Photoshop ngốn 4gb ram vì sao

Laptop chạy Photoshop và After Effect bị chậm dù dùng GPU GTX 1050Ti 4GB vRAM?

Máy laptop của em có 8GB ram với GPU NVIDIA GTX 1050Ti vRAM 4GB nhưng khi chạy Photoshop với After Effect thì máy chạy chậm và giật, trong khi mở cùng file *.PSD với *.AEP trên máy đứa bạn có cấu hình thấp hơn thì không hề giật. Em kiểm tra thì thấy khi render bằng AE máy báo GPU đang dùng 0% [thi thoảng mới nhảy lên vài phần trăm] trong khi CPU với ram tới 98-99% nên em nghĩ cái card của em có vấn đề. Cài lại driver rồi vẫn như vậy. Ứng dụng pts thì nhận card tích hợp chứ ko nhận cái 1050ti. Cái này từ khi cài lại win rồi cài lại pts với AE mới bị ạ 😔[. Cao nhân nào chỉ em cách khắc phục với chứ render cái video 4 phút mà tận 4 tiếng. Cảm ơn anh em.

Ảnh: DeviantArt

So với các ngành nghề văn phòng khác, tính chất công việc liên quan đến đồ họa đòi hỏi các nhà thiết kế phải sở hữu một chiếc PC hoặc laptop đủ mạnh để đảm bảo quá trình làm việc diễn ra suôn sẻ nhất, hoặc đáp ứng được nhu cầu của các phần mềm chỉnh sửa đắc lực như Photoshop.

Nếu bạn không phải là người quá am hiểu về kỹ thuật thì chắc hẳn những vấn đề như sử dụng Photoshop cần CPU hay card màn hình mạnh sẽ khiến bạn phiền lòng ít nhiều khi chuẩn bị nâng cấp máy tính mới. Vậy câu trả lời cho vấn đề này ra sao?

Thực tế, không có câu trả lời chính xác cho vấn đề này bởi cả hai bộ phận đều cần thiết cho thao tác chỉnh sửa đồ họa nói chung và Photoshop nói riêng. Hầu hết mọi phần mềm đồ họa chuyên sâu đều đòi hỏi nhiều sức mạnh từ chip xử lý song hành cùng các linh kiện khác trong máy.

Do đó, bạn cần lựa chọn cẩn trọng từng hạng mục linh kiện để khi kết hợp lại có được hiệu năng tổng thể thật sự tốt và hỗ trợ hiệu quả cho công việc của bạn, không chỉ CPU hay card màn hình mà còn là mainboard, RAM, ổ đĩa và màn hình.

Một số vấn đề khi lựa chọn máy tính để làm Photoshop

Để giúp các bạn dễ lựa chọn hơn khi xây dựng một bộ PC hoặc tìm mua laptop mới, FPT Shop sẽ chỉ ra một số tiêu chí nhất định ở từng hạng mục để bạn tham khảo.

Chọn CPU và mainboard làm Photoshop

Yếu tố cần lựa chọn đầu tiên khi lựa chọn máy tính để làm Photoshop là vấn đề chip xử lý. Một bộ CPU mạnh mẽ với hiệu năng tốt và xung nhịp cao sẽ trở thành trung tâm sức mạnh cho hệ thống của bạn vận hành tốt các tác vụ đồ họa.

Bạn có thể tham khảo một số số dòng chip như Intel Core i7 11700K, AMD Ryzen 5 3600X hay Ryzen 7 5800K. Hoặc nếu muốn tìm kiếm CPU chuyên dụng phù hợp cho các tác vụ render thì nên để tâm đến những dòng thiết bị chạy chip Intel Xeon.

Sau khi cân nhắc tài chính và lựa chọn được chip xử lý, việc tiếp theo là tìm kiếm một bộ mainboard sản xuất tương thích với CPU đó và sở hữu hệ thống tính năng hỗ trợ bạn thiết lập được cấu hình mong muốn.

Chọn RAM thế nào cho phù hợp?

Nhiều người chỉ chú trọng đi tìm câu trả lời cho vấn đề Photoshop cần CPU hay GPU mà bỏ qua các chỉ số cần thiết khác như RAM. Với Photoshop hay các phần mềm đồ họa khác như After Effects, thông số RAM tối thiểu được giới chuyên môn khuyến nghị để có trải nghiệm tốt là là 8GB.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn gắn bó với thiết bị lâu dài và có nhu cầu cao hơn nữa về khả năng đa nhiệm thì có thể cân nhắc nâng cấp lên 16GB hoặc 32GB RAM. Ngoài ra, cần chú trọng đến chỉ số bus của RAM nằm trong khoảng từ 2.400MHz đến 3.200MHz.

Nên trang bị ổ cứng SSD

Công việc đồ họa đòi hỏi lưu trữ dữ liệu hình ảnh khá nhiều, bạn nên trang bị ít nhất một ổ cứng SSD cho máy tính để tăng tốc khởi động cho máy cũng như rút ngắn thời gian truy xuất dữ liệu, đồng thời tạo điều kiện để mở các tập tin dung lượng lớn một cách dễ dàng hơn.

Ổ cứng dung lượng 1TB là mức khuyến nghị dành cho các designer. Nếu bạn không có điều kiện để sắm sửa ổ cứng SSD với dung lượng quá lớn, bạn có thể dùng ổ HDD 1TB để lưu trữ dữ liệu và chọn thêm một ổ SSD có dung lượng nhỏ hơn.

Card đồ họa cho máy tính làm Photoshop

Photoshop sẽ chạy mượt và được hỗ trợ tốt hơn nếu bạn trang bị cho máy tính của mình một bộ card đồ họa rời. Các công ty phát triển phần mềm đồ họa, thiết kế cũng khuyến khích người dùng sử dụng card đồ họa rời để tiện cho việc nâng cấp sau này, card đồ họa càng tốt thì quá trình làm việc càng hiệu quả.

Trong trường hợp bạn không có điều kiện để trang bị card đồ họa cho máy tính thì nên ưu tiên lựa chọn những dòng máy sử dụng chip Intel thế hệ 11 với card đồ họa tích hợp mạnh như Iris Xe, bạn cũng sẽ có được trải nghiệm tương đối mượt mà khi sử dụng Photoshop.

Thông số cấu hình máy tính bàn nếu bạn muốn làm Photoshop

Nếu bạn làm các công việc như thiết kế đồ họa hay dựng hình 3D thì sự hỗ trợ của một phần mềm đắc lực như Photoshop là điều không thể thiếu. Tổng kết lại, bạn có thể cân nhắc chọn cho mình một chiếc máy tính có cấu hình như sau:

  • Chip xử lý: thuộc dòng Intel Core i5 hoặc i7 thế hệ 11.
  • Mainboard: Tương thích với chip và hỗ trợ tối đa 32GB RAM.
  • Card màn hình: Ưu tiên card màn hình rời hoặc card on board Iris Xe.
  • Dung lượng RAM: Từ 8GB đến 32GB.
  • Ổ cứng: Ưu tiên cổ cứng SSD, dung lượng lưu trữ của máy nên đạt mức 1TB.
  • Nguồn: Nên chọn các bộ nguồn công suất tối thiểu 600W.
  • Màn hình: Có kích cỡ lớn và độ chính xác màu cao để phục vụ cho công tác thiết kế được tốt nhất.

Xem thêm:

Render là gì? Thao tác render dùng CPU hay GPU trên máy tính?

Hướng dẫn chọn CPU phù hợp với main cho PC của bạn

So sánh CPU dòng U và M, đôi nét về cách đặt tên chip Intel

Đôi khi bạn khởi động Photoshop trên máy tính, nó sẽ xảy ra sự cố là mất một khoảng thời gian để tải hoặc có thể nó chạy chậm lại khi xử lý hình ảnh có độ phân giải cao hay hiển thị một bộ lọc. Vì vậy, bài viết sẽ giúp bạn một số mẹo về cách làm cho Photoshop nhanh hơn chỉ bằng cách điều chỉnh một số tùy chọn trong Preferences.

Để hiển thị hộp thoại Tùy chọn, hãy đi tới Edit-> Preferences hoặc nhấp vào Ctrl-K:

Mẹo 1: Điều chỉnh cài đặt Hiệu suất

Như bạn có thể thấy, bạn có bốn phần ở đây: Memory Usage, Scratch Disks, History & Cache and GPU Settings. 

Memory Usage

Photoshop sử dụng rất nhiều RAM hệ thống của bạn và chia sẻ nó với hệ điều hành. Lượng RAM sử dụng có thể điều chỉnh được trong Photoshop, bạn có thể đặt giới hạn [số lượng tối đa] mà ứng dụng sử dụng. Tùy thuộc vào dung lượng RAM bạn đã trang bị trên máy tính của mình, hãy thay đổi thành 55-65% [đối với những bạn có RAM tối đa 2 GB] và 70-75% [đối với RAM 4 GB trở lên].

Lưu ý: không đẩy thanh trượt hết cỡ vì hệ thống của bạn có thể gặp sự cố. Sử dụng nó một cách khôn ngoan, để lại một số cho hệ điều hành.

Scratch Disks

Ngoài RAM, Photoshop sử dụng Scratch Disks hay còn gọi là virtual RAM. Scratch Disks là dung lượng ổ cứng được cấp cho chương trình để sử dụng virtual RAM trong khi xử lý dữ liệu. Nếu bạn có nhiều ổ cứng, việc cho phép Photoshop sử dụng ổ cứng phụ sẽ làm tăng đáng kể tốc độ làm việc của nó.

Đặt bao nhiêu tùy thích, đừng lo lắng về dung lượng, nó chỉ là tạm thời và sẽ bị xóa sau khi bạn thoát khỏi Photoshop.

History & Cache

Trong Photoshop, chúng ta thậm chí có thể đặt số lượng History States [hoàn tác] nhưng bạn càng đặt nhiều, bộ nhớ càng tốn nhiều hơn. Vì mọi hành động đều được ghi nhớ. Do đó, trong bộ nhớ ảo, nó đòi hỏi nhiều không gian hơn.

Theo mặc định, History States được đặt thành 20, đối với các máy chậm hơn thì quá nhiều. Thật đáng buồn, nhưng nó thực sự làm chậm Photoshop, đặc biệt là khi bạn đang làm việc với hình ảnh lớn. Đặt nó thành 10-15 và nó sẽ chạy mượt mà hơn rất nhiều.

Các cấp độ bộ nhớ cache được sử dụng để cải thiện tốc độ vẽ lại màn hình và biểu đồ. Chọn nhiều cấp bộ nhớ cache hơn cho các tài liệu lớn hơn với ít lớp hơn hoặc ít cấp bộ nhớ cache hơn cho các tài liệu nhỏ hơn có nhiều lớp. Bạn có thể chọn từ 1 đến 8 cấp độ.

Lưu ý: tất cả những thay đổi này sẽ có hiệu lực sau khi bạn khởi động lại Photoshop.

Mẹo 2: Xóa khay nhớ tạm của bạn

Clipboard của Photoshop sử dụng rất nhiều RAM và nếu bạn đã sao chép một số hình ảnh lớn và dán nó vào một tài liệu mới, nó vẫn nằm trong khay nhớ tạm của bạn. Giải phóng RAM bằng cách xóa dữ liệu không cần thiết khỏi khay nhớ tạm của bạn. Để làm điều đó, hãy vào Edit-> Purge:

Lưu ý: không thể hoàn tác hành động này, vì vậy hãy suy nghĩ kỹ nếu bạn không cần dữ liệu trong khay nhớ tạm, lịch sử hoặc hoàn tác nữa.

Mẹo 3: Chống phân mảnh ổ cứng của bạn

Đặc biệt là đối với các ổ cứng dung lượng nhỏ hơn, sự phân mảnh là một vấn đề. Sử dụng Windows Defragmenter để thỉnh thoảng tối ưu hóa ổ cứng của bạn. Tôi làm điều đó mỗi tháng một lần. Đi tới Start>All Programs>Accessories> System Tools>Disk Defragmenter. Chọn ổ đĩa cần chống phân mảnh và sau đó chọn nút Defragment.

Quảng cáo

Nhau mèo đen : 1 vị thuốc, 1 phong thủy

Mẹo 4: Đóng phần mềm không cần thiết

Mẹo này khá rõ ràng nhưng đôi khi chúng ta quên mất nó và sau đó phàn nàn tại sao Photoshop chạy quá chậm. Điều này là do các ứng dụng đang chạy ngầm, sử dụng hết sức mạnh xử lý và RAM. Thoát mọi thứ ngoại trừ các ứng dụng cần thiết cho tác vụ. Đây là những mẹo tinh chỉnh sử dụng để tăng tốc Photoshop của mình và chúng thực sự hữu ích. 

Video liên quan

Chủ Đề