Phật ngọc hòa bình the giới đang ở đầu

Lễ khai mạc diễn ra với các nghi thức, nghi lễ Phật giáo: Niệm Phật, chào cờ, khai quang Phật ngọc, dâng hương, thả bóng bay và cầu nguyện thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc. Ni sư Thích Đàm Tùy, trụ trì chùa Dâu, Phó trưởng Ban tổ chức Đại lễ cho biết tượng Phật ngọc được tôn trí tại chùa Dâu từ ngày 23-8 đến ngày 6-9, phục vụ nhu cầu chiêm bái của Phật tử và du khách. Trong dịp diễn ra Đại lễ, Ban tổ chức cũng tổ chức nhiều hoạt động như lễ cầu siêu anh linh các anh hùng liệt sĩ, thuyết pháp, tụng kinh cầu nguyện hòa bình cho thế giới, văn nghệ…

Cắt băng khai quang Phật ngọc.

Tượng Phật ngọc hòa bình thế giới là bức tượng Phật được chạm khắc từ khối ngọc bích nguyên khối 18 tấn, phát hiện tại Ca-na-đa vào năm 2000 và tạc tại Thái Lan, hoàn thành tháng 12-2008. Đây là pho tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới được tạc theo khuôn tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong bảo tháp Đại giác ngộ tại Bồ Đề Đạo Tràng [Ấn Độ]. Pho tượng Đức Phật bằng ngọc ngồi thiền trên tòa sen trong tư thế liên hoa tọa, thần thái đầy từ bi. Pho tượng Phật ngọc hoàn thiện cao 2,54m, ngang 1,77m, gồm 5 phần ghép lại là kim thân, nhục kế, hào quang, tòa sen, bình bát; hay tay tượng được tạo hình mỹ thuật với tay phải thòng xuống chấm đất, các ngón tay sít sao úp vào phía trong gần đầu gối bên phải. Bàn tay trái ngửa ra với các ngón hơi cong lên.

Bức tượng Phật ngọc lớn nhất thế giới đã ở Chùa Dâu [Bắc Ninh].

Giá trị và vẻ đẹp của tượng Phật ngọc được xem là một kỳ quan thế giới, bức tượng được lấy làm biểu tượng hòa bình cho thế giới với mục đích pho tượng được triển lãm trên khắp thế giới để dành cho tất cả mọi người không phân biệt tôn giáo một khoảnh khắc trong thời gian để nghĩ về hòa bình - hòa bình cho thế giới, cho các mối quan hệ, cho gia đình và bạn bè. Pho tượng đã được triển lãm vòng quanh thế giới từ năm 2009 đến nay, đi qua 100 thành phố của hơn 20 quốc gia, đáp ứng nhu cầu chiêm bái Phật ngọc của hàng triệu tăng ni, tín đồ Phật tử trên thế giới. Năm 2009, bức tượng lần đầu tiên được cung nghinh về Việt Nam để tăng ni, Phật tử và du khách thập phương chiêm bái. Trước khi an trí vĩnh cửu tại Ô-xtrây-li-a, một lần nữa, tượng Phật được triển lãm tại 8 tỉnh, thành phố của Việt Nam.

Pho tượng hiện diện tại chùa Dâu, ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, nơi gắn liền với lịch sử văn hóa, Phật giáo Việt Nam để mọi người cùng nhau cầu nguyện Phật ngọc đem hòa bình cho thế giới, quốc thái dân an, sự bình an cho các mối quan hệ...

Tin, ảnh: MINH NHÃ

Phật Ngọc cho Hòa Bình Thế Giới được xem là pho tượng lớn nhất và trang nghiêm nhất trên thế giới hiện nay được điêu khắc từ tảng ngọc thạch. Tượng Phật [kể cả pháp tòa và đài sen] có chiều cao 3 mét 5.

Tượng Phật Thích Ca được tôn thờ bên trong Bảo Tháp Đại Giác Ngộ ở Bồ Đề Đạo Tràng [Ấn Độ] được chọn làm khuôn mẫu cho Phật Ngọc Hòa Bình Thế Giới này, đơn giản vì pho tượng ở Bồ Đề Đạo Tràng là hình ảnh quen thuộc của hàng triệu đệ tử Phật trên khắp thế giới. Hiệp Hội Đại Bồ Đề đã cho phép nghiên cứu chụp hình một cách chi tiết tỉ mỉ pho tượng. Các nhà điêu khắc và tạc tượng ở Thái Lan đã dựa vào các hình ảnh chụp ấy để tôn tạo Phật Ngọc này.

Giá trị của pho tượng Phật Ngọc: Được chiêm bái và đảnh lễ tượng Phật được tạo ra từ một loại ngọc quý hiếm là một duyên lành khó có được trong cuộc đời này. Đức Phật đã từng đề cập điều này trong Kinh Thủ Ấn Tăng Tín Lực rằng: “ Chỉ một phút giây ngắn ngủi chiêm ngưỡng Phật tượng, hành giả ấy đã được vô lượng công đức rồi, huống chi người ấy được đối trước Phật tượng mà lễ bái, cúng dường, thì công đức còn nhiều hơn gấp bội”.

Hành Trình của Tượng Phật Ngọc

Tháng 12, 2006 Vận chuyển khối ngọc Polar Pride từ Vancouver đến Bangkok Tháng 05, 2007 Mô hình đầu tiên được Lama Zopa Rinpoche điều chỉnh Cuối 2007 Mô hình thứ hai được Lama Zopa Rinpoche điều chỉnh Cuối 2007 Mô hình thứ ba được Jonathon Partridge điều chỉnh Đầu 2008 Mô hình thứ tư được chấp thuận Đầu 2008 Jade Thongtavee bắt đầu khắc tượng Tháng 06, 2008 Hoàn tất công trình khắc tượng Tháng 07, 2008 Hoàn tất công trình đánh bóng tượng Tháng 12, 2008 Hoàn tất nghi lễ chú nguyện Đầu năm 2009 Chương trình triển lãm bắt đầu Phật Ngọc Cho Hòa Bình Thế Giới Tượng Phật trong Bảo Tháp Đại Bồ Đề ở Bồ Đề Đạo Tràng [Ấn Độ] được chọn làm mẫu tượng cho Phật Ngọc Tượng Phật uy nghi bắt ấn xúc địa [xem hình bên phải], ngài Lama Zopa Rinpoche chọn mẫu tượng này vì đây là hình ảnh quen thuộc của đức Phật trong lòng Phật tử ở khắp mọi nơi.

Ban điều hành chùa Bồ Đề Đạo Tràng đặc biệt cho phép chụp nhiều hình ảnh ghi lại mọi chi tiết tỉ mỉ của tượng Phật để mang về cho các nhà khắc ngọc dựng mẫu tượng. Phật Ngọc Cho Hòa Bình Thế Giới sẽ là một trong những pho tượng lớn nhất và uy nghi nhất được tạc trong ngọc quí.

 

Tôn tượng tại Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ

 


 

Đạo Hữu Ian Green, giám đốc công trình Phật Ngọc


Đức Phật gồm cả đài sen và pháp tòa sẽ cao gần 3.5 thước tây [11.4 feet]. Phật Ngọc được tạc từ khối ngọc thạch vĩ đại mang tên “Polar Pride”. Đây là một kỳ quan của thế giới.

Ngài Lama Zopa Rinpoche nói rằng, “Phật Ngọc sẽ thắp sáng toàn cõi thế gian, sẽ mang niềm an lạc hạnh phúc không thể nghĩ bàn, góp phần ngăn chận những cuộc hủy hại tàn phá đang xảy ra khắp nơi, kể cả nạn chiến tranh.” Tượng Phật ở Bảo Tháp Đại Bồ Đề [Mahabodhi Stupa], Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn độ, được chọn làm mẫu cho Phật Ngọc. Mẫu hình này được chọn vì đây là hình ảnh quen thuộc của đức Phật trong lòng Phật tử ở khắp mọi nơi.

Polar Pride

Sâu thẳm trong lòng miền Bắc Gia Nã Đại, dưới bóng rặng núi British Columbian là nền đá ngọc thạch. Ở đây, giữa những đồi cỏ xanh tươi đầy hoa dại, đá ngọc thạch nằm với trọn vẻ trang nghiêm. Được khám phá đầu tiên vào thập niên 60 và 70, nền đá ngọc thạch này được xem là nền ngọc lớn nhất trên thế giới.

Vào cuối năm thập niên 90 xảy ra một điều bất ngờ. Người ta tìm thấy ở phía Nam biên giới Yokon một nền ngọc thạch với màu xanh rực rỡ sáng đẹp chưa từng thấy ở các tảng ngọc thạch được tìm thấy trước đây. Lấy bối cảnh đặt tên, nền ngọc này được gọi là "Ngọc Bắc Cực" [Polar Jade]. Các nhà nghiên cứu khoa học cho biết loại ngọc này cứng chắc hơn bất cứ loại ngọc thạch Nephrite nào khác. Màu ngọc sáng bóng, chất lượng được đánh giá là loại ngọc quí dùng làm nữ trang. Trong thế giới tâm linh, người ta thường tin rằng ngọc thạch chứa đựng nguồn năng lực linh thiêng phi thường. Những tác phẩm điêu khắc bằng ngọc thạch thường được thế giới đánh giá cao. Thật sự Ngọc Bắc Cực đã thay đổi cách nhìn của cả thế giới về ngọc thạch Nephrite.

 


 

Đức Đatlai La ma nhận  chuổi ngọc thạch do Ian Green [ chủ tịch Đại Tháp từ Bi -bên trái - và Judy Green [thành viên Ban điều hành-bên phải- cúng dường.

 


 

Đạo Hữu Ian Green, giám đốc công trình Phật Ngọc đã đến tận địa điểm mỏ Ngọc
ở miền Bắc Canada để tìm kiếm Ngọc để khắc tượng Phật


Vào năm 2000, người ta tìm thấy một khối ngọc khiến cho toàn thế giới kinh ngạc. Khối ngọc này vĩ đại chưa từng thấy, hoàn toàn không tì vết, phẩm lượng đá quí Ngọc Bắc Cực. Khối ngọc nặng 18 tấn được gọi tên là “Polar Pride”, nghĩa là "niềm Kiêu Hãnh của Bắc Cực". Khối ngọc này được một nhà nghiên cứu đá quí lừng danh thế giới, ông Fred Ward, đánh giá là "khám phá của thiên niên kỷ".

Sau khi khối ngọc “Polar Pride” được tìm thấy, người ta hỏi ông Kirk Makepeace, giám đốc công ty khai thác ngọc rằng ông sẽ làm gì với khối ngọc này. “Tôi sẽ để thế giới quyết định”, ông ta trả lời, “Tôi gọi khối ngọc này là Polar Pride, và tôi sẽ không xẻ thêm chút nào vào khối ngọc này nữa. Tôi sẽ để nguyên như vậy mà đấu giá, vì đây là một kỳ quan của thiên nhiên. Tôi mong đợi khối đá này sẽ trở thành một món vật đặt trong viện bảo tàng, một công trình lớn, một biểu tượng; là khối ngọc thạch nephrite với màu xanh sáng đẹp chưa từng thấy trên toàn thế giới.”

Phật Ngọc Quanh Thế Giới

Trên thế giới có một vài tượng Phật bằng ngọc ở nhiều nơi hành hương khác nhau. Danh tiếng nhất là Phật Ngọc ở Chùa Shwedagon, Miến Điện [hình bên dưới], "Phật Ngọc Lục Bảo" ở Thái Lan, và Phật Ngọc ở Chùa Phật Ngọc, Thượng Hải [hình bên phải]. Phật Ngọc khắc từ khối ngọc thạch Polar Pride nhất định cũng sẽ tràn đầy ý nghĩa như các tượng Phật Ngọc nói trên.

 


NGƯỜI KHẮC PHẬT NGỌC Công trình khắc tượng Phật Ngọc do công ty Jade Thongtavee đảm nhận. Đây là một công ty Thái Lan làm việc lâu năm, đầy uy tín trong giới khắc ngọc, nằm ở gần Chiangrai phía Bắc Thái Lan.

Công Ty Jade Thongtavee do ông Boonthong Yotharvut thành lập. Sau nhiều năm kinh nghiệm khắc ngọc ở Thái, ông Yotharvut đã sang Trung Hoa tu học kỹ thuật chạm ngọc trên hơn một năm. Khi trở lại Thái Lan, ông thành lập công ty Jade Thongtavee vào năm 1973.

 

Ông bà Ian Green tại xưởng điêu khắc Ngọc Phật ở Thái Lan

  Jade Thongtavee nay có hơn 30 tay thợ khắc ngọc lão luyện, tạo ra nhiều sản phẩm mỹ thuật nổi tiếng có giá trị nghệ thuật cao, được các nhà sưu tập và chùa chiền ở khắp nơi ưa chuộng. Công trình điêu khắc Phật Ngọc cho Hòa Bình Thế Giới là do ông Vanit Yotharvut, con trai của nhà sáng lập công ty và cũng là giám đốc đương thời của công ty Thongtavee, trực tiếp giám thị.

Công ty này đã thực hiện hai mô hình trước khi bắt đầu khắc tượng, một mô hình thu nhỏ và một mô hình đúng kích thước. Các mô hình khắc tượng được giám đốc tinh thần của công trình khắc tượng là Lama Zopa Rinpoche đích thân kiểm soát và phê chuẩn.



 

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới triển lãm Ngọc Phật Hoà Bình: Lần đầu tiên Việt Nam triển lãm một tượng Phật bằng đá quý vĩ đại này và cũng là nước đầu tiên trên thế giới có thắng duyên được triển lãm Ngọc Phật. Sau khi kết thúc chương trình triển lãm ở Việt Nam, Phật Ngọc này sẽ được thỉnh đến triển lãm ở các thành phố lớn của Úc Đại Lợi như Brisbane, Sydney, Perth, Adelaide và Melbourne, trước khi đến Đài Loan,Tân Tây Lan và Hoa Kỳ. Tại Việt Nam, tượng Phật Ngọc sẽ được trưng bày tại năm ngôi chùa lớn trong vòng 10 tuần lễ. Dự kiến sẽ có hơn 100,000 người đến chiêm bái và đảnh lễ pho tượng tôn quý này.

Lịch trình triển lãm tượng Phật Ngọc ở Việt Nam

-   Từ ngày 13/3 -15/3: Chùa Quán Thế Âm [Non Nước, Đà Nẵng] -   Từ ngày 21/3 - 26/3: Chùa Đại Tùng Lâm [Bà Rịa Vũng Tàu] -   Từ ngày 29/3 – 5/4: Chùa Phổ Quang [Quận Tân Bình, TP. HCM] -   Từ ngày 9/4 – 24/4: Chùa Hoằng Pháp [Hóc Môn, TP. HCM] -   Từ ngày 1/5 – 10/5: Chùa Vạn An [Châu Thành, Đồng Tháp] Theo sau Việt Nam, Phật Ngọc này sẽ được thỉnh đến triển lãm ở các thành phố chính của Úc Đại Lợi như Brisbane, Sydney, Perth, Adelaide và Melbourne, trước khi đến Đài Loan,Tân Tây Lan và Hoa Kỳ.

Tại Úc Châu lịch trình triển lãm như sau:

Tháng 6-7: Brisbane, địa điểm thông báo sau Tháng 8: Sydney, Thiền Viện Minh Quang Tháng 9: Perth, địa điểm thông báo sau Tháng 10: Adelaide : Chùa Pháp Hoa, Nam Úc Tháng 12: Melbourne, địa điểm thông báo sau Tháng 1 và tháng 2, 2010: Tu Viện Quảng Đức, Melbourne Tháng 12, 2010: Auckland, New Zealand, địa điểm thông báo sau Mục đích của việc triển lãm: Mục đích của việc triển lãm tượng Phật Ngọc & Xá lợi Phật là tạo cơ duyên cho nhiều người đến chiêm bái và đảnh lễ, không phân biệt tôn giáo, tất cả đều có thể tới tham dự miễn là chúng ta dành một chút thời gian để khi chiêm bái chúng ta có dịp thấy rõ hơn về giá trị của hòa bình, để cầu nguyện Phật Ngọc và Xá lợi Phật sẽ đem lại hòa bình cho thế giới, bình an cho các mối quan hệ, bình yên cho gia đình và bè bạn, bình an trong công sở, và sự thanh thản trong tâm hồn. Chúng tôi kỳ vọng rằng với niềm khát khao mãnh liệt ấy sẽ mang đến niềm hoan hỷ và khích lệ lớn lao cho những ai có cơ hội được chiêm ngưỡng tượng Phật Ngọc, đặc biệt trong thời điểm thế giới của chúng ta đang bị bao vây bởi những bóng đen của chiến tranh và thiên tai.

Đôi nét về người phát tâm tôn tạo pho tượng Ngọc Phật này

Bắt nguồn từ giấc mơ của Lạt Ma Zopa nhìn thấy mỏ Ngọc tại Canada, cùng với lời khuyến khích của Ngài, Đạo hữu Ian Green đã phát tâm tôn tạo pho tượng Ngọc Phật này. Đạo hữu Ian Green đã là một Phật tử hơn 35 năm. Bắt đầu từ khi ông du hành đến Ấn Độ khoảng đầu năm 1970. Tại đây ông đã xúc động bởi làm sao “Đời sống tâm linh đóng vai trò rất quan trọng trong nền văn hoá này. Điều đó cho tôi thấy rõ xã hội phương Tây quả là thiên về vật chất quá thay”. Cuối kỳ nghĩ ở Ấn Độ đó Ian đã thăm viếng thánh thành Ba La Nại nằm dọc theo sông Hằng và đến tận gần vườn Lộc Uyển. Ông vẫn còn nhớ mãi vẻ tĩnh lặng không cùng nơi này, trái ngược với cả những gì náo nhiệt, ồn ào của xứ Ấn độ mà ông cảm nhận đến lúc đó. Ian cũng nghiệm thấy tâm hoàn toàn an tịnh tại vườn Lộc Uyển – như thể là đã về đến mãi tận quê nhà. Ông cũng ngập tràn cảm xúc vì một công trình tạc khắc từ đá ở vườn Lộc Uyển mà theo ông “dường như có một năng lực khó tin tỏa ngời”.

 

Đạo Hữu Ian Green tại Chùa Bendigo

Đạo hữu Ian Green đã chiêm ngưỡng Đai Tháp ở vườn Lộc Uyển nơi được đánh dấu là Đức Phật giảng bài pháp đầu tiên sau Ngài chứng ngộ, cũng là một trong sáu thánh địa của Phật giáo. Sau khi viếng thăm vườn Lộc Uyển, ông mua một cuốn sách, đề tài Phật giáo là gì? để tìm hiểu những ý niệm của Phật giáo như nghiệp và tái sanh. Ông nói “Tôi có cảm tưởng tôi đã biết tất cả những điều này, dù rằng chưa từng thấy những lời viết này trước đó”. Ian bây giờ công nhận trong những đời trước mình đã có cơ duyên tiếp cận với Phật giáo…. Và dường như ông “không có chọn lựa nào khác mà hiển nhiên là một Phật tử”. Năm 1981, thân phụ của ông cúng dường 50 mẫu đất hoang sơ với trùng điệp cây rậm thấp cho Lạt Ma Yeshe để kiến lập một trung tâm Phật giáo. Lạt Ma Yeshe sau đó đã vẽ họa đồ chính cho vùng đất Bendigo này và từ đó Trung Tâm Atisha, Chùa Thubten Shredrup Ling cùng Pháp-Giới Từ-Bi Đại-Bảo-Tháp lớn mạnh hình thành một trung Tâm Phật giáo có tầm cở ở Úc Đại Lợi.

Bảo Tháp Đại Từ Bi đã trở thành công trình của cả cuộc đời Đạo hữu Ian Green. Bảo Tháp tại Bendigo khởi nguồn từ ý của Lạt Ma Yeshe, một Tăng sĩ Tây Tạng đã viên tịch và là một trong những Lạt Ma đầu tiên giảng dạy về đạo Phật cho người Tây phương. Đại-Bảo-Tháp hiện đang xây dựng tại nước Úc này sẽ có cùng kích thước và kiến trúc giống như Đại Tháp Gyantse ở Tây Tạng. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói về Pháp-Giới Từ-Bi Đại-Bảo-Tháp như sau: “Ngay ở thời điểm này, khi những di sản văn hóa Tây tạng đang dần bị tiêu diệt, kiểu mẫu Tháp theo phương cách Tây Tạng mang lại nhiều ý nghĩa cho đời sống tâm linh của Phật tử và cho văn hóa Phật giáo Tây Tạng. Hỗ trợ cho dự án cao quý này là pháp hạnh tốt để tạo thiện nghiệp.”

Đạo hữu Ian Green là Trưởng Ban Điều hành công trình Pháp-Giới Từ-Bi Đại-Bảo-Tháp kiêm Giám đốc Dự án Phật Ngọc Thạch. Ông cũng là Chủ tịch của Dalai Lama in Australia Ltd, một tổ chức chuyên về những chuyến pháp du của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Úc. Đạo hữu Ian và phu nhân là Judy thường hợp tác trong công việc phát triển Trung Tâm Atisha và Đại-Bảo-Tháp. Ngoài ra bà Judy còn là Quản lý Dự án Phật Ngọc Thạch.

Video liên quan

Chủ Đề