Ô quan chưởng có tên gọi khác là gì

[NSHN] - Ô Quan Chưởng là biểu tượng của kinh thành xưa, không chỉ mang vẻ đẹp về mặt kiến trúc, mà còn mang ý nghĩa lịch sử của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Từ cầu Long Biên, qua phố Trần Nhật Duật rẽ vào là thấy ngay cổng Ô Quan Chưởng sừng sững, uy nghi. Với người Hà Nội, Ô Quan Chưởng [Ðông Hà Môn] không chỉ là dấu tích cuối cùng của thành lũy bảo vệ kinh thành Thăng Long xưa mà còn là một chứng nhân, ghi dấu những biến thiên của lịch sử.

Ô Quan Chưởng là dấu tích cuối cùng của tòa thành bao quanh Thăng Long - Hà Nội xưa

Nhìn lại lịch sử, vào thời kỳ vua Lê niên hiệu Cảnh Hưng thứ 10 [1749], chúa Trịnh đã cho đắp thành Đại Đô bao quanh Thăng Long để phòng thủ trước sự nổi dậy của Nguyễn Hữu Cầu. Thành ấy có trổ các cửa ngách để dân ra vào, gọi là các cửa ô, trong đó có Ðông Hà Môn. Năm Cảnh Hưng thứ 46 [1785], cửa ô này được tu bổ lớn và đến năm Gia Long thứ 3 [1804] thì được xây lại theo quy cách như ta đang thấy ngày nay.

Đầu tiên, cổng ô này có tên là Đông Hà Môn. Sau này, người Pháp đặt tên mới là Porte Jean Dupuis [cổng Jean Dupuis], nhưng nhân dân ta gọi đây là Ô Quan Chưởng. Sở dĩ nhân dân ta gọi như vậy là vì năm 1873, khi Jean Dupuis dẫn quân Pháp đánh Hà Nội lần thứ nhất, tại cửa ô này, một viên Chưởng cơ và đội quân do ông chỉ huy đã chiến đấu đến người cuối cùng để bảo vệ thành Hà Nội. Người dân thương tiếc ông và các nghĩa sĩ nên đã gọi đây là Ô Quan Chưởng.

Ô Quan Chưởng [1906]

Là một cổng ô được mở ra từ bức thành bảo vệ kinh đô nên cấu tạo của Ô Quan Chưởng khác với những cổng thông thường.

Ô Quan Chưởng gồm 2 tầng, được xây dựng theo kiểu kiến trúc cổng vọng lâu. Cổng có một cửa chính [cao 3m], trên có tháp canh và hai cửa phụ ở hai bên. Tầng 2 có vọng lâu 4 mái uốn cong 4 góc, có lan can bao quanh. Trên tường cửa chính có gắn một tấm bia ghi lệnh của Tổng đốc Hoàng Diệu cấm lính gác nhũng nhiễu dân qua lại cửa ô. Tấm bia này lập năm Tự Đức thứ 34 [1881], trước khi Hoàng Diệu tuẫn tiết theo thành Thăng Long trong đợt Pháp đánh Hà Nội lần thứ hai.

Kháng chiến toàn quốc [1946] bùng nổ, Hà Nội chìm trong khói lửa, nhưng cổng Ô Quan Chưởng gần như không bị phá hoại. Bên thành cổng lỗ chỗ những vết đạn súng trường…

Ô Quan Chưởng [1946]

Qua bao thăng trầm, Ô Quan Chưởng vẫn mang một vẻ đẹp mộc mạc và bình yên, mặc cho Hà Nội đang đổi thay từng ngày.

Trân trọng sự hy sinh của tiền nhân, ngày nay chúng ta vẫn dùng tên cửa Ô Quan Chưởng và xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia để bảo vệ. Trước mặt cổng Ô Quan Chưởng là phố Hàng Nâu [xưa bán củ nâu để nhuộm quần áo], nay cũng được đổi tên thành phố Ô Quan Chưởng.

Nhiều người, khi về thăm phố cổ đều muốn đến ngắm cổng Ô Quan Chưởng cổ kính, oai nghiêm và xem đó là nét duyên đặc trưng của Hà Nội. Họa sĩ Việt kiều Văn Dương Thành cũng vậy. Chị đã vẽ Ô Quan Chưởng trong những thời điểm khác nhau: Dưới nắng xuân, dưới trăng thu, dưới mưa phùn…

Ô Quan Chưởng trong tranh của họa sĩ Văn Dương Thành

“Dấu vết kinh thành xưa đã phai nhạt nhiều nhưng may mắn vẫn còn một Ô Quan Chưởng cổ kính để hoài niệm. Ngày còn thơ bé, tôi thường đến đây chơi. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, cửa ô cổ kính vẫn đứng đó, vững chãi, bình thản trước thời gian. Với riêng tôi, một người con xa xứ lâu ngày, giữa bao nhiêu đổi thay của phố phường Hà Nội, sự tồn tại của Ô Quan Chưởng là một điều đáng quý” – chị nói.

Mỗi khi qua Ô Quan Chưởng, hầu như ai cũng lắng lòng khi nhớ về bóng dáng xưa của kinh thành. Ảnh Viết Thành

Không như những di tích khác có khu vực khoanh vùng bảo vệ, tại Ô Quan Chưởng, cuộc sống sôi động thường ngày vẫn diễn ra, xe cộ đi lại tấp nập.

Tỏa đi từ cửa ô này là phố Hàng Chiếu, phố Thanh Hà và phố Đào Duy Từ, con phố nào cũng nức tiếng về ẩm thực. Nào là hàng bánh rán, nào là hàng chả rươi, nào là hàng cháo lòng chần…, nhưng đặc biệt phải kể đến hàng bún ốc nguội dân dã đặc trưng của Hà thành. Du khách ngồi thưởng thức ẩm thực ở đây có cái thú là được ngắm cửa ô cổ kính ở một tầm nhìn rất gần, để tha hồ mường tượng về bóng dáng kinh thành xưa...

Ô Quan Chưởng là một trong những khu di tích lịch sử nổi tiếng. Nơi đây được biết đến là một địa chỉ về văn hóa, lịch sử và kiến trúc lâu đời. Nơi đây là biểu tượng còn sót lại duy nhất của cửa ô kinh thành Thăng Long xưa.


Quan Truong City Gate

Ô Quan Chưởng là một trong những địa danh nổi tiếng của Hà Nội. Đây là địa điểm nổi tiếng của kinh thành Thăng Long còn lại. Trước đây, trong câu ca dao thường nhắc tới 5 địa điểm cửa ô nổi tiếng ở kinh thành là ô Cầu giấy, ô Cầu Dền, ô Đống Mác, ô Chợ Dừa và ô Quan Chưởng. Đến thời điểm hiện tại, chỉ có ô Quan Chưởng là còn tồn tại mang lại dấu ấn thời gian.

Tấm ảnh xưa của địa danh này

Lịch sử về ô Quan Chưởng tại kinh thành Thăng Long

Kinh thành Thăng Long vốn là một đô thị sầm uất ngày xưa. Nơi đây có rất nhiều triều đại khác nhau được thành lập. Đã có rất nhiều công trình, di tích lịch sử được hình thành tại đây. Trải qua nhiều thăng trầm, đã có rất nhiều biến cố xảy ra hiện nay còn lại một số công trình. Trong đó, công trình ở Ô Quan Chưởng là vẫn còn tồn tại đến hiện nay.

Thông tin lịch sử về Ô Quan Chưởng:

Khu di tích này còn được biết đến với cái tên gọi là Ô Đông Hà. Nơi đây được hình thành từ năm 1749 vào thời vua Lê Hiển Tông. Khu vực này nằm ở khu vực ở phía Đông của kinh thành Thăng Long. Vị trí này cách với bến sông Hồng chỉ khoảng 80  mét. Vì vậy, du khách muốn ghé qua nơi đây để tham quan cũng rất tiện lợi.

Tên gọi của khu du lịch này được bắt nguồn từ viên quan Chưởng Cơ. Ông đã hi sinh cùng với 100 binh lính nhà Nguyễn khi tham gia chiến đấu chống quân giặc Pháp. Quân giặc đã tấn công vào Hà Nội vào ngày 20/11/1873 qua ô Đông Hà.  Để tưởng nhớ đến ông, nơi đây đã được đổi tên thành như trên.

Vào tháng 6  năm 2006 sau khi thực dân Pháp đã chiếm được Hà Nội và cho phá các cửa ô và các con đê để mở rộng thành phố. Tuy nhiên, riêng cửa ô Đông Hà lại được giữ lại nhờ vào sự đấu tranh quyết liệt không chịu ký tên và tờ trình xin phép của dân chúng và cai tổng Đồng Xuân Đào Đăng Chiều. Nhờ vậy mà cửa ô này là một trong số ít còn tồn tại đến ngày nay.

Các đặc điểm của ô Quan Chưởng

Nơi đây được thực hiện xây dựng bằng chất liệu gạch vổ kết hợp với đá có kích thước lớn. Đây là loại gạch giống với gạch xây tường ở khu di tích văn miếu quốc tử giám. Chất liệu gạch này khá bền vững nên các kiến trúc lịch sử lâu đời có thể tồn tại đến ngày nay vẫn còn khá vững chắc.

Dự án này được thực hiện xây dựng từ khá lâu đời. Đến năm 2009 được tiến hành bảo tồn lại với kinh phí khá lớn là 74.500 USD. Đây là địa danh góp phần tạo lên giá trị về kiến trúc lịch sử, văn hóa trên toàn thế giới công nhận. Và đây cũng là cửa ô duy nhất còn lại của kinh thành Thăng Long thời xưa.

Ô Quan Chưởng ngày nay

Tìm hiểu đặc điểm của Ô Quan Chưởng vào ngày nay

Nơi đây hiện vẫn còn giữ nguyên được kiến trúc như ban đầu. Với lối kiến trúc độc đáo được thiết kế theo đặc trưng của nhà Nguyễn thời xưa đã khiến cho nơi đây trở thành khu di tích có thiết kế đặc biệt.  Kiến trúc này rất độc đáo, được nhiều người yêu thích và trở thành dấu ấn một thời.

Theo đó, thiết kế nơi đây là theo kiểu vọng lâu. Với thiết kế có cửa chính ở giữa và hai bên có cửa phụ. Cổng chính được thiết kế với chiều cao là 3m và vọng lâu ở trên là kiểu mái uốn cong và được đặt ở tầng 2. Tầng hai cũng có lan can bao quanh rất đặc biệt.

Thiết kế ở tường phía bên trái của cửa chính sẽ có thêm tấm bia để có thể ghi nội dung các lệnh cấm người canh gác. Điều này giúp cửa ô không bị sách nhiễu nhân dân mỗi khi qua lại do Tổng đốc Hoàng Diệu đặt ra lệnh này vào thời điểm 1881. Ở phần chính giữa của cổng chính và dưới vọng lâu có đề tên bằng chữ hán của cổng và dịch ra là Đông hà Môn.

Ô Quan Chưởng đã cũ sờn nhưng vẫn đứng hiên ngang giữa lòng phố thị

Đến thời điểm hiện nay, ô Quan Chưởng được biết đến nằm ở ngã tư của đường Hàng Chiếu  với đường Đào Duy Từ. Hiện nay, cửa ô vẫn đứng sừng sững, hiên ngang giữa lòng phố cổ Hà Nội. Nơi đây như một bằng chứng về tinh thần đấu tranh chống giặc k chịu khuất phục của nhân dân ta.

Đến thời điểm hiện nay, khu cửa ô này vẫn giữ được nhiều nét thiết kế cổ xưa. Với lối kiến trúc cổ xưa, nơi đây để lại nhiều ấn tượng về mặt kiến trúc và ý nghĩa lịch sử to lớn, như một biểu tượng lịch sử văn hóa của Hà Nội.

Với các thông tin kể trên, chúng ta đã biết đến khu cửa Ô Quan Chưởng rõ nét hơn. Nơi đây mang ý nghĩa về lịch sử, văn hóa và kiến trúc cổ xưa. Chính vì vậy mà nhiều người mong muốn tìm hiểu về khu di tích này để có thể hiểu rõ và ngắm nhìn nét kiến trúc đặc biệt nơi đây.

Tham khảo

//oquanchuong.business.site

//g.page/oquantruong

//local.google.com/place?id=9202209672734875327&use=srp

//maps.google.com/maps?cid=9202209672734875327

Video liên quan

Chủ Đề