoạt động, tốc độ của rôto [ký hiệu n] luôn luôn nhỏ hơn tốc độ đo được của từ trường [ký hiệu n1]. Kết quả là rôto của động cơ sẽ quay chậm lại, cho nên nó sẽ luôn nhỏ hơn n1. Cũng chính vì thế, động cơ 1 pha còn được gọi tên là động cơ không đồng bộ.

Độ sai lệch giữa tốc độ chuyển động của rôto và tốc độ quay của từ trường còn được gọi là hệ số trượt, thường được ký hiệu là S. Thông thường, hệ số trượt này sẽ nằm trong khoảng từ 2 10%.

3. Cách đấu mạch đảo chiều motor 1 pha

Thông thường về mặt cấu tạo, mạch đảo chiều động cơ 1 pha cùng với tất cả các loại mô tơ điện đều được chúng ta dễ dàng phân biệt được nhờ vào các loại cuộn dây cũng như chức năng của cuộn dây thông qua ký hiệu riêng của từng loại. Tuy nhiên sau 1 thời gian ngắn sử dụng, việc bị phai mờ ký hiệu dẫn đến khó phân biệt cũng là điều không thể tránh khỏi. Vậy chúng ta cần làm gì trong những trường hợp như thế này? Cách làm như sau: 

a] Đấu dây mô tơ 1 pha bằng cách dùng VOM cho từng cặp dây

Một trong những phương pháp nhằm để xác định chính xác các loại dây được khá nhiều người áp dụng trong thời gian gần đây là sử dụng VOM ở mức ohm để dò lại cho từng cặp dây. Khi nhận thấy cặp dây nào có điện trở nhỏ hơn so với những cặp còn lại [đó là hiện tượng nạp xả bởi tụ điện] thì khả năng cao đó chính là cặp dây đề.

Đối với động cơ 1 pha trong đó sử dụng 4 dây ra thường sẽ bao gồm có 2 dây là cuộn đề và 2 dây còn lại chính là cuộn chạy. Để tiến hành nhận biết và phân biệt cho các đầu dây, các bạn có thể thực hiện tuần tự như sau: 

  • Đầu tiên, hãy tiến hành đấu dây cho động cơ để thực hiện hoạt động bằng việc lấy 1 đầu cuộn dây đề và 1 đầu của cuộn dây chạy để đấu chung lại để cho ra 1 đầu ở nguồn. Phần đầu dây còn lại của cuộn dây đề được đấu vào tụ điện và tiếp tục đấu vào trong vít ly tâm cùng đầu dây của cuộn chạy còn lại nhằm mục đích tạo thành 1 dây ở nguồn khác. Sau khi có được 2 dây nguồn thì các bạn chỉ cần kết nối nguồn điện vào thiết bị để cho chúng có thể hoạt động được bình thường. 

Sơ đồ đấu dây để đảo chiều động cơ 1 pha

  • Tuy nhiên, để tiến hành đấu mô tơ điện 1 pha với 6 đầu dây ra thì lại phức tạp hơn nhiều. Sau khi đã xác định được chính xác pha đề, các bạn tiếp tục đấu dây theo cách đấu vận hành như cũ để sử dụng nguồn điện 220V. Tiến hành đóng nguồn để giúp cho động cơ hoạt động. Nếu thấy động cơ vẫn hoạt động bình thường có nghĩa là lúc này 2 cặp dây pha chạy đã được các bạn đấu đúng theo thứ tự quy định là dây 1, 4 đấu với dây 3, 2.
  • Trường hợp động cơ không khởi động thì chúng ta cần tiến hành đổi lại đầu dây của 1 cuộn chạy, còn đầu dây của cuộn chạy thứ 2 vẫn giữ nguyên. Nếu đã xác định xong rồi thì có thể tiến hành đánh dấu các đầu dây lại. Thực hiện đấu tương tự như cách đấu của động cơ 1 pha có 4 đầu dây.

b] Sử dụng cảm ứng điện từ cho việc đấu dây mô tơ 1 pha

Phương pháp sử dụng cảm ứng điện từ để đảo chiều động cơ được thực hiện như sau: Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc mắc từng cặp dây chưa được xác định vào VOM, cài đặt chế độ mA kế. Tiến hành quay trục, đồng thời hãy quan sát:

Nếu nhận thấy cặp dây nào có cường độ dòng điện khác với cặp dây còn lại thì đó đúng là cặp dây của pha đề. Đương nhiên, chắc chắn 2 cặp còn lại sẽ chính là pha chạy.

Đối với mô tơ 1 pha được trang bị 6 đầu dây thì sau khi đã xác định chính xác được 2 đầu cuộn đề thì ở đây sẽ còn lại cặp dây. Để xác định được chiều của cuộn dây, chúng ta hãy tiến hành đấu nối tiếp cho 2 cặp dây pha cho đến khi đạt được chỉ số lớn nhất đo được của mA kế thì chứng tỏ quy trình đấu dây đã đúng chiều nối là dây 1, 2 vào dây 3, 4. 

c] Mách bạn cách đảo chiều động cơ 1 pha hiệu quả, dễ dàng

Một trong những phương pháp để đảo chiều quay motor 1 pha cực kỳ đơn giản cho phần lớn những loại mô tơ 1 pha hiện nay, đó là bạn chỉ cần đổi 2 dây cuộn đề lại với nhau là đã có thể đảo được chiều của động cơ rồi. 

Ngoài ra việc đảo chiều các cuộn dây cũng có thể được thực hiện thông qua việc đấu nối các đầu dây của động cơ lại với nhau. Khi đó, thao tác đấu dây được thực hiện như sau, 1 động cơ thông thường sẽ bao gồm 5 loại dây. Trong đó bao gồm có: 1 dây chung [ký hiệu T], 1 dây đề [ký hiệu G], 2 dây thắng [ký hiệu B] và 1 dây chạy [ký hiệu G]. Đồng thời, chúng ta sẽ dễ dàng xác định được 2 dây nguồn AC, đó chính là dây V1 và V2.

Để tiến hành đảo chiều quay động cơ 1 pha, bạn có thể thực hiện bằng cách nối dây V1 với T. Đồng thời nối 2 đầu tụ vào 2 dây R và G. Sau đó, hãy sử dụng đầu dây V2 để nối với R hoặc dây chạy G để hoàn thành được thao tác đảo chiều quay cho motor.

4. Công tắc đảo chiều motor 1 pha

Hiện nay, để giúp cho quy trình đấu nối đảo chiều dòng điện 1 pha được thực hiện dễ dàng và nhanh gọn, hiệu quả hơn, chúng ta có thể tìm mua trên thị trường 1 sản phẩm có tên là công tắc đảo chiều motor 1 pha. Sản phẩm này được xem là giải pháp hiệu quả để khắc phục động cơ điện quay ngược chiều vô cùng hiệu quả. Sản phẩm này các bạn có thể mua tại các cửa hàng thiết bị điện gia dụng hoặc đặt mua trên các trang facebook thương mại điện tử đều được.

Thông số kỹ thuật của sản phẩm:

  • Tên sản phẩm: Công tắc đảo chiều motor 1 pha 
  • Góc xoay: 360 độ
  • Dòng tải định mức của sản phẩm: 6A-10A
  • Điện áp định mức của sản phẩm: 415V
  • Tiêu chuẩn để cho thiết bị có thể chuyển mạch IEC 60947 3
  • Tiêu chuẩn an toàn điện IEC 60204-1
  • Tuổi thọ cơ: dùng cho 2.000.000 lần chuyển mạch
  • Tuổi thọ điện: dùng cho 100.000 lần chuyển mạch [đo được ở dòng
    định mức]
  • Kích thước: 48 x 48 mm.

Công tắc đảo chiều giải pháp khắc phục động cơ điện quay ngược chiều

Cách đấu nối công tắc đảo chiều vào động cơ như sau:

  • Đổi 2 đầu dây đã đấu ở 2 cái chổi than cho nhau, khi đó nó sẽ quay ngược lại ngay lập tức.
  • Đảo ngược chiều quay của động cơ điện 1 pha: Đầu tiên, bạn cần xác định được động cơ 1 chiều bao gồm có 5 dây, trong đó có 1 dây chung [ký hiệu T], 1 dây đề [ký hiệu G], 1 dây chạy [ký hiệu R], và 2 dây thẳng [ký hiệu B]. Nếu động cơ chạy nhanh hơn thì bạn khẳng định đó chính là 2 dây pha và dây chung. Còn nếu động cơ chạy chậm hơn thì ta chắc chắn đó chính là dây đề và dây chung.

Video đấu điện đảo chiều quay

Kết luận

Trên đây là một vài chia sẻ cũng như kiến thức cực kỳ hữu ích cho các bạn xoay quanh vấn đề đảo chiều động cơ 1 pha, đồng thời hướng dẫn bạn cách đảo chiều quay của motor 1 pha chi tiết, cực kỳ đơn giản và hiệu quả. Mong rằng bài viết trên đây sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu về động cơ 1 pha và tham khảo thông tin để vận hành động cơ một cách tốt nhất.

Nội Dung Có Thể Bạn Quan Tâm:

  • Động Cơ Điện 1 Pha Các Công Suất, Ứng Dụng Cấu Tạo Và Chất Lượng Sản Phẩm
  • Giá Motor 1 Pha Các Công Suất
  • Nguyên Lý Đấu Điện Động Cơ 3 Pha Sang 1 Pha. Cách Đấu Mạch Đảo Chiều Motor 3 Pha
  • Động Cơ Parma, Thương Hiệu Bán Chạy Nhất Việt Nam, Quy Mô Tập Đoàn
  • Cách Đấu Điện Motor 1 Pha, Đấu tụ, Đảo Chiều Tùy Ý
  • Giá Motor 3 Pha Hitachi Toshiba Mitsubishi Nhật, ABB, Siemens Đức, Giá Quấn Lại Motor Toàn Quốc
  • Biến Tần Điều Khiển Tốc Độ Motor 3 Pha, Lợi Ích, Khái Niệm

Video liên quan

Chủ Đề