Phân tích tâm quan trọng của PR đối với doanh nghiệp

Quan hệ công chúng (PR) tại Việt Nam đang ngày càng trở nên phổ biến. Mặc dù bị hiểu nhầm và đánh đồng với quảng cáo nhưng không thể không phủ nhận vai trò của PR trong tạo dựng hình ảnh của các công ty, tổ chức. Rất nhiều giám đốc marketing và giám đốc thương hiệu ở Mỹ tin rằng PR giữ vai trò quan trọng hơn quảng cáo trong việc xây dựng hình ảnh và quảng bá thương hiệu.

Đối với những doanh nghiệp lớn thì bộ phận PR được thành lập riêng rẽ và có tiếng nói không hề nhỏ, nhưng đối với các doanh nghiệp nhỏ thì hoạt động này vẫn chưa được hiểu và tận dụng đúng mức công cụ quan trọng này. Những thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nắm được hiệu quả của PR cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Phân tích tâm quan trọng của PR đối với doanh nghiệp

Hiệu quả của PR trong mọi chiến dịch truyền thông là thu hút và thúc đẩy sự quan tâm từ phía khán giả, khiến họ chú ý tới thương hiệu và sản phẩm của bạn. Nó có thể dưới dạng tương tác trực tiếp với khán giả, quảng bá các đặc điểm nổi bật của thương hiệu, tạo dựng chiến dịch một cách thường xuyên,…Chiến lược PR được đánh giá cao, nó giống như chìa khóa để những chiến dịch thêm nổi bật và truyền cảm hứng cho khách hàng.

Richard Branson đã từng nói: “Một câu chuyện PR tốt có hiệu quả vô cùng cao so với quảng cáo của trang nhất.”

Một nghiên cứu của Nielson năm 2014 kết luận rằng PR có hiệu quả hơn quảng cáo tới 90%; 80% người ra quyết định kinh doanh thích học hỏi về các công ty qua các bài báothay vì quảng cáo, và 48% khán giả ngàn năm nói rằng truyền miệng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ qua các hình thức tiếp thị khác. Sự tin cậy cũng xuất phát từ việc sản phẩm của bạn có đủ “tầm” để xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh hay không cũng như nó có thể mang tới lợi ích, giá trị cho khách hàng hay không. PR thể hiện một cách rõ ràng, súc tích và minh bạch. Ngoài ra, 84% người tiêu dùng sẵn sàng trả tiền nhiều hơn cho một sản phẩm / dịch vụ từ một công ty mà họ tin là có trách nhiệm với xã hội.

Một nhóm PR thành công cần phải có sự khác biệt. Bằng sự sáng tạo và cách giải quyết vấn đề của thương hiệu, từ đó phản ánh nó thành một câu chuyện thu hút khán giả. Ví dụ như chiến dịch “The Internet of Everything” của Cisco bao gồm sự đổi mới và kết nối. Kế hoạch PR của họ đòi hỏi nội dung hấp dẫn, thông tin minh bạch, truyền tải qua các kênh truyền thông.

>>> Đọc thêm: Xử lý khủng hoảng truyền thông

Giá trị của PR có nguồn gốc từ chiến lược duy trì giao tiếp hai chiều tích cực cũng như sự hấp dẫn giữa thương hiệu và đối tượng của bạn – nỗ lực này cần có thời gian, nghiên cứu, lập kế hoạch và kỹ năng thực hiện tốt.

Khi phân bổ ngân sách PR, mọi thứ đều tùy thuộc vào loại chiến dịch mà bạn đang tìm kiếm để chạy và giá trị bắt nguồn từ đó. Mục tiêu, kênh lựa chọn và đối tượng của bạn cần được xác định rõ ràng cho kế hoạch thành công, đảm bảo phối hợp giữa nhiều cấp. Bạn cần xác định kế hoạch PR của bạn tập trung vào việc tăng lưu lượng truy cập hay sự quan tâm của công chúng mục tiêu hay xây dựng hình ảnh thương hiệu? Phương tiện truyền thông xã hội cho phép tiếp cận thương hiệu PR một cách đáng kể. Do đó cần sử dụng nó với khả năng tối đa. Lợi tức đầu tư (ROI) trong chiến dịch PR sẽ giúp xác định loại chi tiêu đô la bạn cần phải tính để đảm bảo phạm vi tiếp cận và tác động tối đa.

Một kế hoạch PR được nghiên cứu kỹ lưỡng giúp cho bạn dễ dàng đối phó với việc truyền thông khủng hoảng, nhanh chóng và chuyên nghiệp. Nếu tình huống khủng hoảng nảy sinh, thương hiệu cần phải được chuẩn bị trước một cách hợp lý và có thể xoa dịu khán giả và giới báo chí một cách hợp lí và kịp thời. Khủng hoảng không giải quyết triệt để và khéo léo sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đến danh tiếng thương hiệu. Hãy chú ý điều này!

PR thể hiện tính cách thương hiệu một cách rõ nét và ngôn từ được thể hiện một cách trau chuốt, tự nhiên nên sẽ dễ dàng cuốn hút khán giả vào câu chuyện thương hiệu của bạn. Câu chuyện đó thể hiện tính cách thương hiệu một cách tích cực, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, thể hiện mục đích của doanh nghiệp và khơi gợi niềm đam mê thương hiệu của khách hàng.

92% người tiêu dùng tin tưởng các câu chuyện truyền thông qua các quảng cáo truyền thống. Chiến lược PR được lên kế hoạch tốt, tương tác với khách hàng, giới truyền thông, các nhà sản xuất ngành công nghiệp then chốt và những người có ảnh hưởng, xây dựng mối quan hệ trung thành, hai chiều qua nhiều kênh khác nhau. Phương tiện truyền thông xã hội cho phép các nhãn hiệu nhắm trúng đối tượng mục tiêu ở mức cá nhân, bắt đầu những cuộc trò chuyện thật, có liên quan và hấp dẫn.

>>> Đọc thêm: Quan hệ công chúng là gì?

PR hiệu quả thúc đẩy các mục tiêu kinh doanh và như là một doanh nghiệp sắp tới, bạn nên có một đội ngũ chuyên gia PR xây dựng chiến lược marketing và truyền thông một cách bài bản và hiệu quả.

Admicro là đơn vị chuyên cung cấp các gói PR có định dạng hấp dẫn và thu hút trên các site báo điện tử uy tín nhất hiện nay như Kênh 14, Afamily, CafeF, Cafebiz, Dân trí,.. cùng hơn 250 trang thông tin khác có tầm ảnh hưởng lớn. Không chỉ có ưu điểm là traffic cao, các bài PR của Admicro còn thu hút độc giả bởi lối viết tự nhiên, chuyên nghiệp và ấn tượng. Admicro sở hữu đội ngũ copywriter, chuyên gia truyền thông có sự am hiểu sâu sắc về các lĩnh vực và khả năng bắt trend nhanh nhạy. Bên cạnh đó là đội ngũ nhân sự sản xuất từ viết bài, chụp hình, thiết kế, đồ họa, quay – dựng clip… chuyên nghiệp sẽ cho ra những sản phẩm PR “quảng cáo như không quảng cáo” giúp doanh nghiệp tăng doanh số và nhận diện thương hiệu.

Hà Nguyễn – MarketingAI

Theo Entrepreneur

Phân tích tâm quan trọng của PR đối với doanh nghiệp

Mọi người đã quen thuộc với khái niệm về Quan hệ công chúng. Nhưng không phải ai cũng nhận ra được vì sao doanh nghiệp cần PR. So với quảng cáo, public relations cải thiện được nhiều điểm còn hạn chế. Giúp thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Ngày càng nhiều thương hiệu lớn áp dụng hình thức PR để đến gần hơn với khách hàng. Bài viết này tại Thiên Tú sẽ giúp bạn hiểu được vì sao doanh nghiệp cần PR!

1. Thực trạng thị trường

Có một thực tế rằng chưa có doanh nghiệp nào nhận định đủ và đúng, được tầm quan trọng của public relations. Nên vẫn có xu hướng trọng dụng quảng cáo hơn. Trong các hình thức của marketing, thay vì chọn PR thì người ta vẫn sẵn sàng chi khoản lớn cho quảng cáo. Tuy nhiên, nếu hiểu được ngọn ngành tính chất và lợi ích đem lại cho việc kinh doanh. Sẽ giải đáp được thắc mắc vì sao doanh nghiệp cần PR.

Quan hệ công chúng thực sự có lợi, đặc biệt với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh PR còn có một số hình thức tiếp thị, truyền thông nâng cao thương hiệu khác. Điển hình như: telemarketing, email marketing, viết nội dung, nghiên cứu thị trường, chat,... Là những dịch vụ giá trị cao được cung cấp tại Thiên Tú , đảm bảo độ hài lòng khách hàng với chất lượng hàng đầu.

2. Phân tích các yếu tố vì sao doanh nghiệp cần PR

Phân tích tâm quan trọng của PR đối với doanh nghiệp

Ngày nay public relations có nhiều công cụ hữu ích giúp cho công ty đến gần hơn với thị trường nói chung, cũng như đối tượng mục tiêu nói riêng. Sau đây chúng ta sẽ đến với một số yếu tố để hiểu tại sao các doanh nghiệp cần làm PR.

2.1. Nhận thức về tầm quan trọng của PR

Phân tích tâm quan trọng của PR đối với doanh nghiệp

Nói một cách đơn giản, Quan hệ công chúng mang mục đích đến gần hơn với khách hàng, tạo sự thân thiện gần gũi. Tạo dựng độ nhận diện thương hiệu từ sự đón nhận một cách thoải mái của thị trường là tính chất của PR. Điều đó cần thực hiện và tiếp cận dần trong một khoảng thời gian. Cách khác, bản thân public relations tự tạo ra tầm ảnh hưởng. Và thu hút khách hàng tự nguyện đến với công ty. Đó là yếu tố cần nhận ra vì sao doanh nghiệp cần PR.

Không giống như PR, quảng cáo đâu đó có sự khá áp đặt lên đối tượng mục tiêu. Nguyên nhân có thể là vì áp ực từ doanh số và giới hạn về thời gian. Mục đích của quảng là bằng mọi cách mời gọi mọi người mua sản phẩm. Cũng có tạo độ nhận biết thương hiệu. Nhưng cũng để phục vụ việc bán hàng đi nhanh và nhiều. Vì thế sức mạnh của quảng cáo đến từ sự không ngừng thuyết phục công chúng, chứ không tự hình thành như PR.

2.2. Quan hệ công chúng đã mang niền tin đến cho khách hàng như thế nào?

Không phải tự nhiên mà các hình thức PR được lòng khách hàng và đối tác trên thị trường. Cùng phân tích một số yếu tố giúp Quan hệ công chúng đem sự uy tín đến trong đấu trường kinh doanh và khách hàng tiềm năng. Điển hình nhất là trong cách thức truyền tải thông điệp.

2.2.1. Truyền tải thông điệp nhiều hơn là trên hình ảnh

Phân tích tâm quan trọng của PR đối với doanh nghiệp

Nếu như quảng cáo liên tục tung hình ảnh để tiếp cận thị trường, thì public relations chọn ngôn từ là hình thức truyền tải thông điệp. Khách hàng có lẽ đã chán với việc chỉ xem qua hình ảnh từ quảng cáo. Họ cho rằng vì là hình ảnh nên muốn phóng đại thế nào cũng được. Chất lượng và độ tin cậy từ quảng cáo hiệu quả không cao.

Ngược lại, Quan hệ công chúng không trực tiếp truyền tải hình ảnh của mình. Mà doanh nghiệp dựa vào sức lan tỏa của ngôn từ, tạo dựng lòng tin từ trong chính khách hàng. Thay vì đứng ra tuyên truyền, PR sẽ nhắm vào tâm lý khách hàng và triển khai chiến lược. Hiệu quả sau đó sẽ nhờ vào độ truyền tai nhau từ đối tượng mục tiêu. Khi nhận được đề xuất tốt từ công chúng tự chia sẻ với nhau, uy tín và độ ảnh hưởng của thương hiệu sẽ tự tăng trưởng.

2.2.2. Cải thiện cách truyền tải từ quảng cáo để tăng tính thuyết phục

Phân tích tâm quan trọng của PR đối với doanh nghiệp

Lí do tiếp theo vì sao doanh nghiệp cần PR, là vì chú trọng tạo thiện cảm với thị trường hơn là chỉ giới hạn ở nhận biết sản phẩm. Trong khi quảng cáo tập trung truyền tải thông tin về mặt hàng. Quảng cáo sẽ đưa ra lí do mà công chúng nên chọn mua sản phẩm. Còn Quan hệ công chúng sẽ đánh vào tâm lý, tiếp cận khách hàng từng chút một.

Lan tỏa nhận biết của cả thương hiệu là mục đích cuối cùng của public relations. Nội dung thông tin về sản phẩm và công ty, được chuyên gia phân tích và đăng trên các bài báo PR. Vì thế có tính xác thực hơn, tạo dựng được lòng tin trong công chúng và đối tác.

2.3. Vì sao doanh nghiệp cần PR để có tầm ảnh hưởng lâu dài?

Phân tích tâm quan trọng của PR đối với doanh nghiệp

 

Đối với quảng cáo, nội dung truyền tải chỉ tồn tại trong thời gian ngắn và dễ bị lãng quên sau đó. Nhưng đối với PR, một khi nội dung của bạn để lại ấn tượng, công chúng sẽ mãi về sau dù sự việc đó còn tồn tại hay không.

Nhiều bài viết PR đã tạo danh xưng gắn liền với các nhân vật trong thời gian dài. Nội dung PR được truyền tải lặp lại nhiều lần, qua nhiều công cụ và kênh thông tin khác nhau, nên tồn tại lâu hơn. Tầm ảnh hưởng của PR vì thế cũng lan tỏa rộng rãi hơn. Doanh nghiệp cần có hình thức PR để duy trì sức ảnh hưởng trên thị trường.

2.4. Cách quan hệ công chúng tác động đến xã hội

Phân tích tâm quan trọng của PR đối với doanh nghiệp

Lí do quan trọng vì sao doanh nghiệp cần PR , là cách chiến dịch quan hệ công chúng tác động đến cộng đồng. Các hoạt động xã hội đem lại sự chia sẻ, giá trị ý nghĩa cho nhiều người. Là một phần trong kế hoạch public relations được thị trường đón nhận nhiệt tình. Khi doanh nghiệp thực hiện các hoạt động này. Chắc chắn sẽ để lại ấn tượng tốt cho hình ảnh thương hiệu.

Không gì hiệu quả hơn tương tác trực tiếp với các đối tượng, để họ là một phần tham gia vào chiến dịch. Một số chiến dịch PR hiệu quả được cộng đồng đón nhận từ các thương hiệu lớn. Tiêu biểu như: “P/S bảo vệ nụ cười” từ Unilever, “Đèn đom đóm” từ Cô Gái Hà Lan, các chương trình giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn,... Mang tính chất sẻ chia, lan tỏa giá trị tốt đẹp trên khắp đất nước.

2.5. Tiết kiệm chi phí PR hơn so với quảng cáo

Phân tích tâm quan trọng của PR đối với doanh nghiệp

Tin được không, chi phí bỏ ra cho chiến dịch PR chỉ bằng 1 phần 10 so với chi phí làm quảng cáo! Nguyên nhân là làm các hoạt động Quan hệ công chúng sẽ mất ít tiền hơn. Còn làm quảng cáo bạn phải trả cho các kênh thông tin khoản tiền khủng để có thể xuất hiện. Chưa kể đến chi phí thiết kế ra nội dung quảng cáo và sản xuất.

Hơn thế nữa, hiệu quả của triển khai public relations cao hơn hẳng quảng cáo. Như đã đề cập, trong quảng cáo bạn sẽ phải ra sức thuyết phục người khác chọn sản phẩm của mình. Đối với Quan hệ công chúng, thị trường sẽ tự lan tỏa về thương hiệu của bạn cho nhau biết. Nếu đạt chất lượng làm họ hài lòng. Điều này phù hợp với thị trường Việt Nam. Giờ thì bạn đã hiểu vì sao doanh nghiệp cần PR rồi chứ?

3. Tổng kết tại sao doanh nghiệp cần làm PR

Qua bài viết này, Thiên Tú hi vọng đem đến cho bạn lời giải đáp thỏa đáng cho thắc mắc vì sao doanh nghiệp cần PR. Bạn đã có thể nhìn vào các lợi ích đem lại mà xây dựng chiến lược Quan hệ công chúng phù hợp công ty mình. Thiết lập, triển khai và quản lý chiến lược PR chặt chẽ, hiệu quả. Lợi ích đem về cho doanh nghiệp là không ít. Vừa được lòng thị trường, khách hàng và đối tác, hình ảnh thương hiệu duy trì bền vững. Tiết kiệm chi phí nhưng vẫn giúp ích cho cộng đồng.

Có thể bạn muốn tham khảo thêm về Branding - Thương hiệu: Thương hiệu là gì? Xây dựng Branding nhờ vào marketing như thế nào?

Post View: 5719