Phân tích nguyên tắc làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu

Lao động sản xuất ra của cải vật chất là cơ sở đời sống của bất kỳ một xã hội nào.

Hiến pháp nước ta tuyên bố “Lao động là quyền, nghĩa vụ của công dân” (Điều 55)

Trong xã hội  xã hội chủ nghĩa lao động là nguồn sống duy nhất của mỗi thành viên trong xã hội. Chủ nghĩa xã hội đề cao lao động, coi lao động là phương thức quan trọng nhất thể hiện sáng tạo của cá nhân, coi lao động ích lợi xã hội và kết quả của nó quyết định địa vị của cá nhân trong xã hội; đồng thời tuyên bố giải phóng lao động khỏi bị bóc lột.

Lao động trong xã hội xã hội chủ nghĩa cơ bản là lao động xã hội trực tiếp. Điều này bắt nguồn từ việc coi thành phần kinh tế quốc doanh, nơi có mức độ xã hội tư liệu sản xuất cao nhất, là thành phần đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Kinh tế tập thể được khuyến khích phát triển cũng góp phần vào quá trình xã hội hóa lao động. Với chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần như hiện nay, trong đó có sự thừa nhận sự tồn tại các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể thì chế độ lao động nước ta có cũng có những đổi mới. Nhà nước cho phép và khuyến khích công dân tiến hành các hoạt động lao động cá thể, tư nhân trong các lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ.

+ Chế độ phân phối chiếm vị trí quan trọng trong chế độ kinh tế. Những quan hệ về phân phối sản phẩm lao động làm ra, hình thành gồm quá trình sản xuất, song lại do chính sản xuất quyết định. Phương thức tham gia vào sản xuất xã hội quyết định phương thức tham gia vào phân phối sản phẩm làm ra.

Nguyên tắc phân phối của chủ nghĩa xã hội là “Làm theo năng lực, hưởng theo lao động”. Thực hiện nguyên tắc này thúc đẩy sự quan tâm của người lao động  vào việc tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất. Cần bảo đảm công bằng trong phân phối song cũng hết sức tránh sự cân bằng.

Trong điều kiện kinh tế nhiều thành phần hiện nay còn phải chấp nhận ở một mức độ nào đó sự bóc lột, phân hóa giàu nghèo. Song cần có chính sách thích hợp để thu hút sự đóng góp của các thành phần kinh tế vào việc giải quyết các vấn đề xã hội.            

+ Giữa sản xuất và tiêu dùng sản phẩm làm ra có mối quan hệ chặt chẽ, qua lại với nhau. Sự thay đổi phương thức sản xuất làm thay đổi hình thức tiêu dùng. Nếu như trong các phương thức sản xuất dựa trên nền tư hữu tiêu dùng không phải là mục đích trực tiếp của sản xuất (mà mục đích là lợi nhuận) thì trong nền sản xuất xã hội chủ nghĩa dựa trên nền công hữu, mục đích của sản xuất đã hoàn toàn thay đổi. Đó là sản xuất phục vụ chính người lao động, đáp ứng mọi nhu cầu vật chất và văn hóa của họ. Chính vì vậy mà Hiến pháp có quy định tại Điều 16 “ Mục đích chính sách kinh tế của Nhà nước là làm cho dân giàu, nước mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân trên cơ sở giải phóng mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế …”

Trong giai đoạn hiện nay, với sự thừa nhận nền kinh tế hành hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường thì cần thiết phải tôn trọng nguyên tắc lợi nhuận. Sản xuất phục vụ tiêu dùng nhưng phải bảo đảm có lãi, tránh sự thua lỗ kéo dài. Đối với một số ngành nghề, một số doanh nghiệp công ích thiết yếu thì Nhà nước có thể tiếp tực hỗ trợ, bù lỗ để duy trì hoạt động phục vụ công cộng nhằm ổn định sinh hoạt xã hội nhung không thể bao cấp toàn bộ như trước kia.

Ví dụ: Cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động không hiệu quả trong tình hình hiện nay.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • lam the san pham huing theo lao dong
  • ,

    A. Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu

    B. Làm theo năng lực hưởng theo lao động

    C. Phân phối bình quân

    D. Phân phối theo vốn và tài sản đóng góp

    Đáp án đúng B.

    Theo giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc phân phối chủ yếu trong chủ nghĩa xã hội là Làm theo năng lực hưởng theo lao động.

    Lý giải việc chọn đáp án B là do:

    Phân phối theo lao động là phân phối trong các đơn vị kinh tế dựa trên cơ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất (kinh tế nhà nước) hoặc các hợp tác xã cổ phần mà phần góp vốn của các thành viên bằng nhau ( kinh tế hợp tác). Các thành phần kinh tế này đều dựa trên chế độ khác nhau. Người lao động làm chủ những tư liệu sản xuất ,nên tất yếu cũng làm chủ phân phối thu nhập.Vì vậy,phân phối phải vì lợi ích của người lao động.

    Phân phối theo lao động là hình thức phân phối thu nhập căn cứ vào số lượng và chất lượng lao động của từng người đã đóng góp cho xã hội. Theo quy luật này, người làm nhiều hưởng nhiều, người làm ít hưởng ít, có sức lao động mà không làm thì không hưởng; lao động có kỹ thuật cao, lao động ở những ngành nghề độc hại trong những điều kiện khó khăn đều được hưởng phần thu nhập thích đáng.

    Căn cứ cụ thể để phân phối theo lao động là:

    – Số lượng lao động được đo bằng thời gian lao động hoặc số lượng của sản phẩm làm ra.

    – Trình độ thành thạo lao động và chất lượng thành phẩm làm ra

    – Điều kiện và môi trường lao động:

    + Lao động nặng nhọc

    + Lao động trong hầm mỏ

    + Lao động ở những vùng có nhiều khó khăn,x a xôi hẻo lánh như miền núi ,hải đảo ,…

    _ Tính chất của lao động

    _ Các ngành nghề được khuyến khích

    Phân phối theo lao động được thực hiện qua những hình thức cụ thể như:

    _ Tiền công trong các đơn vị sản xuất_ Kinh doanh

    _ Tiền thưởng

    _ Tiền phụ cấp

    _ Tiền lương trong các cơ quan hành chính sự nghiệp

    Các hình thức phân phối khác:

    Ở nước ta đang tồn tại nhiều thành phần kinh tế với sự đa dạng các hình thức sở hữu và các hình thức tổ chức sản xuất- kinh doanh. Do đó , ngoài hình thức phân phối theo lao động, trong thời kỳ quá độ còn tồn tại các hình thức phân phối thu nhập khác.Đó là:

    _ Trong các đơn vị kinh tế tập thể bậc thấp có sự kết hợp phân phối theo vốn và phân phối theo lao động.

    _ Trong thành phần kinh tế cá thể ,tiểu chủ thì thu nhập phụ thuộc vào sở hữu tư liệu sản xuất, vốn đầu tư sản xuất và tài năng sản xuất, kinh doanh của chính những người lao động

    _ Trong kinh tế tư bản tư nhân và tư bản nhà nước, việc phân phối ở đây dựa trên cơ sở sở hữu vốn cổ phần, sở hữu sức lao động, sở hữu tư bản…

    "Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu" là một khẩu hiệu được phổ biến bởi Karl Marx trong văn kiện Phê phán Cương lĩnh Gotha năm 1875 của ông.[1] Đây là nguyên tắc cho phép sự phân phối tự do về hàng hóa, của cải và dịch vụ.[2] Theo quan điểm chủ nghĩa Marx, sự sắp xếp như vậy có thể đạt được nhờ nguồn sản phẩm và dịch vụ dồi dào mà một xã hội cộng sản có thể sản xuất được; theo ý tưởng này thì với sự phát triển toàn diện của nền sản xuất xã hội và lực lượng sản xuất tự do, mọi nhu cầu của tất cả mọi người sẽ đều được đáp ứng.

    Câu trả lời đúng nhất: "Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu" là mộtkhẩu hiệuđược phổ biến bởiKarl Marxtrong văn kiệnPhê phán Cương lĩnh Gothanăm 1875 của ông. Đây là nguyên tắc cho phép sự phân phối tự do về hàng hóa, của cải và dịch vụ. Theo quan điểm chủ nghĩa Marx, sự sắp xếp như vậy có thể đạt được nhờ nguồn sản phẩm và dịch vụ dồi dào mà mộtxã hội cộng sảncó thể sản xuất được; theo ý tưởng này thì với sự phát triển toàn diện củanền sản xuất xã hộivàlực lượng sản xuấttự do, mọi nhu cầu của tất cả mọi người sẽ đều được đáp ứng.

    Cùng Top lời giải tìm hiểu về khẩu hiệuđược phổ biến bởiKarl Marxtrong văn kiệnPhê phán Cương lĩnh Gothanăm 1875 của ông qua bài viết dưới đây

    1. Tiểu sử về Karl Marx

    Sinh ngày 5/5/1818, trong một gia đình trung lưu ở thành phố Rhineland, Trier, Đức, ở tuổi 17, Marx tiếp thu nền giáo dục cổ điển và ông học tập một năm tại Khoa Luật thuộc Đại học Bonn. Năm 18 tuổi ông và bà Jenny von Westphalen (1814 - 1881) đính hôn. Ông bắt đầu chịu ảnh hưởng bởi triết lý của G.W.F Hegel mà sau đó chi phối phong trào Chủ nghĩa duy tâm Đức.

    Sau khi hoàn thành luận án tiến sỹ, ông chuyển sang báo chí và bắt đầu cộng tác với tờ Rheinische Zeitung. Karl Marx nhanh chóng trở thành chủ bút, nhưng sau đó bị các nhà chức trách cho đóng cửa tờ báo vào tháng 5/1843 và chuyển về lại Paris.

    Khi ở Paris ông đã phát triển hiệp hội lâu dài với Friedrich Engels, đặt ra những suy luận về chủ nghĩa cộng sản mà ngày nay được biết đến cái được gọi là “Các bản thảo ở Paris.” Sau khi bị trục xuất khỏi Pháp, ông chuyển đến Brussels và ghi chép lại những tư tưởng triết học phát triển trong “Luận cương về Feuerbach.”

    Vào năm 1846, Karl Marx đã cùng Friedrich Engels viết “Hệ tư tưởng Đức.” Đây là văn bản đặt nền móng cho “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản.” Quay lại Pháp, ông bắt đầu làm việc cho một loạt các tờ rơi về đấu tranh giai cấp ở Pháp và trong thời điểm này. Năm 1848, ông cùng Friedrich Engels xuất bản “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản.”

    Sau khi chuyển đến London năm 1849, Karl Marx đã cống hiến nhiều năm nỗ lực cho tác phẩm chính là Tư bản - một tác phẩm về kinh tế chính trị quan trọng của Karl Marx được viết bằng tiếng Đức. Cuốn sách là sự phân tích về chủ nghĩa tư bản, về phương thức sản xuất và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa.

    >>> Xem thêm: Quan điểm của triết học Mác - Lênin về bản chấtcon ngườivà giải phóng con người?

    2. Phê phán cương lĩnh Gotha

    Phê phán cương lĩnh Gothalà văn kiện của nhà tư tưởng người ĐứcKarl Marxchỉ trích dự thảocương lĩnh Gotha. Tác phẩm này được viết vào năm 1875, gởi cho Wilhelm Bracke trước đại hội hợp nhất Gotha, nhờ ông chuyển cho Geib, Auer, Bebel và Liebknecht và đượcFriedrich Engelscông bố 1891 sau khi ông chết. Với chỉ trích này, Marx đề cập đến những vấn đề về nhà nướcchuyên chính vô sản, về thời kỳ quá độ từchủ nghĩa tư bảnlênchủ nghĩa xã hội, những giai đoạn trong quá trình xây dựngchủ nghĩa cộng sản. Những điều này đều nhắc đến như là cơ sở cho lý luận cách mạng củagiai cấp vô sảntrong các hoạt động hướng đến tương lai.

    Trong bản thảo này, Mác đã trình bày thái độ của mình đối với đường lốiFerdinand Lassalleđã đi theo, đối với cả những nguyên lý kinh tế lẫn sách lược của Lassalle.

    3. Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu là gì?

    "Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu" là mộtkhẩu hiệuđược phổ biến bởiKarl Marxtrong văn kiệnPhê phán Cương lĩnh Gothanăm 1875 của ông. Đây là nguyên tắc cho phép sự phân phối tự do về hàng hóa, của cải và dịch vụ. Theo quan điểm chủ nghĩa Marx, sự sắp xếp như vậy có thể đạt được nhờ nguồn sản phẩm và dịch vụ dồi dào mà mộtxã hội cộng sảncó thể sản xuất được; theo ý tưởng này thì với sự phát triển toàn diện củanền sản xuất xã hộivàlực lượng sản xuấttự do, mọi nhu cầu của tất cả mọi người sẽ đều được đáp ứng.

    >>> Xem thêm: Triết học có vai trò nào dưới đây đối với hoạt động nhận thức

    4. Tranh luận

    Marx đã vạch ra những điều kiện cụ thể cho phép ý tưởng này được có thể áp dụngmột xã hội nơi công nghệ và sự tổ chức xã hội về căn bản đã loại bỏ nhu cầu về lao động chân tay trong sản xuất, nơi mà "lao động trở thành không những một phương tiện để sinh sống mà bản thân nó còn là một nhu cầu bậc nhất của sự sống". Marx giải thích ý tưởng của ông rằng, trong một xã hội như vậy, mỗi người sẽ được thúc đẩy làm việc vì lợi ích của xã hội mặc dù thiếu vắng một cơ chế xã hộithu húthọ làm việc, vì công việc đã trở thành một hoạt động sáng tạo và thỏa mãn con người. Marx tạo ra phần đầu của khẩu hiệu, "làm theo năng lực" để cho thấy mỗi người không chỉ đơn thuần phải làm việc hết sức, mà mỗi người cũng nên phát triển hết những khả năng của mình.

    Cho rằng mình còn đang ở "giai đoạn thấp hơn của chủ nghĩa cộng sản" (chính là "chủ nghĩa xã hội", theo như thuật ngữ của Marx), Liên bang Xô viết biến đổi lại công thức này thành: "Làm theo năng lực, hưởng theo lao động (đầu tư lao động)".

    Trong lúc thần học giải phóng đang cố gắng chỉnh sửa lại lời kêu gọi công lý của Công giáo sao cho phù hợp với thuật ngữ theo kiểu chủ nghĩa Marx này, một số người Công giáo đã nhận thấy rằng lời giảng của Chúa Giêsu trongDụ ngôn Những yến bạc(Mátthêu 25:1430) chỉ khẳng định phần "làm theo năng lực" (Matt. 25:15), chứ không có phần "hưởng theo nhu cầu".

    ----------------------------

    Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn trả lời câu hỏi Làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu là gì? Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.