Nội dung chương trình có đáp ứng được nhu cầu của học viên hiện này không

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời cử tri TP Cần Thơ như sau:

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội được Chính phủ giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp từ ngày 1/1/2017 tại Nghị quyết số 76/NQ-CP của Chính phủ. Do đó, để cải thiện chương trình đào tạo đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và tiến trình hội nhập khu vực ASEAN và quốc tế, thời gian qua Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã thực hiện các nội dung cụ thể như sau: - Đổi mới cấu trúc, nội dung chương trình đào tạo từ tách biệt giữa lý thuyết và thực hành sang chương trình đào tạo theo mô đun được tích hợp kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và thái độ nghề nghiệp. - Việc thiết kế, xây dựng chương trình đào tạo được xuất phát từ thực tiễn sản xuất, dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ năng nghề hoặc chuẩn năng lực thực hiện theo phương pháp phát triển chương trình tiên tiến của thế giới, gắn với vị trí làm việc của người lao động hoặc dựa vào tiêu chuẩn kỹ năng nghề với sự tham gia của các doanh nghiệp, tăng thời lượng thực hành trong chương trình đào tạo, tăng thời gian thực tập tại doanh nghiệp: Các cơ sở dạy nghề đã huy động các doanh nghiệp tham gia vào việc xây dựng chương trình đào tạo, ngân hàng đề thi tốt nghiệp, tham gia vào quá trình tổ chức giảng dạy, đánh giá kết quả đầu ra.

- Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo các trường thành lập bộ phận quan hệ doanh nghiệp; bộ phận này ngoài việc kết nối với doanh nghiệp để tìm đầu ra cho người học tốt nghiệp, còn tiếp nhận những nguyện vọng, yêu cầu của doanh nghiệp về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và các kỹ năng mềm cần thiết... để đưa vào chương trình đào tạo cho phù hợp.

- Từ năm 2017, thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được phép chủ động xây dựng chương trình đào tạo cho cơ sở mình dựa trên quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng, phù hợp với Khung trình độ quốc gia Việt Nam và tiếp cận với Khung trình độ khu vực ASEAN và quốc tế nhằm đảm bảo giáo dục nghề nghiệp chuyển mạnh đào tạo theo hướng chuyển từ "cung" sang "cầu", gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp, tạo việc làm và việc làm bền vững. Các trường cũng được phép tùy chọn phương thức tổ chức đào tạo theo hướng mở, linh hoạt phù hợp với điều kiện và năng lực của cơ sở mình.

- Để tiếp cận với trình độ đào tạo của khu vực ASEAN và thế giới, đã lựa chọn áp dụng chương trình đào tạo của các nước phát triển phù hợp với Việt Nam để chuyển giao đồng bộ về tiêu chuẩn năng lực; chương trình; tài liệu học tập, giảng dạy; công cụ đánh giá kết quả học tập; danh mục máy móc, thiết bị. Đến nay, đã chuyển giao được 12 bộ chương trình của 12 nghề cấp độ quốc tế từ Úc [hiện đang tổ chức đào tạo thí điểm tại 25 trường cao đẳng cho 41 lớp với 888 sinh viên] và đang thực hiện chuyển giao 22 bộ chương trình từ Đức để đưa vào thí điểm đào tạo tại các trường cao đẳng theo kế hoạch được phê duyệt tại Quyết định số 371/QĐ-TTg ngày 28/2/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Chinhphu.vn


Dù nhiều học khu có gánh nặng tài chính, nhưng các học khu phải cung cấp các dịch vụ giáo dục dựa trên nhu cầu giáo dục của con quý vị. Học khu không được sử dụng các vấn đề kinh tế để từ chối cung cấp các dịch vụ mà con quý vị cần. Tuy nhiên, nhân viên điều trần có thể xem xét chi phí khi chọn giữa các nơi học phù hợp. [Cal. Ed. Code Sec. 56505[i].]

Trước thực trạng một số môn học có nội dung trùng lặp, Bộ Giáo dục và Ðào tạo [GD và ÐT] đã có hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS và THPT để đáp ứng nhu cầu thực tiễn. Thứ trưởng Bộ GD và ÐT Nguyễn Hữu Ðộ cho biết, cấp trung học sẽ điều chỉnh nội dung dạy học 10 môn học, gồm: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Công nghệ, Ngữ văn, Lịch sử, Ðịa lý, Giáo dục công dân để thực hiện trong đầu năm học 2020 - 2021. Nguyên tắc là tinh giản các nội dung vượt quá yêu cầu cần đạt về chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình GDPT hiện hành; tích hợp một số nội dung thành các chủ đề; điều chỉnh các nội dung trùng lặp giữa các môn học và hoạt động giáo dục. Ðó là "không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung được hướng dẫn; không dạy, đọc thêm, không làm, không thực hiện, không yêu cầu, khuyến khích học sinh tự đọc, tự làm, tự thực hiện".

Ðối với các môn học, hoạt động giáo dục còn lại, Bộ GD và ÐT yêu cầu tiếp tục thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 5842 [năm 2011] về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học GDPT. Các môn học theo chương trình nâng cao ở cấp THPT và các lớp học theo mô hình trường học mới, cơ sở giáo dục trung học căn cứ yêu cầu chủ động điều chỉnh nội dung dạy học phù hợp. Căn cứ vào chương trình GDPT hiện hành và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học mới, sở GD và ÐT các tỉnh, thành phố chỉ đạo cơ sở giáo dục trung học xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và cơ sở giáo dục.

Ðể điều chỉnh nội dung dạy học hiệu quả, ngay khi bước vào năm học mới, các trường THCS và THPT xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp thực tế địa phương. Cô Nguyễn Thị Hoài Ninh, giáo viên môn Ngữ văn, Trường THPT Lý Thái Tổ [thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh] cho biết, việc điều chỉnh nội dung dạy học là phù hợp, hướng tới tạo nên mối liên kết giữa các nội dung, tác phẩm trong chương trình. Thay vì dạy từng bài theo trình tự như trước đây, năm học này, giáo viên nghiên cứu, nhóm lại các bài học theo chủ đề. Một số tác phẩm có tính tương đồng sẽ được tích hợp, tinh giản để dạy theo chủ đề; trang bị thêm một số kỹ năng cần thiết cho học sinh. Bên cạnh xây dựng bài học theo hướng tích hợp, dạy theo chủ đề, giáo viên chủ động tinh giản nội dung dạy học không thật sự cần thiết, bảo đảm chuẩn kiến thức, kỹ năng cho học sinh khi đứng trước một dạng bài học, đề thi có thể xử lý được.

Khi xây dựng kế hoạch dạy học, mỗi giáo viên phải nghĩ cách làm sao khai thác theo hướng mới, cũng bài đó nhưng phải thêm một số kỹ năng, dạy học sinh không chỉ hiểu mà còn biết cách tiếp cận. Việc điều chỉnh nội dung dạy học nhằm thích ứng việc dạy gắn với hình thức đổi mới thi, nhất là ngày càng nhiều bài thi trắc nghiệm. Theo cô giáo Nguyễn Thị Thanh Huyền, Hiệu trưởng Trường THPT Tây Hồ [Hà Nội], Ban Giám hiệu đã giao các tổ, nhóm chuyên môn, giáo viên nghiên cứu, xây dựng kế hoạch thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học. Ðiểm thuận lợi trong quá trình thực hiện là các nhà trường được giao quyền tự chủ trong xây dựng kế hoạch dạy học, cho nên việc điều chỉnh nội dung dạy học không gặp nhiều khó khăn.

Trong khi đó, theo cô giáo Vũ Hạnh Nguyên, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An [Tây Hồ, Hà Nội], việc điều chỉnh nội dung dạy học không phải giảm thời gian dạy. Tinh thần điều chỉnh nội dung dạy học từ nay đến khi kết thúc chương trình, sách giáo khoa hiện hành là làm sao có sự giao thoa hai chương trình cũ - mới để bố cục lại. Giáo viên cũng sẽ được giảm bớt một số nội dung không nằm trong chương trình GDPT mới thì tinh giản, không dạy nội dung đó. Từ yêu cầu của Bộ GD và ÐT, nhà trường yêu cầu giáo viên đọc kỹ yêu cầu hướng dẫn; rà soát các văn bản cũ-mới để kịp thời chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể, nhanh chóng, có thể thực hiện ngay vào đầu năm học. Nhà trường đã hướng dẫn các thầy giáo, cô giáo giảm những lượng kiến thức chứ không giảm thời gian dạy học.

Tại tỉnh Thái Bình, Phó Trưởng phòng GD và ÐT huyện Thái Thụy Bùi Ðức Thụy cho biết, căn cứ hướng dẫn thực hiện các nội dung điều chỉnh, khung kế hoạch thời gian năm học, hiệu trưởng các trường THCS chỉ đạo tổ, nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục, sắp xếp các chủ đề, bài học, phân bố thời lượng sao cho phù hợp, bảo đảm sự thuận lợi trong việc tổ chức các hoạt động học tập và kiểm tra đánh giá người học. Phòng GD và ÐT yêu cầu các trường nộp kế hoạch dạy học học kỳ I các bộ môn [từ lớp 6 đến lớp 9] ngày 5-9; kế hoạch dạy học học kỳ II ngày 7-1; trường nào xây dựng xong có thể nộp kế hoạch dạy học của cả năm học ngày 5-9. Theo báo cáo của các trường, việc điều chỉnh nội dung dạy học và xây dựng kế hoạch nhà trường sẽ hoàn tất vào đầu năm học.

QUÝ TÙNG và THÀNH MAI

Video liên quan

Chủ Đề