Oh có nguyên tử khối là bao nhiêu?

Trong hóa học, hydroxide là tên gọi phổ biến nhất cho anion nhị nguyên tử OH−, bao gồm một nguyên tử oxy kết hợp với một nguyên tử hydro, thông thường phát sinh ra từ sự điện li của một base. Nó là một trong những ion hai nguyên tử đơn giản nhất đã biết. Để tìm hiểu OH hóa trị mấy? Nguyên tử khối của M trong hidroxit M(OH)3 thì chúng tôi tóm tắt nội dung chính, hi vọng giúp được các bạn ôn lại kiến thức vận dụng làm bài tập một cách chính xác nhất.

OH hóa trị mấy?

– Hóa trị của nhóm -OH là I.

Nhóm -OH là gì?

Các nhóm hydroxyl (OH) là cái có nguyên tử oxy và giống như một phân tử nước. Nó có thể được tìm thấy như một nhóm, một ion hoặc một gốc (OH·). Trong thế giới của hóa học hữu cơ, về cơ bản, nó liên kết với nguyên tử carbon, mặc dù nó cũng có thể làm như vậy với lưu huỳnh hoặc phốt pho.- Nhóm chức -OH là nhóm hiđroxyl . OH là một rượu bao gồm một nguyên tử oxy liên kết với một nguyên tử hydro. Khi nhóm chức này xuất hiện trong phân tử, tiền tố được sử dụng là “hydroxy”.

– Ancol là những hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa nhóm -OH liên kết với nguyên tử C no của gốc hiđrocacbon.

Tính chất vật lý

– Các ancol có nhiệt độ sôi cao hơn các hiđcacbon có cùng phân tử khối hoặc đồng phân ete của nó là do giữa các phân tử ancol có liên kết hiđro → Ảnh hưởng đến độ tan.

– Từ C1 đến C12 ancol ở thể lỏng (khối lượng riêng d < 1), từ C13 trở lên ở thể rắn.

  • Kẽm ( Zn ) hóa trị mấy? tính chất hóa học và vai trò của Zn
  • SO4 hóa trị mấy? Công thức kim loại M với nhóm SO4
  • Bạc ( Ag ) hóa trị mấy? Cấu tạo của nguyên tử và tính chất của Ag

– C1 đến C3 tan vô hạn trong nước vì có liên kiết H với nước.

– Độ rượu = (Vancol nguyên chất/Vdd ancol).100

– Các poli như etylen glicol, glixerol thường sánh, nặng hơn nước và có vị ngọt.

Nguyên tử khối của M trong hidroxit M(OH)3

Kim loại M tạo ra hidroxit M(OH)3. Phân tử khối của oxit là 102, nguyên tử khối của M là:

Oh có nguyên tử khối là bao nhiêu?

Tính chất hóa học của Ancol

1.Ancol phản ứng với axit

a) Ancol phản ứng với axit vô cơ HX (Ancol + H2SO4, Ancol + HCl)

CnH2n+2-2k-z(OH)z + (z + k)HX → CnH2n + 2 – zXz + k

→ số nguyên tử X bằng tổng số nhóm OH và số liên kết pi.

b) Ancol phản ứng với axit hữu cơ (phản ứng este hóa)

ROH + R’COOH ↔ R’COOR + H2O

yR(OH)x + xR’(COOH)y ↔ R’x(COO)xyRy + xyH2O

* Chú ý:

– Phản ứng được thực hiện trong môi trường axit và đun nóng.

– Phản ứng có tính thuận nghịch nên chú ý đến chuyển dịch cân bằng.

2. Phản ứng tách nước (đề hiđrat hóa)

a) Tách nước từ 1 phân tử ancol tạo anken của ancol no, đơn chức, mạch hở.

CnH2n+1OH → CnH2n + H2O (H2SO4 đặc, >1700C)

– Điều kiện của ancol tham gia phản ứng: ancol có Hα.

* Chú ý:

– Nếu ancol no, đơn chức mạch hở không tách nước tạo anken thì Ancol đó không có Hα (là CH3OH hoặc ancol mà nguyên tử C liên kết với OH chỉ liên kết với C bậc 3 khác).

– Nếu một ancol tách nước tạo ra hỗn hợp nhiều anken thì đó là ancol bậc cao (bậc II, bậc III) và mạch C không đối xứng qua C liên kết với OH.

– Nhiều ancol tách nước tạo ra một anken thì xảy ra các khả năng sau:

+ Có ancol không tách nước.

+ Các ancol là đồng phân của nhau.

– Sản phẩm chính trong quá trình tách nước theo quy tắc Zaixep.

– Khi giải bài tập có liên quan đến phản ứng tách nước cần nhớ:

mAncol = manken + mH2O + mAncol dư

nancol phản ứng = nanken = nnước

– Các phản ứng tách nước đặc biệt:

CH2OH-CH2OH → CH3CHO + H2O

CH2OH-CHOH-CH2OH → CH2=CH-CHO + 2H2O

b) Tách nước từ 2 phân tử ancol tạo ete

ROH + ROH → ROR + H2O (H2SO4 đặc; 1400C)

ROH + R’OH → ROR’ + H2O (H2SO4 đặc; 1400C)

Chú ý:

– Từ n ancol khác nhau khi tách nước ta thu được n.(n + 1)/2 ete trong đó có n ete đối xứng.

– Nếu tách nước thu được các ete có số mol bằng nhau thì các ancol tham gia phản ứng cũng có số mol bằng nhau và nAncol = 2.nete = 2.nH2O và nAncol = mete + nH2O + mAncol dư.

3. Phản ứng riêng của một số loại ancol

a) Ancol etylic CH3CH2OH:

C2H5OH + O2 → CH3COOH + H2O (men giấm)

2C2H5OH → CH2=CH-CH=CH2 + 2H2O + H2 (Al2O3, ZnO, 4500C)

b) Ancol không no có phản ứng như hidrocacbon tương ứng

– Phản ứng với Hidro, alylic CH2 = CH – CH2OH: Ancol + H2

CH2=CH-CH2OH + H2 → CH3-CH2-CH2OH (Ni, t0)

– Phản ứng với Brom: Ancol + Br2

CH2=CH-CH2OH + Br2 → CH2Br-CHBr-CH2OH

– Phản ứng với dd thuốc tím: Ancol + KMnO4

3CH2=CH-CH2OH + 2KMnO4 + 4H2O → 3C3H5(OH)3 + 2KOH + 2MnO2

c) Ancol đa chức có các nhóm OH liền kề: tạo dung dịch màu xanh lam với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường:

2R(OH)2 + Cu(OH)2 → [R(OH)O]2Cu + 2H2O

d) Một số trường hợp ancol không bền:

+ Ancol có nhóm OH liên kết với C nối đôi chuyển vị thành anđehit hoặc xeton:

CH2=CH-OH → CH3CHO

CH2=COH-CH3 → CH3-CO-CH3

+ Ancol có 2 nhóm OH cùng gắn vào 1 nguyên tử C bị tách nước tạo anđehit hoặc xeton:

RCH(OH)2 → RCHO + H­2O

HO-CO-OH → H2O + CO2

RC(OH)2R’ → RCOR’ + H2O

+ Ancol có 3 nhóm OH cùng gắn vào 1 nguyên tử C bị tách nước tạo thành axit:

RC(OH)3 → RCOOH + H2O

4. Phản ứng oxi hóa (Ancol + O2)

a) Oxi hóa hoàn toàn

CxHyOz + (x + y/4 – z/2)O2 → xCO2 + y/2H2O

Chú ý:

– Phản ứng đốt cháy của ancol có đặc điểm tương tự phản ứng đốt cháy hiđrocacbon tương ứng.

+ Nếu đốt cháy ancol cho nH2O > nCO2 → ancol đem đốt cháy là ancol no và nAncol = nH2O – nCO2.

+ Nếu đốt cháy ancol cho nH2O > 1,5.nCO2 → ancol là CH3OH. Chỉ có CH4 và CH3OH có tính chất này (không kể amin).

– Khi đốt cháy 1 hợp chất hữu cơ X thấy nH2O > nCO2 → chất đó là ankan, ancol no mạch hở hoặc ete no mạch hở (cùng có công thức CnH2n+2Ox).

b) Oxi hóa không hoàn toàn (Ancol + CuO hoặc O2 có xúc tác là Cu)

– Ancol bậc I + CuO tạo anđehit:

RCH2OH + CuO → RCHO + Cu + H2O

– Ancol bậc II + CuO tạo xeton:

RCHOHR’ + CuO → RCOR’ + Cu + H2O

– Ancol bậc III không bị oxi hóa bằng CuO.

* Chú ý: mchất rắn giảm = mCuO phản ứng – mCu tạo thành = 16.nAncol đơn chức.

5. Ancol phản ứng với kim loại kiềm (Ancol + Na).

– Phản ứng của Ancol + Na

R(OH)z + zNa → R(ONa)z + z/2H2↑

– Ancol hầu như không phản ứng được với NaOH mà ngược lại natri ancolat bị phân hủy hoàn toàn

R(ONa)z + zH2O → R(OH)z + zNaOH

Chú ý: – Trong phản ứng của ancol với Na:

mbình Na tăng = mAncol – mH2 = nAncol.(MR + 16z).

mbình Ancol tăng = mNa – mH2 = nAncol.22z.

– Nếu cho dung dịch ancol phản ứng với Na thì ngoài phản ứng của ancol còn có phản ứng của H2O với Na.