Nvđp là gì

Tiêu hủy tài liệu hết giá trị là nội dung cần thiết được quy định cụ thể tại Công văn số 879/VTLTNN-NVĐP ngày 19 tháng 12 năm 2006 của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước về việc Hướng dẫn tổ chức tiêu hủy tài liệu hết giá trị. Để thực hiện việc tiêu hủy tài liệu có hệ thống các cơ quan cần thực hiện quy trình sau:

1. Lập danh mục tài liệu hết giá trị và viết bản thuyết minh tài liệu hết giá trị Tài liệu hết giá trị được loại ra trong quá trình chỉnh lý hay trong khi xem xét loại ra khỏi phông những hồ sơ, tài liệu đã hết thời hạn bảo quản được bó thành các tập, tóm tắt tiêu đề, sắp xếp theo phương án phân loại, thống kê thành danh mục tài liệu hết giá trị và viết bản thuyết minh tài liệu hết giá trị.

2. Trình người đứng đầu cơ quan, tổ chức hồ sơ xét hủy tài liệu hết giá trịĐơn vị hoặc người được giao nhiệm vụ có trách nhiệm lập hồ sơ và trình cấp có thẩm quyền. Hồ sơ trình gồm: - Tờ trình về việc tiêu hủy tài liệu hết giá trị - Danh mục tài liệu hết giá trị; - Bản thuyết minh tài liệu hết giá trị; - Mục lục hồ sơ tài liệu giữ lại; - Dự thảo quyết định về việc thành lập Hội đồng xác định giá trị tài liệu

3.Thành lập Hội đồng xác định giá trị tài liệu Thành phần Hội đồng gồm: - Chánh văn phòng UBND tỉnh hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, đơn vị có tài liệu tiêu hủy: Chủ tịch Hội đồng. - Đại diện lãnh đạo trong cơ quan, đơn vị trực thuộc có tài liệu đưa ra xét hủy: ủy viên. - Đại diện của lưu trữ cơ quan, đơn vị có tài liệu tiêu hủy: ủy viên.

4. Thẩm tra tài liệu hết giá trị trước khi tiêu hủy Sau khi xem xét hồ sơ tiêu hủy tài liệu hết giá trị và các quy định có liên quan, người đứng đầu cơ quan, đơn vị có tài liệu tiêu hủy gửi Công văn và hồ sơ đến Sở Nội vụ [qua chi cục Văn thư - Lưu trữ] để thẩm định. Chi cục VT-LT, Sở Nội vụ căn cứ vào văn bản của cơ quan có thẩm quyền cấp trên, đối chiếu với Danh mục tài liệu hết giá trị trong hồ sơ để thẩm tra, tham mưu với lãnh đạo Sở Nội vụ, cho ý kiến bằng văn bản gửi đến cơ quan, đơn vị có tài liệu tiêu hủy. 

5. Hoàn thiện hồ sơ trình cấp có thẩm quyền ra quyết định tiêu hủy tài liệu hết giá trị Sau khi có ý kiến thẩm tra của Sở Nội vụ, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị có tài liệu hết giá trị ra quyết định tiêu hủy. 

6. Tổ chức tiêu hủy tài liệu hết giá trị Thực hiện tiêu hủy tài liệu hết giá trị có thể tiến hành tại cơ quan bằng máy cắt giấy, ngâm nước hoặc xé nhỏ, hay có thể chuyển đến nhà máy giấy để tái chế, lập biên bản tiêu hủy tài liệu hết giá trị. 

7. Lập và lưu Hồ sơ về việc tiêu hủy tài liệu hết giá trị Hồ sơ về việc tiêu hủy tài liệu hết giá trị phải được bảo quản tại cơ quan, đơn vị có tài liệu hủy trong thời hạn ít nhất 20 năm, kể từ ngày tài liệu được tiêu hủy./.

- Các quy định khác của pháp luật về mức xác định THBQ: Thông tư số 09/2011/TT-BNV,ngày 03/6/2011 của Bộ Nội vụ quy định THBQ hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức [viết tắt là Thông tư 09]; Thông tư số 13/2011/TT-BNV ngày 24/10/2011 của Bộ Nội vụ quy định THBQ tài liệu hình thành trong hoạt động của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương [viết tắt là Thông tư 13]; Thông tư số 155/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính quy định về THBQ hồ sơ, tài liệu hình thành phổ biến trong hoạt động của ngành tài chính; Thông tư số 27/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định THBQ tài liệu chuyên môn nghiệp vụ của ngành Giáo dục … Dựa vào hệ thống các bảng THBQ trên cho thấy các ngành, các cấp đã nỗ lực trong việc tạo cơ sở pháp lý để thực hiện thống nhất công tác XĐGTTL;

- Thông tư số 17/2014/TT-BNV ngày 20/11/2014 của Bộ Nội vụ hướng dẫn xác định các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu vào lưu trữ lịch sử các cấp [viết tắt là Thông tư 17];

- Một số văn bản quy định, hướng dẫn về danh mục thành phần hồ sơ, tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử các cấp gồm: Thông tư liên tịch số 01/2014/TTLT-BNV-BXD ngày 15/8/2014 của Bộ Nội vụ và Bộ Xây dựng đã ban hành hướng dẫn thành phần tài liệu dự án, công trình xây dựng nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử; Công văn 316/LTN-NVĐP ngày 24/6/1999 của Cục Lưu trữ nhà nước về việc ban hành Danh mục mẫu thành phần tài liệu nộp lưu vào Trung tâm Lưu trữ tỉnh [viết tắt là Công văn 316]; Công văn số 262/LTNN-NVTW ngày 12/6/2001 của Cục Lưu trữ nhà nước ban hành hướng dẫn thành phần hồ sơ, tài liệu của các cơ quan hành chính nhà nước Trung ương thuộc diện nộp lưu vào các Trung tâm Lưu trữ quốc gia; Công văn số 102/VTLTNN-NVĐP ngày 04/3/2004 của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước về việc ban hành danh mục mẫu thành phần, tài liệu tiêu biểu thuộc diện nộp lưu vào lưu trữ huyện [viết tắt là Công văn 102];

- Công văn 879/VTLTNN-NVĐP ngày 19/12/2006 của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước về việc hướng dẫn tổ chức tiêu hủy tài liệu [viết tắt là Công văn 879].

Từ những văn bản nêu trên cho thấy hệ thống cơ sở pháp lí hiện hành về XĐGTTL ngày càng được bổ sung hoàn thiện hơn, thể hiện sự quan tâm của cơ quan quản lí ngành cũng như các bộ, ngành trung ương đối với công tác lưu trữ nói chung và nghiệp vụ XĐGTTL nói riêng. Đây là cơ sở pháp lí quan trọng để các cơ quan, tổ chức ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về XĐGTTL cũng như tiến hành xác định THBQ trong thực tế.

Những vấn đề đặt ra hiện nay

Bên cạnh những nội dung đã được quy định đầy đủ và thể hiện vai trò trong chỉ đạo thực tiễn thì hệ thống văn bản quy định về XĐGTTL vẫn còn một số điểm chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ và đòi hỏi của xã hội hiện nay.

Thứ nhất, số lượng và tên gọi các tiêu chuẩn XĐGTTL được quy định chưa đầy đủ và hợp lí

 Điều 16, Luật Lưu trữ năm 2011 đã quy định khi XĐGTTL cần căn cứ vào 06 tiêu chuẩn cơ bản [nội dung của tài liệu; vị trí của cơ quan, tổ chức, cá nhân hình thành tài liệu; ý nghĩa của sự kiện, thời gian và địa điểm hình thành tài liệu; mức độ toàn vẹn của phông lưu trữ; hình thức của tài liệu; tình trạng vật lí của tài liệu]. Tuy nhiên, khi áp dụng các tiêu chuẩn nói trên cần chú ý 03 tiêu chuẩn quan trọng của lý luận công tác lưu trữ là: hiệu lực pháp lý của tài liệu; sự lặp lại thông tin của tài liệu và tác giả của tài liệu. Chẳng hạn, về tiêu chuẩn sự lặp lại thông tin của tài liệu cần chú ý: Trong mọi cơ quan, tổ chức, tài liệu có thông tin lặp lại xuất hiện khá phổ biến do 2 nguyên nhân: do yêu cầu sao in, trích lục từ một bản chính thành nhiều bản khác nhau để gửi cho các cơ quan, đơn vị; do quá trình tổng hợp, thông tin, sử dụng văn bản này để tạo ra văn bản khác [như kế hoạch, báo cáo tổng kết, thống kê...]. Áp dụng tiêu chuẩn sự lặp lại thông tin của tài liệu đối với trường hợp thứ nhất, cần lựa chọn bản chính, bản gốc, bản có bút tích của lãnh đạo cơ quan để bảo quản, còn các bản sao có thể loại bỏ. Trong trường hợp thứ 2, về nguyên tắc, các tài liệu có thông tin tổng hợp bao giờ cũng được xác định giá trị cao hơn những tài liệu bị tổng hợp [vì thông tin bao hàm đầy đủ nhất. Tuy nhiên, khi vận dụng tiêu chuẩn này đòi hỏi phải có sự linh hoạt và nghiên cứu một cách cụ thể, thận trọng. Cần chú ý rằng, việc xem xét giá trị của những loại tài liệu này chỉ nên giới hạn trong từng dạng văn bản về cùng chủ đề và tác giả. Thực tế cho thấy, không phải văn bản tổng hợp nào của cơ quan cấp trên cũng bao quát và phản ánh hết được thông tin trong văn bản của các cơ quan cấp dưới. Nhiều văn bản của cơ quan cấp dưới gửi về cơ quan chủ quản có những sắc thái riêng biệt mà báo cáo tổng hợp không thể nào phản ánh hết. Vì vậy, trong nhiều trường hợp, văn bản của các cơ quan cấp dưới cũng cần phải được lưu trữ cùng THBQ với văn bản cùng loại của cơ quan cấp trên mặc dù chúng có một phần thông tin bị lặp lại;

Ngoài ra, về tên gọi, một số tiêu chuẩn do cách diễn đạt khác nhau sẽ dẫn đến cách hiểu thiếu thống nhất. Chẳng hạn, tiêu chuẩn xét về phương diện nội dung của tài liệu, Luật quy định là “Tiêu chuẩn nội dung của tài liệu”, trong khi đó trong khoa học lưu trữ, các học giả đã phân tích và lí giải cần đặt tên cho tiêu chuẩn này là “Tiêu chuẩn ý nghĩa nội dung của tài liệu”. Về mặt nội hàm thì giữa nội dung và ý nghĩa nội dung của tài liệu có sự lí giải khác nhau. Bởi lẽ, nội dung tài liệu là cái tự thân của tài liệu nhưng ý nghĩa của nội dung tài liệu lại thể hiện mối quan hệ giữa nội dung tài liệu với nhu cầu sử dụng.

Thứ hai, hướng dẫn xác định thành phần hồ sơ, tài liệu nộp lưu vào lưu trữ lịch sử chưa được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 19 Luật Lưu trữ 2011, Lưu trữ lịch sử được tổ chức ở trung ương và cấp tỉnh. Thực hiện quy định của Luật, Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư 17 theo đó, về cơ bản có sự thay đổi về số lượng nguồn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử tỉnh: toàn bộ cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu lưu trữ vào Lưu trữ lịch sử huyện trước đây nay thuộc nguồn nộp lưu tài liệu lưu trữ vào Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh. Điều này đồng nghĩa là: sẽ dẫn tới sự thay đổi trong việc hướng dẫn xác định thành phần hồ sơ, tài liệu nộp lưu vào lưu trữ lịch sử tỉnh. Song cho đến nay, ngoài Công văn 316 và Công văn 102 được ban hành từ rất lâu, đã bộc lộ nhiều điểm không còn phù hợp thì Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước vẫn chưa tham mưu được bản hướng dẫn mới đáp ứng thực tiễn. Do chưa có hướng dẫn cụ thể nên các tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong quá trình xây dựng, ban hành Danh mục thành phần hồ sơ, tài liệu thuộc nguồn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử cấp tỉnh.

Bên cạnh đó, để xác định thành phần tài liệu lưu trữ có giá trị để thu thập, các Lưu trữ lịch sử có thể căn cứ vào văn bản quy định về THBQ tài liệu của cơ quan có thẩm quyền như Thông tư 09, Thông tư 13 và các bảng thời hạn bản quản hồ sơ, tài liệu của các cơ quan, tổ chức. Ngoài ra, theo Luật Lưu trữ 2011, chỉ thu thập vào Lưu trữ lịch sử những hồ sơ, tài liệu có giá trị bảo quản “vĩnh viễn”. Tuy nhiên, từ các bảng THBQ tài liệu đã ban hành cho thấy: sự chênh lệch về tỉ lệ giữa loại hồ sơ, tài liệu có giá trị bảo quản vĩnh viễn với loại hồ sơ, tài liệu có thời hạn còn rất lớn. Điều này dẫn đến một khối lượng tài liệu rất lớn đã, đang và sẽ được chuyển giao vào Lưu trữ lịch sử. Đây là một số liệu đáng lo ngại khi so sánh với tỉ lệ tài liệu thu vào Lưu trữ lịch sử của các nước chỉ từ 3-10%.

Thứ ba, các bảng THBQ tài liệu đã có nhưng chưa đầy đủ và thiếu thống nhất.

Cho đến nay các công cụ hướng dẫn XĐGTTL mới hướng tới chủ yếu là loại hình tài liệu trên vật mang tin bằng giấy và một số tài liệu chuyên ngành, đặc thù của các bộ, ngành, còn rất nhiều loại tài liệu chuyên môn khác [nội vụ, giao thông vận tải, lao động thương binh và xã hội, y tế,....], các loại hình tài liệu khác [tài liệu khoa học công nghệ, tài liệu xây dựng cơ bản, phim ảnh, ghi âm, tài liệu điện tử], vẫn chưa được các ngành quản lí có những hướng dẫn cụ thể.

Ngoài ra, do quy định pháp luật và một số nguyên nhân khác nhau đã hình thành một khối lượng không nhỏ hồ sơ, tài liệu có THBQ “lâu dài”, “có thời hạn” ở các Lưu trữ lịch sử. Trước khi Luật Lưu trữ 2011 có hiệu lực, hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức được xác định thời hạn ở ba mức: tạm thời, lâu dài và vĩnh viễn. Theo đó, toàn bộ khối tài liệu có THBQ vĩnh viễn, lâu dài của các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu vào các Lưu trữ lịch sử. Sau khi Luật Lưu trữ có hiệu lực, các cơ quan, tổ chức thuộc nguồn nộp lưu tài liệu có trách nhiệm chỉ nộp lưu những tài liệu có giá trị bảo quản vĩnh viễn vào Lưu trữ lịch sử. Sự thay đổi của quy định pháp lí và yêu cầu tối ưu hóa thành phần tài liệu đã và đang đặt ra yêu cầu đối với các Lưu trữ lịch sử cần phải có phương án xử lí khối tài liệu có THBQ lâu dài, tạm thời. Có nhiều vấn đề đã được đưa ra cần được giải quyết, song liên quan đến XĐGTTL, các Lưu trữ lịch sử đang gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong quá trình chỉnh lí đối với một số loại tài liệu được hình thành từ những năm trước đây nhưng nay lại không có căn cứ để đối chiếu, gây khó khăn trong việc xác định THBQ để tiếp tục lưu giữ hay lập danh mục tài liệu để tiêu hủy.

Bên cạnh đó, trong hệ thống các văn bản đã ban hành cũng bộc lộ những điểm bất cập, tồn tại như giữa các bảng THBQ còn chưa thống nhất về việc quy định THBQ cho một số nhóm hồ sơ, tài liệu. Ví dụ: giữa Thông tư 09 và Thông tư 13 có các điểm chưa thống nhất đó là:

- Hồ sơ sơ kết công tác [tháng, quý, 6 tháng]: có THBQ là 05 năm [Thông tư 09], nhưng Thông tư 13 thì tách: hồ sơ sơ kết 6 tháng là 20 năm và hồ sơ sơ kết tháng là 05 năm.

- Kế hoạch, báo cáo công tác tháng của cơ quan và các đơn vị trực thuộc: 10 năm [Thông tư 09] nhưng tại Thông tư 13 là 05 năm….

Hơn nữa, trong từng bảng THBQ được ban hành cũng còn nhiều hạn chế. Chẳng hạn ở tất cả các bảng THBQ đều chia hồ sơ, tài liệu thành các mức giá trị bảo quản khác nhau dựa trên tiêu chí sự kiện, vụ việc nghiêm trọng, quan trọng, vụ việc khác. Việc quy định như vậy vẫn còn chung chung, chưa có căn cứ, hướng dẫn nào để phân biệt đâu là vụ việc nghiêm trọng, quan trọng, bình thường? .…

Thứ tư, quy định về thành phần Hội đồng XĐGTTL tại Công văn 879 không còn phù hợp với Luật Lưu trữ.

Thành phần Hội đồng XĐGTTL được quy định tại Luật Lưu trữ có một số điều chỉnh so với quy định tại Nghị định số 110/2004/NĐ-CP và Công văn số 879. Theo đó, Hội đồng bao gồm: Chủ tịch Hội đồng; người làm lưu trữ ở cơ quan, tổ chức là Thư kí Hội đồng; đại diện lãnh đạo đơn vị có tài liệu là ủy viên; người am hiểu về lĩnh vực có tài liệu cần xác định giá trị là ủy viên. Như vậy so với các văn bản trước, thành phần Hội đồng xác định giá trị bổ sung thêm thành viên: người am hiểu về lĩnh vực có tài liệu cần xác định giá trị. Đây là một điểm góp phần xác định được giá trị của tài liệu lưu trữ được đúng đắn hơn, giảm tình trạng tiêu hủy những tài liệu có giá trị vì không am hiểu về lĩnh vực. Thêm vào đó, nếu quy định trước đây, xác định rõ Chủ tịch Hội đồng là Chánh văn phòng cơ quan, tổ chức ở trung ương; Chánh văn phòng UBND cấp tỉnh, cấp huyện và cấp phó của người đứng đầu đối với cơ quan, tổ chức khác, thì nay Luật Lưu trữ 2011 không xác định cụ thể như vậy. Sự khác nhau về việc quy định thành phần hội đồng XĐGTTL trên đây cho thấy sự cần thiết phải sớm ban hành một văn bản hướng dẫn phù hợp với Luật Lưu trữ năm 2011.

Thứ năm, thiếu quy định về chế tài xử phạt đối với vi phạm liên quan tới XĐGTTL.

Như đã biết, XĐGTTL cần được tiến hành xuyên suốt vòng đời tài liệu. Ngay từ giai đoạn văn thư, khi kết thúc công việc, cán bộ chuyên môn phải lập hồ sơ và định THBQ cho hồ sơ, tài liệu đó. Tuy nhiên, trong thực tế, thực trạng tồn tại nhiều thập kỉ qua là tại nhiều cơ quan, tổ chức, cán bộ chuyên môn không lập hồ sơ công việc thường xuyên và nghiêm túc, dẫn tới đến hạn phải giao nộp vào lưu trữ hiện hành, lưu trữ lịch sử, nhiều tài liệu không được lập hồ sơ hoàn chỉnh, vẫn ở dưới dạng rời lẻ, phân tán. Hơn thế nữa, XĐGTTL trong chỉnh lí khó có thể chính xác bởi lẽ việc khôi phục lại hồ sơ phụ thuộc vào trình độ nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm của cán bộ lưu trữ hoặc người tham gia dịch vụ chỉnh lí tài liệu. Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay là cần quy định cụ thể chế tài hành vi vi phạm pháp luật trong lập hồ sơ hiện hành.

Một số đề xuất

Các cơ quan có thẩm quyền quản lí nhà nước về lưu trữ cần rà soát lại toàn bộ hệ thống các văn bản đã ban hành liên quan tới XĐGTTL, trên cơ sở đó những quy định nào còn chồng chéo, không phù hợp cần phải được sửa đổi để tạo nên sự thống nhất, đồng bộ, thuận lợi khi thực hiện, cụ thể như:

- Cần sớm có một văn bản để chỉ ra những điểm chưa thống nhất giữa 2 thông tư quy định về THBQ hồ sơ, tài liệu [Thông tư số 09 và Thông tư số 13], vì các quy định về THBQ hồ sơ, tài liệu khác nhau và các nhóm tài liệu có phần trùng lặp hoặc trùng với nhóm tài liệu chuyên ngành thuộc thẩm quyền của người đứng đầu bộ, ngành được pháp luật quy định.

- Tập trung nghiên cứu ban hành Danh mục mẫu thành phần hồ sơ, tài liệu nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử tỉnh. Để đảm bảo việc ban hành văn bản chất lượng, hiệu quả, cơ quan có thẩm quyền cần lấy ý kiến của địa phương, thậm chí có những văn bản cần mở hội thảo để trao đổi ý kiến, trên cơ sở đó mới có thể ban hành được một văn bản chất lượng, sát với thực tế của địa phương; đồng thời, tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lưu trữ để làm rõ mục tiêu, tiêu chí để căn cứ xác định tài liệu nào thuộc diện phải nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử.

- Xây dựng và ban hành Thông tư hướng dẫn hủy tài liệu hết giá trị để thay thế Công văn số 879 [vì Công văn này thực hiện theo Pháp lệnh Lưu trữ năm 2001 đã hết hiệu lực]…

- Phối hợp với các bộ, ngành liên quan rà soát, tập hợp và hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về công tác xác định giá trị, đặc biệt là các văn bản có nội dung liên quan đến THBQ hồ sơ, tài liệu chuyên ngành đang được quy định ở nhiều văn bản khác nhau, đồng thời phổ biến rộng rãi để các cơ quan, tổ chức thực hiện thống nhất.

- Các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ cần chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp với các bộ, ngành xây dựng bảng THBQ tài liệu chuyên ngành. Hiện nay, một số bộ, ngành đã quy định THBQ tài liệu của ngành nhưng số lượng vẫn còn rất hạn chế. Việc ban hành bảng THBQ tài liệu chuyên ngành là căn cứ XĐGTTL và lựa chọn hồ sơ, tài liệu có giá trị bảo quản vĩnh viễn nộp lưu vào Lưu trữ lịch sử;

- Cần phải có các quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn thư, lưu trữ nói chung và XĐGTTL nói riêng đối với các hành vi như: không xác định THBQ cho hồ sơ, tài liệu của cán bộ chuyên môn khi công việc kết thúc; trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, tổ chức để tình trạng tài liệu tồn đọng tích đống; không xây dựng Danh mục hồ sơ, bảng THBQ cho hồ sơ, tài liệu; không thành lập Hội đồng XĐGTTL để thực hiện việc xét hủy tài liệu hết giá trị vv…

Nhìn chung, XĐGTTL là nhiệm vụ khó đòi hỏi người thực hiện phải nắm vững và bao quát được thành phần, nội dung tài liệu hình thành trong một cơ quan, tổ chức cần xác định. Việc XĐGTTL có ý nghĩa quyết định với số phận và tuổi thọ của tài liệu nên yêu cầu đặt ra cho công tác này phải là chính xác và thận trọng, cần có hướng dẫn cụ thể và linh hoạt, phù hợp với thực tế tài liệu.

Chủ Đề