Phân tích những yếu tố tác động đến văn hóa năm 2024

Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, trong đó, dân tộc Kinh chiếm đại đa số, còn 53 dân tộc chiếm 13% tổng dân số cả nước. Các dân tộc thiểu số sống đan xen tại các tỉnh miền núi, trải đều khắp các vùng miền. Các yếu tố văn hóa đặc sắc của từng dân tộc, từng vùng kết hợp lại với nhau tạo nên bản sắc dân tộc Việt Nam thống nhất trong đa dạng. Tuy nhiên, trong thời kỳ đổi mới ở nước ta, những biến đổi to lớn trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường, mở cửa, giao lưu và hội nhập quốc tế… đã có những tác động sâu sắc, toàn diện đến đời sống văn hóa của từng tộc người, hình thành bức tranh sinh động và phức tạp. Những biến đổi này thể hiện trên cả hai mặt tích cực và tiêu cực, thậm chí đã có những biểu hiện rất rõ của chiều hướng mất dần truyền thống. Để lý giải điều đó, trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích các yếu tố tác động đến biến đổi văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Gia đình Việt Nam cuối thập kỷ thứ nhất, đầu thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI đã và đang vận hành và chịu tác động đa chiều bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan; đã và đạng tạo nên những vấn đề rất cần được quan tâm trong cái nhìn phát triển bền vững. Dù trong hoàn cảnh kinh tế – xã hội, văn hóa…nào đi chăng nữa thì Gia đình vẫn là môi trường quan trọng để hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người – chủ thể văn hóa, đồng thời gia đình cũng là một trong những nền tảng quan trọng để góp phần xây dựng thành công một xã hội phát triển bền vững.

Gia đình tiếp cận trong tham luận này được quan sát từ góc độ Thiết chế xã hội và Tế bào văn hóa của xã hội trong sự vận động và chịu tác động của những yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội…mới với một vài chia sẻ để cùng suy ngẫm. Tuy nhiên đây là vấn đề lớn cần sự chung tay của nhiều người, trong những khoàng thời gian cần thiết.

1. Những tác động đến cấu trúc gia đình Việt Nam truyền thống

Cấu trúc gia đình truyền thống trong bối cảnh kinh tế thị trường, đô thị hóa, công nghiệp hóa đã và đang chịu nhiều tác động về cấu trúc trên các phương diện cơ bản sau:

  1. Sự suy giảm ngày càng gia tăng của gia đình nhiều thế hệ

Đây là hiện tương không mới nhưng trong bối cảnh hiện nay, xu hướng của các cặp vợ chồng trẻ là muốn sống độc lập ở khu vực nông thôn và thành thị; không chỉ ở đồng bằng mà cả vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số.

Ở khu vực nông thôn, khi kinh tế công nghiệp, nhà máy thu hút nhiều lao động, việc làm, đồng lương so với lao động nông nghiệp cao hơn thì nhiều lao động trẻ không tha thiết với đồng ruộng…muốn ở riêng để tự lập về cuộc sống gia đình. Chỉ một bộ phận không lớn do hoàn cảnh khó khăn vẫn ở chung với bố mẹ và nhờ cậy trông nom con cái còn nhỏ và chăm sóc ruộng vườn…

Ở đô thị, mặc dù còn không ít khó khăn về nhà ở nhưng những cặp vợ chồng trẻ, nhất là có thu nhập tương đối cao, dù là con một những vẫn không muốn ở cùng bố mẹ đẻ. Vấn đề ở đây không phải vì lý do kinh tế, mà là sự nhận thức của các chủ nhân các gia đình trẻ về văn hóa, giá trị và ý nghĩa của gia đình…

Cả hai trường hợp trên diễn ra cho thấy sự ảnh hưởng tác động hữu hình và vô hình của các yếu tố chủ quan và khách quan đến cấu trúc gia đình. Tình hình đó cho thấy không chỉ biến đổi về mô hình gia đình mà còn là những mối quan hệ, ứng xử giữa các thành viên trong gia đình. So với gia đình truyền thống số thời gian giữa các thành viên dành cho nhau ngày một ít đi, sự giao tiếp giữa bố mẹ – con cái, ông bà – cháu chắt và các thành viên trực hệ khác ngày càng ít dần. sự chia sẻ thông tin trong đới sống làm ăn, tâm lý, tình cảm, giao tiếp không còn như trước…Điều đó là một trong những nguyên nhân cơ bản từ bên trong tạo nên sự “rạn nứt”, sự yếu kém ngày một gia tăng trong cấu trúc gia đình, thậm chỉ cả gia đình hạt nhân của các cặp vợ chồng trẻ.

  1. Xu hướng thiếu bền chặt trong cấu trú, thiết chế gia đình ngày một gia tăng

Trong xã hội truyền thống mô hình “ngũ đại, tứ đại đồng đường” vùng người Kinh và nhiều thế hệ làm chung, sống chung vùng đồng bào dân tộc thiểu là không hiếm gặp. Điều kiện vật chất không được như hiện nay, nhưng mô hình đó cho thấy những giá trị cao về nhân văn, về văn hóa ứng xử, trách nhiệm giữa các thành viên có cùng quan hệ dòng máu và quan hệ hôn nhân. Ngày nay nhìn lại chúng ta thấy cái nổi trội là giá trị sống, giá trị nhân văn… của gia đình vượt lên trên những khó khăn về điều kiện kinh tế, vật chất.

Trong xã hội hiện đại, kinh tế gia đình có thể nói khá cao so với trước nhưng sự thiếu bền chặt trong cấu trúc gia đình ngày một gia tăng. Tỷ lệ ly hôn của các cặp vợ chồng trẻ có điều kiện kinh tế (lương cao, nhà chung cư, đi làm bằng xe hơi, có người giúp việc, trông nom con cái…) . Sự mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế tỷ lệ nghịch với sự phát triển về văn hóa và các giá trị đao đức xã hội trong đó có gia đình là một thực tại.

  1. Sự chuyển đối vị thể của các thành viên trong ga đình

Trong cấu trúc gia đình Việt Nam hiện nay vị thế của các thành viên có sự chuyển đổi so với trước. Đó là vị thế của người Vợ hoặc Chồng, Bố mẹ và Con cái…Tuy từng gia đình cụ thể mà mà vị thể các thành viên diễn ra khác nhau, khác xa so với xã hội truyền thống với vị thế gần như tuyệt đối của nam giới. Ai là người làm chủ có vị thế chi phối các hoạt động gia đình ? Ai là người ra quyết định triển khai các công việc và chi tiêu tài chính trong gia đình ?…Đâylà những vấn đề cụ thể nhưng có ý nghĩa đối với sự phát triển gia đình và sự phát triển bền vững của địa phương, quốc gia.

  1. Sự phân hóa mô hình gia đình

Xã hội xuất hiện những “loại gia đình mới” nhưng chưa được nghiên cứu, tổng kết, đánh giá, đó là phân loại mức sống gia đình. Trong bối cảnh kinh tế thị trường xuất hiện những “gia đình đại gia” làm ăn chân chính và những “gia đình đại gia” làm ăn bất chính; những “gia đình quan chức” có mức sống cao với những “đồng tiền sạch” và “gia đinh quan chức” có điều kiện vật chất “sung túc bất thường” với những “đồng tiền không sạch”; xuất hiện không ít gia đình nghèo, cận nghèo và gia đình mức sống trung bình.

Bên trong của các loại mô hình gia đình trên là hệ thống của sự mâu thuẫn giữa sự giàu có và những giá trị văn hóa, giá trị sống, giá trị nhân văn. Không có nghĩa nhà giàu, “đại gia” là thuộc loai gia đình được xếp loại “có văn hóa” ở cơ sở và ngược lại. Bên trong các loại mô hình gia đình trên, nhất là những”đại gia bất chính” về kinh doanh và về quan chức vừa biều lộ, vừa ẩn tàng những mầm họa của dẫn đến sự hủy hoại của các giá trị sống, giá trị văn hóa gia đình và giá trị xã hội .

2. Những tác động đến Văn hóa gia đình Việt Nam

Trong đề dẫn Hội thảo quốc tế về “Gia đình Việt Nam trong quá trình công nghiêp hóa, hiện đại hóa và hội nhập từ cách tiếp cận so sánh” (2013), GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng đã đề cập đến một số vấn đề nghiên cứu đặt ra:

(1) Liệu có phải những gì đang diễn ra đối với gia đình ở các nước phát triển sẽ là hình ảnh tương lai của gia đình Việt Nam nhìn từ góc độ lý thuyết hiện đại hóa về gia đình ?

(2) Biến đổi gia đình Việt Nam từ truyền thống sang hiện đại có những đặc thù gì so với các nước ?

(3) Liệu quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế có làm mất đi những giá trị bản sắc của gia đình Việt Nam ?

(4) Đâu là những giái pháp hiệu quả nhằm xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ và hạnh phúc trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ?…1

Tôi đồng tình với những cách đặt vấn đề về cái nhìn giá trị truyền thống của văn hóa gia đình Việt Nam và biến đổi, cái nhìn so sánh để chúng ta ý thức sâu sắc về Văn hóa gia đình Việt Nam hiện nay. Những vấn đề trên là cần thiết khi nghiên cứu gia đình Việt Nam, đó cũng là cách quan sát văn hóa gia đình trong sự tác động đa chiều, hữu hình và vô hình đến các giá trị văn hóa của nó.

Văn hóa gia đình là văn hóa của tế bào xã hội hay xã hội vi mô. Tiếp cận văn hóa gia đình có nhiều góc nhìn khác nhau. Ở đây chúng ta quan sát tên một vài khía cạnh chịu tác động như sau:

  1. Tác động của tình hình kinh tế-xã hội, toàn cầu hóa đến hệ giá trị văn hóa gia đình

Đây là sự tác động toàn diện do điều kiện kinh tế-xã hội mới, hiện đại, lối sống mới du nhập từ bên ngoài vào văn hóa gia đình, làm biến đổi nhận thưc, nếp sống, hành vi trong các mối quan hệ, trong hoạt động giao tiếp, ứng xử giữa các thành viên trong gia đình, giữa các gia đình, gia đình và dòng họ.

Các yếu tố kinh tế – xã hội trong xu thế toàn cầu hóa, bùng nổ của công nghệ thông tin và truyền thông…đang từng ngày từng giới tá động đến lối sống gia đình, quan hệ ứng xử giữa các thế hệ, các thành viên trong gia đình…với những xu hướng tích cực song đáng báo động hơn là những xu hướng tiêu cực với những hệ lụy khó lường, làm bào mòn đi các giá thị văn hóa gia đình. Thuần phong mỹ tục được hình thành hàng ngàn năm.

  1. Tác động toàn cầu hóa về kinh tế, văn hóa đến quan niệm giá trị, đạo đức gia đình

Đây là vấn đề có nhiều hệ lụy đến thuần phong, mỹ tục giá trị văn hóa gia đình truyền thống Việt Nam dược tạo dựng trong quá trình lịch sử, văn hiến hàng ngàn năm. Nhiều giá trị gia đình “lệch chuẩn” trong hệ giá trị truyền thống như: “Trọng xỉ” (trọng lão), “Uống nước nhớ nguồn”, “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”, “Anh em như thủ túc” (anh em như tay chân), “chị ngã em nâng”…Ngày nay có đủ các điều kiện kinh tế, vật chất để thực hiện các nguyên tắc ứng xử nhân văn đó, nhưng vì luồng gió dộc “vô cảm” nên không dễ thực hiện, dễ được chứng kiến.

  1. Sự biến đổi của các giá trị ứng xử văn hóa trong gia đình trong sự tác động của kinh tế thị trường, lối sống công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trong bối cảnh trên, mối quan hệ giữa các thành viên, các thế hệ trong gia đình ngày một lỏng lẻo, thiếu gắn kết. Quan hệ giữa Bố mẹ – Con cái, Ông bà – Con cháu, Anh (chị) – Em; Vợ – Chồng…không còn đằm thắm mặn nồng như trong xã hội nông nghiệp, văn minh làng xã trước đây. Các thành viên trong gia đình ít có thời gian dành cho nhau hơn, nếu có thì lối ứng xử giao tiếp cũng còn vấn đề phải bàn luận.

Lối sống thiếu trách nhiệm, ít tình thương của các thành viên gia đình với nhau không phai khó tìm. Lối sống vô cảm ngoài xã hội cũng đã len lỏi vào không ít gia đình. Một bộ phận con người trong gia đình có thiên hướng ích kỷ trong lối sống, nếp sống; thiếu quan tâm đến bố mẹ, ông bà, anh chị em, người thân…họ lo kiếm tiền, mua sắm cho bản thân, đi du lịch…mà không cần biết người thân xung quanh mình đang sống như thế nào, cần cái gì, mong muốn cái gì.

Tóm lại, gia đình, văn hóa gia đình hiện nay đã và đang chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan theo hai xu hướng tích cực và tiêu cực. Trong sự nghiệp xây dựng gia đình văn hóa mới và quản lý nhà nước về công tác gia đình, có thể xem đây là vấn đề chính diện để tiệm cận tìm ra các nội dung, giải pháp sát hợp với tình hình thực tiễn nhằm mang lại nhừng hiệu quả, góp phần vào sự phát triển bền vững trong xây dựng văn hóa gia đình và văn hóa Việt Nam tròn bối cảnh tình hình hiện nay.

Trong giai đoạn vừa qua cũng như sắp tới, vấn đề công tác gia đình trên bình diện “quản lý” cũng như “chiến lược phát triển” đã được Đảng, Nhà nước quan tâm tạo các cơ sở pháp lý, định hướng nội dung hoạt động. Song câu hỏi đặt ra là: Vì sao hiệu quả, sự lan tỏa các giá trị văn hóa gia đình mang bản sắc Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa chưa đạt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Trên bình diện khoa học, lý luận và thực tiễn có thể nhận thấy đây là vấn đề cần được sự quan tâm, đầu tư có tính dài hơi mang tính quốc gia về nguồn lực đi đôi với vấn đề nhận thức vị thế vai trò của công tác gia đình trong mối quan hệ với phát triển sự nghiệp kinh tế – xã hội, văn hóa, hợp tác toàn cầu hóa hiện nay.

Nói các yếu tố tác động đến gia đình và văn hóa gia đình thực chất là nói đến mối quan hệ sự biến đổi và đi tím giải pháp hữu hiệu cho phát triển gia đình Việt Nam giàu bản sắc trong bối cảnh kinh tế thị trường, toàn cầu hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay./.