Phí khai hàng nguy hiểm tên tiếng anh là gì năm 2024

Logistics hàng không là một ngành đang phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới và Việt Nam. Để tham gia vào lĩnh vực đặc thù này, ngoài việc nắm rõ kiến thức chuyên môn, việc đầu tư vào Tiếng Anh và hiểu rõ các thuật ngữ Tiếng Anh chuyên ngành trong lĩnh vực này là điều vô cùng cần thiết. Sau đây là những thuật ngữ tiếng Anh thường dùng trong hoạt động vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không – Logistics hàng không.

Các thuật ngữ được sắp xếp theo nhóm chữ cái đứng đầu tiên, bạn tìm trong từng nhóm nhé.

A

Agent – Đại lý

Là cá nhân hoặc tổ chức được uỷ quyền thay mặt người hoặc tổ chức khác.

AWB – Vận đơn hàng không

Là tài liệu được làm ra bởi người gửi hàng hoặc người thay mặt người gửi hàng và là bằng chứng của việc ký kết hợp đồng giữa người gửi hàng và người vận chuyển cho việc chuyên chở hàng hoá trên các chặng bay của người vận chuyển.

Aircraft container -Thùng tàu bay

Thiết bị chất xếp kín hoàn chỉnh có thể tương tác trực tiếp với hệ thống phục vụ và chốt giữa trên tàu bay.

Aircraft pallet – Mâm tàu bay

Là tấm có mặt dưới phẳng, chế tạo phù hợp yêu cầu tiêu chuẩn của tàu bay, hàng hoá được đặt trên đó và được chằng giữ bằng lưới, dây chằng hay thùng chụp dạng lều, sau đó được chốt vào tàu bay. Mâm tàu bay cho phép việc xếp, dỡ vào hệ thống di chuyển và chốt giữ một cách nhanh chóng. Vì vậy nó trở thành bộ phận cấu thành của hệ thống chất xếp và chốt giữ của tàu bay.

Aircraft pallet net – Lưới phủ mâm tàu bay.

Là lưới đan bằng dây mềm gắn vào mâm để gia cố hàng hoá xếp trên mâm. Nó có thể sử dụng cùng với lồng không cố định.

Airlines – Hãng hàng không

Bao gồm cả người vận chuyển ký phát vận đơn hàng không và tất các người vận chuyển khác thực hiện việc chuyên chở hay cam kết chuyên chở theo vận đơn hàng không hoặc thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến vận chuyển hàng không.

All cargo aircraft – Tàu bay chở hàng

Là tàu bay chỉ sử dụng để chở hàng

B

Baggage – Hành lý

Là tài sản cá nhân hay các vật phẩm khác của hành khách vận chuyển cùng với chuyến đi của hành khách. Nó bao gồm cả hành lý ký gửi và xách tay.

Bonded warehouse – Kho ngoại quan

Kho hàng được nhà chức trách hải quan cho phép để chứa hàng.

Break bulk – Tách hàng

Tách lô hàng gom để trả hàng hoặc tiếp tục gửi đi.

Break bulk agent – Đại lý tách hàng

Người thực hiện tách lô hàng gom thành từng phần riêng biệt

Break even weight – Trọng lượng đồng cước

Là trọng lượng mà tại đó tiền cước vận chuyển nếu tính theo mức giá thấp hơn cho mức trọng lượng cao hơn liền kề nhân với với trọng lượng tối thiểu sẽ thấp hơn tiền cước nếu tính theo mức giá cao hơn cho trọng lượng thực tế của lô hàng.

Bulk cargo – Hàng rời

Hàng rời không xếp lên mâm hay thùng của tàu bay.

C

CCA – Thông báo sửa đổi giá cước hàng hoá.

Tài liệu sử dụng cho việc thông báo về sự thay đổi giá cước hay phương pháp thanh toán ghi trên vận đơn.

Charge – Cước phí

Khoản tiền phải trả cho việc vận chuyển hàng hoá dựa trên giá áp dụng cho việc vận chuyển đó hoặc là khoản tiền phải trả cho dịch vụ đặc biệt hoặc phát sinh liên quan đến việc vận chuyển này.

Charge collect – Cước thu sau

Cước ghi trên vận đơn hàng không để thu từ người nhận hàng

Charge collect fee – Phí thu cước sau

Là phí thu trên cước theo trọng lượng và giá trị cua lô hàng thu cước sau. Phí này do người nhận hàng trả.

Charge Prepaid – Cước trả trước

Cước ghi trên vận đơn hàng không do người gửi hàng thanh toán

Check baggage – Hành lý ký gửi

Là hành lý mà người vận chuyển tự đảm bảo việc trông giữ và xuất ra thẻ hành lý

Consignee – Người nhận hàng

Người mà tên của họ được ghi trên vận đơn hàng không như là bên mà người vận chuyển giao hàng hoá cho họ.

Consignment – Lô hàng

Hàng hoá do người vận chuyển chấp nhận từ một người gửi hàng được di chuyển theo một vận đơn hàng không đến cho một người nhận hàng tại một điểm đến.

Consolidation – Thu gom hàng hoá

Một số lô hàng đơn lẻ tập hợp lại và được vận chuyển bởi một vận đơn hàng không chủ, trong đó những lô hàng đơn lẻ được vận chuyển theo vận đơn hàng không thứ cấp riêng biệt do Công ty giao nhận phát hành.

Custom clearance – Thủ tục hải quan

Thủ tục hải quan đối với hàng hoả phải được thực hiện tại điểm hàng xuất phát, chuyển tải và điểm đến.

D

Damage – Thiệt hại

Tổn thất xảy ra đối với hàng hoá trong quá trình vận chuyển ảnh hưởng đến giá trị và giá trị sử dụng của hàng hoá.

Dangerous cargo – Hàng hoá nguy hiểm

Là bất kỳ vật phẩm được xác định là nguy hiểm theo quy định về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm của IATA

Dangerous Regulation – Quy định về vận chuyển hàng hoá nguy hiểm

Ấn phẩm của IATA bao bồm các quy định liệt kê các loại hàng hoá nguy hiểm, đưa ra các hướng dẫn chi tiết về phục vụ, đóng gói các loại hàng hoá này.

Declared value for carriage – Giá trị khai báo vận chuyển

Giá trị hàng hoá do người gửi hàng khai báo cho người vận chuyển với mục đích xác định cước hay giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển trong trường hợp hàng đến chậm, mất hoặc hư hỏng.

Declared value for customs – Giá trị khai báo hải quan

Giá trị hàng hoá do người gửi hàng khai báo với mục đích làm thủ tục hải quan.

Destination – Điểm đến

Là điểm dừng cuối cùng của hành hoá theo hợp đồng vận chuyển.

Dolly

Bề mặt phẳng dạng xe kéo có hệ thống con lăn dùng để phục vụ mâm thùng trên mặt đất.

Domesctic carriage

Vận chuyển nội địa: điểm xuất phát và điểm đến trong cùng một quốc gia.

Door to door – Từ cửa đến cửa

Là dịch vụ chọn gói mà theo đó người cung cấp dịch vụ có trách nhiệm hoàn toàn đối với dịch vụ đó và khách hàng phải trả một lần.

E

Echange rate – Tỷ giá

Là tỷ lệ chuyển đổi giữa loại tiền này với loại tiền khác.

Export license – Giấy phép xuất khẩu

Là tài liệu của Chính phủ cho phép người gửi hàng xuất khẩu mặt hàng chỉ định đến quốc gia nhất định.

Express cargo – Hàng chuyển phát nhanh

Là lô hàng đặc biệt nhạy cảm về thời gia về thời gian, yêu cầu thông quan nhanh. Ngoài ra được xác định như loại hình vận chuyển tin cậy, xác định được thời gian vận chuyển, thông thường là dịch vụ từ cửa đến cửa, sử dung chứng từ đơn giản vơi một mức giá chọn gói và chỉ một người vận chuyển thực hiện việc kiểm soát thông tin thống nhất.

F

Forklift – Xe nâng

Loại xe để nâng tải theo phưuơng thẳng đứng và vận chuyển chúng bằng hai càng phía trước.

Forwarder – Người giao nhận

Là người thay mặt người gửi hàng gửi hàng hoá cho người nhận hàng. Người đó có thể là đại lý hay công ty thực hiện các dịch vụ được xác định để đảm bảo và hoàn tất cho việc vận chuyển hàng hoá [như dịch vụ nhân, chuyển tiếp hoặc giao hàng]. Người giao nhận là người trung gian

Freight charge – Cước vận chuyển

Là chi phí trả cho việc vận chuyển hàng hoá theo bảng giá cước có hiệu lực.

G

General cargo – Hàng hoá thông thường

Là lô hàng không phải là hàng giá trị.

General cargo rate [GCR] – Giá cước hàng hoá thông thường

Là giá cước vận chuyển hàng hoá không phải là giá cước theo nhóm hàng hay giá cước áp dụng cho các loại hàng cụ thể.

GSA – Tổng Đại lý

Là cá nhân hay tổ chức được phép thay mặt cho một pháp nhân về quyền hạn tại một khu vực cụ thể.

Gross weight – Trọng lượng cả bì

Là tổng trọng lượng của lô hàng bao gồm tất cả trừ ULD.

Ground support equipment – Thiết bị trợ giúp mặt đất.

Là xe tải hay hệ thống băng chuyền phục vụ hàng hoá tại khu vực sân đỗ từ của ra khu vực sân đỗ đến tàu bay.

H

Handling – Phục vụ hàng hoá

Thực hiện các thao tác đối với hàng hoá.

High density cargo – Hàng tỷ trọng cao

Là hàng hoá có trọng lượng lớn cho một thể tích nhất định. Ví dụ hàng hoá có trọng lượng trên 1 kg cho 6000 cm3.

Highloader – Xe nâng

Là loại xe xe có sàn có thể chất xếp hoặc dỡ ULD lên hoặc xuống tàu bay.

House air waybill – Vận đơn hàng không thứ cấp

Là chứng từ do các công ty gom hàng phát hành xuất cho từng lô hàng riêng biệt trong lô hàng gom. Nó bao gồm các chỉ dẫn cho đại lý tách hàng.

Hub and Spoke Routing

Đường bay trục và nan hoa

Mô hình tuyến đường bay thực hiện việc chuyên chở hàng hoá từ nhiều thành phố đến điểm trung tâm được chọn để nối chuyến với các chuyến bay khác đến điểm cuối cùng.

I

IATA

Tên viết tắt của Hiệp hội vận chuyển hàng không quốc tế.

IATA Cargo agent – Đại lý hàng hoá IATA

Là đại lý được IATA công nhận và chấp thuận theo hướng dẫn nghị quyết về đại lý của IATA.

ICAO

Là tên viết tắt của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế.

Import license – Giấy phép nhập khẩu

Là tài liệu cần thiết do cơ quan của Chính phủ cấp cho phép nhập khẩu hàng hoá vào nước họ.

In bond – Niêm phong hải quan

Là quy trình theo đó thủ tục hải quan đối với hàng hoá được hoãn lại cho đến khi hàng hoá được vận chuyển niêm phong đến địa điểm làm thủ tục hải quan trên đất liền thay vì làm thủ tục hải quan tại sân bay cửa ngõ đầu tiên nơi hàng đến.

Insurance – Bảo hiểm

Luật pháp, hệ thống, lĩnh vực kinh doanh để bảo hiểm tài sản đề phòng mất mát, tổn thất, thiệt hại xuất hiện ngẫu nhiên về mặt lý thuyết.

Issuing carriage – Người vận chuyển phát hành vận đơn

Là hãng hàng không mà vận đơn của họ được phát hành

L

Label – Nhãn

Miếng giấy nhỏ được ghi và dán vào kiện hàng với mục đích phân biệt hoặc miêu tả.

Liability – Trách nhiệm

Là trách nhiệm đối với thiệt hại hay mất hàng hoặc chậm chễ, thông thường được các công ty bảo hiểm đền bù.

Live animal regulations [LAR]

Là ấn phẩm của Hiệp hội vận chuyển hàng không quốc tế [IATA] về các quy định điều chỉnh việc vận chuyển động vật sống.

Load – Tải hàng

Là hàng hoá được xếp lên tàu bay để vận chuyển.

Loading dock – Bến xếp dỡ hàng

Là khu vực trong nhà kho để xếp hoặc dỡ từ xe tải.

Loading equipment

Thiết bị xếp dỡ: là thiết bị dùng để xếp hoặc dỡ hàng hoá từ tàu bay.

Loadsheet – Bảng chất xếp

Là tài liệu chỉ ra trọng lượng của tàu bay, trọng lượng của tải chất xếp, miêu tả và phân bố tải và làm cân bằng trọng tải tàu bay.

Local currency – Tiền địa phương

Là đồng tiền sử dụng tại một quốc gia cụ thể.

M

Marking – Sự đánh dấu/nhận dạng

Tất cả các hiển thị trên các kiện hàng có thể bao gồm tên, địa chỉ của người nhận, nhãn hiệu, vận đơn hàng không thứ cấp …

Master airwaybill – Vận đơn hàng không chính

Là vận đơn hàng không xuất cho lô hàng gom, người gom hàng được ghi trên vận đơn như người gửi hàng.

Minimum charge – Cước phí tối thiểu

Là số tiền tối thiểu tính cho việc vận chuyển lô hàng giữa hai điểm không tính đến trọng lượng hoặc thể tích lô hàng.

Minimum weight – Trọng lượng tối thiểu

Là trọng lượng tối thiểu được công bố trong các bảng giá cước.

Mixed consigment – Lô hàng hỗn hợp

Là lô hàng có nhiều loại chủng loại hàng hoá khác nhau, có thể đóng gói trong cùng một kiện hoặc đóng gói trong các kiện khác nhau và áp dụng các mức giá khác nhau.

N

Net weight – Trọng lượng tịnh

Là trọng lượng hàng hoá không bao gồm bao bì

Notification of arrival – Thông báo hàng đến

Là thông báo bằng văn bản do người giao hàng gửi cho người nhận hàng thông báo hàng đã đến nơi.

Notification to captain – Thông báo cho cơ trưởng

Là tài liệu do các bộ phận chất xếp hàng hoá chuẩn bị thông báo cho cơ trưởng của tàu bay tất cả các loại hàng hoá đặc biệt xếp lên tàu bay.

Notify address – Địa chỉ phải thông báo

Là tên người và địa chỉ của người hay một bên khác với người nhận hàng thứ nhất mà họ phải được thông báo về việc hàng đến theo lệnh của người gửi hàng.

O

OAG – Air cargo guide – Sách hướng dẫn hàng hoá OAG

Là ấn phẩm hàng tháng lịch bay chuyến bay chở hàng và các thông tin liên quan.

On-line carriage – Vận chuyển trực tiếp

Là việc vận chuyển hàng hoá chỉ trên các đường bay của một người vận chuyển.

Origin – Điểm xuất phát

Là điểm khởi đầu vi dụ như quốc gia xuất phát, là địa điểm của nhà sản xuất hay điểm khởI đầu của việc vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển.

P

Packing – Bao bì

Là thùng hoặc vỏ bọc ngoài mà hàng hoá chứa trong đó.

Part shipment – Vận chuyển từng phần

Là lô hàng không được vận chuyển toàn bộ mà được vận chuyển làm 2 hoặc nhiều lần.

Passenger cabin – Khoang hành khách

Là không gian giới hạn bởi trần, sàn, tường hay vách ngăn nơi thông thường để chở khách.

Payload – Trọng tải thương mại

Trọng tải thương mại bao gồm trọng lượng của hành khách, hành lý, hàng hoá và thư tín. Tuỳ thuộc vào quy định của từng hãng hàng không, trọng lượng này có thể bao gồm cả trọng lượng các thiết bị chất tải.

Perishable cargo – Hàng mau hỏng

Là loại hàng hoá mà do đặc tính của nó có khả năng bị giảm giá trị hay bị hỏng khi thay đổi khí hậu, nhiệt độ hay độ cao hay để phơi bên ngoài, hay do kéo dài thời gian chuyển tiếp.

Published charge – Cước công bố

Là các khoản thu được nêu trong giá cước của người vận chuyển.

Q

Quatity rate – Giá cước theo trọng lượng

Là đơn vị giá cước thấp hơn giá cước thông thường áp dụng cho lô hàng có trọng lượng cụ thể

Quaratine – Kiểm dịch

Tình trạng cách ly bắt buộc, thông thường để làm rõ một vật gì đó không bị làm bẩn, hoặc bị nhiễm bệnh, để bảo đảm động vật sống nhập khẩu không mang bệnh.

R

Ramp – Sân đỗ

Là chỗ đỗ cho tàu bay thông thường là khu vực gần nhà ga

Rate – Giá

Số tiền mà người vận chuyển thu đối với việc vận chuyển theo đơn vị trọng lượng, hay thể tích hay giá trị của hàng hoá.

Ready for carriage – Sẵn sàng để vận chuyển

Là tình trạng của lô hàng mà ở tình trạng đó Đại lý hàng hoá phải trao cho nguời vận chuyển. Lô hàng và các chứng từ đi kèm phải sẵn sàng để vận chuyển ngay.

Receiving carrier – Người tiếp nhận chuyên chở

Là hãng hàng không thành viên nhận lô hàng từ hãng hàng không chuyển tiếp tại điểm chuyển tiếp hàng.

Refund – Hoàn tiền

Là khoản tiền hoàn lại cho người mua toàn bộ hay một phần dịch vụ vận chuyển chưa sử dụng.

Rerouting – Hành trình thay đổi

Hành trình phải theo đã thay đổi so với hành trình ban đầu và thể hiện trên vận đơn hàng không hay vé hành khách.

Reservation – Đặt chỗ

Sự phân chia trước về tải trọng tải hàng hoá hay thể tích hàng hoá

Runway – Đường cất hạ cánh

Bề mặt hình chữ nhật được quy định trên sân bay dùng để cho tàu bay cất cánh và hạ cánh.

S

Scheduled flight – Chuyến bay theo lịch

Chuyến bay theo kế hoạch do người vận chuyển công bố.

Shipper – Người gửi hàng

Người mà tên của họ ghi trên vận đơn hàng không, là bên ký kết hợp đồng với người vận chuyển để vận chuyên hàng hoá.

Shipper’ declairation for DG – Tờ khai hàng hoá nguy hiểm

Kê khai của người gửi hàng rằng hàng hoá của họ được đóng gói phù hợp, miêu tả và trong tình trạng phù hợp để vận chuyển bằng đường hàng không theo quy định hiện hành của IATA về hàng hoá nguy hiểm, các quy định áp dụng của các quốc gia và các nhà vận chuyển.

Shipper’s letter of instruction – Bản chỉ dẫn gửi hàng

Là tài liệu chứa đựng các chỉ dẫn của người gửi hàng hay đại lý của họ để chuản bị tài liệu và gửi hàng.

Short-shippped – Hàng gửi thiếu

Hàng hoá đã đưa vào danh sách hàng hoá nhưng không được xếp lên hay không đến được điểm đến cuối cùng.

Shortage – Hàng thiếu

Hàng mất hoặc thiếu, như thiếu trọng lượng so với trọng lượng ban đầu ghi trên vận đơn hàng không hoặc mất một phần lô hàng khi hàng đến điểm đến.

T

Tag – Thẻ

Vật bằng bìa cứng, nhựa hay bằng kim loại sử dụng để phân loại hay nhận biết.

Terminal – Nhà ga

Là bất kỳ sự kết thúc của chặng vận chuyển, thường các sân bay được coi như là nhà ga

Time table – Lịch bay

Là tài liệu tổng quát về chặng bay, lịch trình bay của người vận chuyển.

Transfer cargo – Hàng hoá chuyển tiếp

Là hàng hoá đến một điểm bằng một chuyến bay và tiếp tục từ điểm đó bằng chuyến bay khác của cùng một người vận chuyển hoặc của người vận chuyển kế tiếp khác.

Transhipment – Chuyển tải hàng

Chuyển hàng hoá hoặc mâm thùng từ một tàu bay sang tàu bay khác

Transit cargo – Hang hoá quá cảnh

Hàng hoá đến một điểm và tiếp tục đi tiếp bằng chính chuyến bay thông chặng đó.

Transportation documents – Chứng từ vận chuyển

Là biên nhận, hay hợp đồng do người vận chuyển phát hành

U

Unaccompanied baggage

Hành lý không theo hành khách: hành lý gửi như hàng hoá

Uncheck baggage

Hành lý không ký gửi: Hành lý xách tay hành khách mang theo lên chỗ ngồi

ULD – Thiết bị chất xếp tàu bay.

Thiết bị được thiết kế phù hợp để xếp hàng hoá, hành lý, bưu kiện rời, sau đó thiết bị được xếp lên tàu bay. Thiết bi chất xếp bao gồm: mâm và lưới tàu bay, thùng tàu bay, thùng chụp dạng lều.

V

Valuable cargo – Hàng giá trị cao

Lô hàng với giá trị thực tế 1000 USD hoặc hơn trên 1 kg. Ví dụ vàng, kim cương, các loại sec du lịch, sec có giá trị của ngân hàng.

Valuation charge – Cước theo giá trị

Khoản phải trả do tăng trách nhiệm của người chuyên chở.

Volume – Thể tích

Là khoảng không chiếm giữ tính bằng đơn vị thể tích bằng chiều dài x chiều rộng x chiều cao.

Volume weight – Trọng lượng theo thể tích

Là trọng lượng tính cước của lô hàng dựa trên thể tích của lô hàng được tính bằng cách nhân chiều dài lớn nhất với chiều rộng lớn nhất và chiều cao lớn nhất.

W

War risk – Rủi ro chiến tranh

Điều khoản bảo hiểm mô tả những rủi ro mà người gửi hàng có thể gặp phải do hậu quả của chiến tranh.

Wet cargo – Hàng ướt

Loại hàng hoá có chứa chất lỏng hay bản chất sinh ra chất lỏng.

Mong rằng với những thuật ngữ trên đây sẽ giúp bạn tiếp cận lĩnh vực Logistics hàng không một cách dễ dàng hơn. Hãy đón chờ các bài viết tiếp theo của Als Training nhé!

Chủ Đề