Phương pháp chuyển giao rủi ro bằng bảo hiểm

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm “Bảo hiểm là phương pháp quản trị rủi ro nào sau đây:” cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích chọ hệ Đại học dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Bảo hiểm là phương pháp quản trị rủi ro nào sau đây:

A. Chuyển giao rủi ro

B. Chấp nhận rủi ro

C. Kiểm soát rủi ro

D. Né tránh rủi ro

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Chuyển giao rủi ro

Bảo hiểm là phương pháp quản trị chuyển giao rủi ro.

Bổ sung thêm kiến thức cùng Top lời giải thông qua bài mở rộng về bảo hiểm nhé!

Kiến thức tham khảo về Bảo hiểm

1. Bảo hiểm là gì?

Bảo hiểm là biện pháp chia sẻ rủi ro của một người hay của số một ít người cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại; bằng cách mỗi người trong cộng đồng góp một số tiền nhất định vào một quỹ chung và từ quỹ chung đó bù đắp thiệt hại cho thành viên trong cộng đồng không may bị thiệt hại do rủi ro đó gây ra.

Bảo hiểm là một cách thức trong quản trị rủi ro, thuộc nhóm biện pháp tài trợ rủi ro, được sử dụng để đối phó với những rủi ro có tổn thất, thường là tổn thất về tài chính, nhân mạng,...

Bảo hiểm được xem như là một cách thức chuyển giao rủi ro tiềm năng một cách công bằng từ một cá thể sang cộng đồng thông qua phí bảo hiểm.

2. Phân loại bảo hiểm

- Bảo hiểm tự nguyện: là loại hình bảo hiểm mà người tham gia được quyền lựa chọn công ty bảo hiểm, sản phẩm bảo hiểm, mức phí và quyền lợi bảo hiểm.

- Bảo hiểm bắt buộc bao gồm: Bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới, bảo hiểm TNDS của người vận chuyển hàng không đối với hành khách; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật; Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm; Bảo hiểm cháy, nổ; Bảo hiểm y tế bắt buộc; Bảo hiểm xã hội bắt buộc, còn lại là các sản phẩm bảo hiểm tự nguyện.

- Ngoài ra, trên thị trường có nhiều các phân loại bảo hiểm khác như loại hình thương mại và Nhà nước, đối tượng bảo hiểm là con người và tài sản hay trách nhiệm dân sự,bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm kinh doanh, bảo hiểm xã hội....

Các sản phẩm bảo hiểm được triển khai hoặc bán thông qua các doanh nghiệp bảo hiểm hoặc cơ quan thuộc sự quản lý của Nhà nước. Ví dụ các công ty bảo hiểm nhân thọ triển khai các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, các công ty bảo hiểm phi nhân thọ triển khai các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm ô tô, bảo hiểm nhà, bảo hiểm du lịch…, cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức thực hiện các chế độ và chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế...

3. Chuyển giao rủi ro trong bảo hiểm

a. Khái niệm chuyển giao rủi ro

Chuyển giao rủi ro là một thỏa thuận kinh doanh trong đó một bên trả tiền cho bên khác để chịu trách nhiệm giảm thiểu những tổn thất cụ thể có thể xảy ra hoặc không thể xảy ra. Đây là nguyên lý cơ bản của ngành bảo hiểm.

Rủi ro có thể được chuyển giao giữa các cá nhân, từ cá nhân sang công ty bảo hiểm, hoặc từ doanh nghiệp bảo hiểm sang nhà tái bảo hiểm. Khi chủ nhà mua bảo hiểm tài sản, họ đang trả tiền cho một công ty bảo hiểm để chịu những rủi ro cụ thể khác nhau liên quan đến quyền sở hữu nhà.

b. Phân loại chuyển giao rủi ro

Chuyển giao rủi ro không qua bảo hiểm

Sự hình thành của các công cụ tài chính phái sinh đã cung cấp cho nền kinh tế thêm các biện pháp để quảnlírủi ro, về cơ bản thường có: các hợp đồng giao sau, hợp đồng hoán đổi lãi suất, và hợp đồng quyền chọn.

- Các công cụ tài chính phái sinh là biện pháp chuyển giao rủi ro phi bảo hiểm, được dùng để đầu tư tự bảo vệ (hedging) trước các rủi ro liên quan đến các thay đổi bất lợi có thể có về giá một mặt hàng nào đấy.

- Thường những doanh nghiệp hay cá nhân có các giao dịch thương mại có thể lo ngại có những biến động giá liên quan đến mặt hàng mà họ muốn mua hay bán vào một thời điểm nào đó trong tương lai.

Những người này cần sử dụng các công cụ phái sinh để chốt mức giá mà họ mong muốn và tin là tốt nhất cho việc mua hay bán của họ so với mức giá trên thị trường hàng hóa đó trong tương lai.

- Tuy nhiên, các biện pháp này chỉ phù hợp ở những thị trường tài chính phát triển.

Bảo hiểm

- Bảo hiểm là biện pháp chuyển giao rủi ro dựa vàolíthuyết tương hỗ vàlíthuyết phân tán rủi ro.

- Về mặt kĩ thuật, bảo hiểm được hiểu là một hoạt động qua đó nhiều người có mong muốn nhu cầu được bảo vệ trước cùng một rủi ro, một nguy cơ nào đó đã đóng góp lập nên mộtquĩchung để từquĩchung này bù đắp tổn thất do rủi ro gây ra cho một hoặc một số ít thành viên trong cộng đồng những người đã đóng góp.

- Theo cơ chế này, tổn thất của một hoặc một số thành viên đã được dàn mỏng cho số đông tất cả các thành viên trong cộng đồng.

Như vậy, dựa trên cơ sở số lớn, rủi ro đã được chuyển giao và phân tán, việc gánh chịu thiệt hại đối với một hoặc một vài cá nhân trở nên dễ dàng hơn, việc khắc phục hậu quả tổn thất do rủi ro gây ra bởi vậy cũng nhanh chóng và tốt hơn.

Điều khoản chuyển giao rủi ro hợp đồng mua bán hàng hóa là điều khoản quan trọng và cần thiết bởi vì nó xác định trách nhiệm sẽ thuộc về bên bán hay bên mua khi hàng hóa mất mát hoặc hư hỏng sau khi giao kết hợp đồng. Vậy pháp luật quy định như thế nào về chuyển rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin về vấn đề này.

Điều khoản chuyển giao rủi ro

>> Xem thêm: Chuyển Giao Nghĩa Vụ Trong Hợp Đồng Thương Mại

Quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán hàng hóa là gì?

Hợp đồng mua bán hàng hóa được điều chỉnh bởi Luật Thương mại 2005 (LTM 2005). Căn cứ quy định tại Khoản 8, Điều 3 LTM 2005; mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.

LTM  2005 không đưa ra khái niệm về hợp đồng mua bán hàng hóa. Tuy nhiên có thể xác định bản chất của hợp đồng mua bán hàng hóa dựa vào khái niệm của hợp đồng mua bán tài sản được quy định tại Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015 (BLDS 2015) như sau:

Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.

Có thể thấy, hợp đồng mua bán hàng hóa là dạng hợp đồng mua bán tài sản nhằm mục đích sinh lợi.

Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa

LTM 2005 không quy định hợp đồng mua bán hàng hóa có những nội dung bắt buộc nào, vì vậy nội dung của hợp đồng sẽ do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, hợp đồng mua bán hàng hóa cần có các nội dung cơ bản của hợp đồng theo quy định tại Điều 398 BLDS 2015 như sau:

  • Đối tượng của hợp đồng;
  • Số lượng, chất lượng;
  • Giá, phương thức thanh toán;
  • Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
  • Quyền, nghĩa vụ của các bên;
  • Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
  • Phương thức giải quyết tranh chấp.

Ngoài ra, điều khoản chuyển giao rủi ro cũng là điều khoản quan trọng cần có trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

Hợp đồng mua bán hàng hóa

Rủi ro trong hợp đồng mua bán là gì?

Rủi ro trong hợp đồng mua bán là sự kiện khách quan xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng gây hậu quả mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa. Sự kiện khách quan là những sự kiện tồn tại ngoài ý chí của con người, ví dụ như: thiên tai, tai nạn bất ngờ,…

>>>Xem thêm:
Tư vấn soạn thảo điều khoản giao nhận trong hợp đồng mua bán hàng hóa

Căn cứ theo các quy định của LTM 2005 đối với hợp đồng mua bán hàng hóa, hai bên trong hợp đồng có quyền tự thỏa thuận về việc chuyển giao rủi ro khi tiến hành giao kết hợp đồng. Nếu không có thỏa thuận, việc chuyển rủi ro sẽ được thực hiện theo quy định LTM 2005 như sau:

Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định: rủi ro được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho bên mua hoặc người được bên mua ủy quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trường hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá.

Chuyển rủi ro trong trường hợp KHÔNG có địa điểm giao hàng xác định: nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá và bên bán không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.

xem thêm: Các Vấn Đề Cần Lưu Ý Trong Chuyển Giao Rủi Ro Hàng Hóa Đối Với Hợp Đồng Logistics

Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là người vận chuyển: rủi ro được chuyển cho bên mua thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá;
  • Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua.

Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển: rủi ro được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng. Ở đây đối tượng của hợp đồng trong trường hợp này là hàng hóa đang trên đường vận chuyển khi các bên tiến hành giao kết hợp đồng, chứ không phải trường hợp hàng hóa đang được vận chuyển đến cho bên mua sau khi đã giao kết hợp đồng.

Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác như sau:

  • Rủi ro được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng;
  • Rủi ro không được chuyển cho bên mua, nếu hàng hoá không được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác.

Chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa

>>> Xem thêm: MẪU HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA MỚI NHẤT CHO DOANH NGHIỆP

Luật sư tư vấn các vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa

  • Tư vấn các quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa;
  • Tư vấn quyền lợi và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa;
  • Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo, đàm phán và giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa nhằm giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể phát sinh khi giao kết hợp đồng;
  • Tư vấn xử lý các vấn đề phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa như: phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại, hợp đồng có hàng hóa không thể thực hiện được;
  • Tư vấn hướng giải quyết đối với các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán hàng hóa;
  • Nhận ủy quyền, thay mặt khách hàng tham gia vào quá trình tố tụng giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa.

Trên đây là bài viết tư vấn các quy định của pháp luật về điều khoản chuyển giao rủi ro trong hợp đồng mua bán hàng hóa. Nếu bạn đọc có thêm thắc mắc về các vấn đề khác liên quan khác cần TƯ VẤN LUẬT HỢP ĐỒNG, hãy liên hệ qua số HOTLINE: 1900.63.63.87 để được tư vấn. Xin cảm ơn.