Phân tích không gian nghệ thuật của bài thơ trên hồ Ba be

Khi con thuyền lướt nhẹ trên Ba Bể, nhìn thấy cả mây trời, núi xanh in bang trên mặt nước, tác giả cảm thấy mình được đi trên con thuyền đang trôi trên bầu trời và ngọn núi cao, mái chèo khua nước làm cho bang núi rung rinh, cảnh vật thêm kì ảo, nên thơ. Đó là những cảm xúc trước hồ Ba Bể đẹp đẽ và thơ mộng, thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của tác giả đối với thiên nhiên dất nước tươi đẹp.

Giới thiệu về cuốn sách này


Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây

Dưới đây là một vài câu hỏi có thể liên quan tới câu hỏi mà bạn gửi lên. Có thể trong đó có câu trả lời mà bạn cần!

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Bác tự học và dạy học

Ngày nào Bác cũng dành mấy giờ để đọc sách báo chính trị, có cả sách báo tiếng Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh,… Bác còn dịch một số bài cần thiết ra tiếng Việt cho cán bộ đọc.

Không những Bác tự học rất chuyên cần mà còn chăm lo đến việc học tập của tất cả mọi người. Bác đã trực tiếp dạy một số đồng chí học. Noi gương Bác, các cán bộ đều ra sức học tập văn hóa và chính trị.

Hồi Bác dạy đồng chí Đại Phong, một số cán bộ địa phương học văn hóa, Bác khuyên đồng chí ấy phải hết sức tranh thủ thời gian để ôn tập. Lúc đầu, Bác dạy mỗi ngày ba chữ, sau tăng dần lên năm chữ, rồi mười chữ. Cứ thế, mấy tháng sau đồng chí Đại Phong đã biết đọc, biết viết.

      (Sưu tầm)

Qua bài đọc trên, em học được đức tính gì ở Bác Hồ?

Trong bài Trên hồ Ba Bể, nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết:

Thuyền ta lướt nhẹ trên Ba Bể
Trên cả mây trời, trên núi xanh
Mây trắng bòng bềnh trôi lặng lẽ
Mái chèo khua bóng núi rung rinh

Theo em, đoạn thơ trên đã bộc lộ những cảm xúc của tác giả khi đi thuyền trên hồ Ba Bể như thế nào?

Phân tích không gian nghệ thuật của bài thơ trên hồ Ba be

Gợi ý:

Khi con thuyền lướt nhẹ trên Ba Bể, nhìn thấy cả mây trời, núi xanh in bang trên mặt nước, tác giả cảm thấy mình được đi trên con thuyền đang trôi trên bầu trời và ngọn núi cao, mái chèo khua nước làm cho bang núi rung rinh, cảnh vật thêm kì ảo, nên thơ. Đó là những cảm xúc trước hồ Ba Bể đẹp đẽ và thơ mộng, thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của tác giả đối với thiên nhiên dất nước tươi đẹp.

Phân tích không gian nghệ thuật của bài thơ trên hồ Ba be

Hồ Ba Bể

Em ngồi trên thuyền độc mộc

Mặt hồ Ba Bể phẳng trong

Đàn tính thanh âm réo rắt

Cánh rừng xanh mướt rung rinh

Trường Sa ngày đêm cuộn sóng

Bốn bề bát ngát mênh mông

Giông bão rập rình mọi lúc

Lính đảo chẳng phút nao lòng!

Thương em ngôi trường trên ấy

Tường liếp ngày đêm gió lùa

Học sinh, phụ huynh – nguồn ấm

Giáo án – người bạn canh khuya…

Anh mong dịp nào lên thăm

Từ bể Đông lên Ba Bể

Nơi sóng lừng, anh không say

Tới em chắc say nghiêng ngả?!

Lớp học ở Trường Sa lớn

Sớm chiều vang tiếng trẻ thơ

Cô giáo áo dài xanh thắm

Cứ ngỡ là em trong mơ!...

“Hạnh phúc là biết đợi chờ”

Đinh ninh dòng thư em viết

Đất – Nước – Biển – Rừng Tổ quốc

Nhựa đời kết chặt đôi ta!

Ba Bể, tháng 3/2022

Phân tích không gian nghệ thuật của bài thơ trên hồ Ba be

Lớp học nhà nứa ở vùng cao

Lý thuyết thơ hiện đại quan niệm thơ là công việc của nghệ thuật kiến tạo không gian. Có thể đó là thơ không có cảnh vật nhưng vẫn phải có tâm trạng, mà tâm trạng bao giờ cũng phải neo vào một khung khổ nào đấy, thì đó vẫn là không gian. Thơ là mô hình của không gian!

Thơ trữ tình càng là thơ của không gian mà thi phẩm đặc sắc của Nguyễn Hồng Vinh có tên Ở hồ Ba Bể là một chứng minh.

Đó là mô hình hình hai không gian, một ở Ba Bể và một ở Trường Sa. Tuy hai nhưng là một, hai khổ đầu đặc tả riêng nhưng đến khổ cuối thì dồn tụ, thống nhất làm một, không còn khoảng cách không gian. Hai khổ đầu là không gian vật lý, các khổ sau là không gian tâm trạng. Sự chuyển hóa linh hoạt ấy chỉ thấy ở bút pháp hiện đại với một sự liên tưởng hợp lý, rất thật, một năng lực khái quát hình tượng già dặn, một trực cảm tinh tế!

"Em ngồi trên thuyền độc mộc

Mặt hồ Ba Bể phẳng trong

Đàn tính thanh âm réo rắt

Cánh rừng xanh mướt rung rinh"

Đây là không gian chỉ có ở Ba Bể với hình ảnh thuyền độc mộc, mặt hồ hầu như không gợn sóng, có âm thanh của đàn tính và hình ảnh cánh rừng. Hai chữ “rung rinh” rất tinh. Điểm nhìn từ mặt nước cùng cảnh vật ấy, âm thanh ấy nên hình ảnh cánh rừng từ xa đủ một thoáng nhẹ “rung rinh”!

Phân tích không gian nghệ thuật của bài thơ trên hồ Ba be

Lính đảo Trường Sa ngày đêm chắc tay súng bảo vệ biển đảo Tổ quốc 

Ở hồ Ba Bể êm đềm, thanh bình, êm ả, thì Trường Sa, trái lại, dữ dội, đầy bất trắc:

"Trường Sa ngày đêm cuộn sóng

Bốn bề bát ngát mênh mông

Giông bão rập rình mọi lúc

Lính đảo chẳng phút nao lòng!"

Chỉ có lòng người là vững. Cái sự vũng vàng ấy đủ làm điểm tựa để anh lính bắc cầu nỗi nhớ về với Ba Bể:

"Thương em ngôi trường trên ấy

Tường liếp ngày đêm gió lùa

Học sinh, phụ huynh – nguồn ấm

Giáo án – người bạn canh khuya…"

Những hình tượng đã nói rất thật về “em”: là cô giáo vùng cao, cô đơn trong đêm vắng, ngôi trường nghèo. Hai chữ “nguồn ấm” lại là điểm tựa để cô giáo vượt qua hoàn cảnh cô đơn, trống vắng, chưa hết gian nan.

Hai không gian trong tâm trạng đã gần gũi nhau lắm nhờ sợi liên tưởng của “anh”:

"Anh mong dịp nào lên thăm

Từ bể Đông lên Ba Bể

Nơi sóng lừng, anh không say

Tới em chắc say nghiêng ngả?!

Lớp học ở Trường Sa lớn

Sớm chiều vang tiếng trẻ thơ

Cô giáo áo dài xanh thắm

Cứ ngỡ là em trong mơ!..."

Thì ra “anh” cũng thật đa tình. Không say sóng nhưng lại “say” “em”. Đó cũng là thường tình. Nhưng cái “ngỡ” mới nói thật về “anh” hơn cả: “Cô giáo áo dài xanh thắm/ Cứ ngỡ là em trong mơ!...”. Cái “ngỡ” của tâm trạng đã tạo ra cái “ngỡ” của nghệ thuật: ngỡ ngàng, ngạc nhiên, sững sờ! Đấy là ý thơ trời cho!

Phân tích không gian nghệ thuật của bài thơ trên hồ Ba be

Tổ quốc - nguồn cảm hứng của những áng thơ hay

Kết lại là một triết lý về hạnh phúc:

“Hạnh phúc là biết đợi chờ”

Đinh ninh dòng thư em viết

Đất – Nước – Biển – Rừng Tổ quốc

Nhựa đời kết chặt đôi ta!

Hai không gian đã thành một. Hai lời hô ứng đồng vọng. Hai cá thể hòa vào cộng đồng. Các hình ảnh chồng vào nhau, xếp khít vào nhau: “Đất – Nước – Biển – Rừng Tổ quốc/ Nhựa đời kết chặt đôi ta!”. Gắn kết giữa “anh” và “em”; gắn nối giữa “Đất – Nước – Biển – Rừng Tổ quốc” chính là Tình Yêu thiêng liêng. Nhưng nếu lại nói: “Tình yêu kết chặt...” thì vụng, lộ ý, lộ cả tứ nên hai chữ “Nhựa đời” thì thật thơ!

PGS.TS. Nguyễn Thanh Tú