Niêm mạc bao nhiêu để chuyển phôi

Ngoài các yếu tố như trứng có chất lượng tốt, phôi khỏe mạnh thì độ dày lớp niêm mạc tử cung là một trong những yếu tố quan trọng để quá trình chuyển phôi thành công.

Niêm mạc tử cung là gì?

Bên trong bề mặt tử cung sẽ được bao bọc toàn bộ bởi một lớp niêm mạc. Độ dày của niêm mạc sẽ phụ thuộc vào hàm lượng hormon trong cơ thể. Do đó, khi đến chu kỳ kinh nguyệt niêm mạc sẽ bắt đầu dày lên. Nếu không có hiện tượng làm tổ ngay sau đó, thì niêm mạc sẽ bị bong tróc và được đưa ra ngoài cùng với máu để tạo thành hành kinh. Nhưng khi thụ tinh thành công. Phôi thai sẽ di chuyển đến niêm mạc tử cung và làm tổ tại đây.

Độ dày niêm mạc tử cung bao nhiêu là bình thường?

Độ dày bình thường của lớp niêm mạc thường xuyên thay đổi trong suốt cuộc đời của một người phụ nữ.

  • Giai đoạn vừa hết kỳ kinh nguyệt: Lúc này niêm mạc đang bắt đầu tái tạo lại nên độ dày chỉ khoảng 2 – 4 mm.
  • Giai đoạn giữa chu kỳ kinh nguyệt, trước thời điểm rụng trứng: Lớp niêm mạc dày lên đáng kể, độ dày lên đến 11mm.
  • Giai đoạn sau khi rụng trứng và sắp đến kỳ hành kinh: Lớp niêm mạc khoảng 12-16mm. Nếu không có thai nhi đến làm tổ thì lớp niêm mạc này sẽ bong ra tạo thành kinh nguyệt.
    Niêm mạc có độ dày từ 8mm-12mm là “chỉ số vàng” giúp tăng tỷ lệ thành công chuyển phôi

Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu được chuyển phôi?

Các chuyên gia sinh sản cho rằng độ dày của lớp niêm mạc tử cung có liên quan đến khả năng mang thai khỏe mạnh. Đủ tháng khi lớp niêm mạc không quá mỏng cũng không quá dày. Điều này cho phép phôi làm tổ thành công và nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết.

Phần lớn các chuyên gia hỗ trợ sinh sản cho rằng niêm mạc tử cung giao động từ 8mm-12mm thì khả năng phôi làm tổ tốt hơn. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ tư vấn đưa ra thời điểm chuyển phôi thích hợp nhất.

Làm dày niêm mạc tử cung bằng cách nào?

Dưới đây là một số bài tập và chế độ ăn uống làm tăng niêm mạc tử cung mà các chuyên gia hỗ trợ sinh sản khuyên nên áp dụng:

Chế độ dinh dưỡng

Một số thực phẩm đánh giá tốt cho niêm mạc. Làm tăng độ dày của niêm mạc như đậu nành, loại rau họ cải như: súp lơ, bắp cải, cải xoăn. Thực phẩm giàu vitamin E như bơ, đu đủ, kiwi,…

Nên chú ý chế độ ăn uống lành mạnh, không dùng các loại thức uống có cồn. Thực phẩm dễ gây dị ứng hoặc nhiều dầu mỡ, cay nóng cũng không nên sử dụng.

Tập luyện hàng ngày

Tập luyện hàng ngày là cách làm tăng độ dày niêm mạc tự nhiên. Bạn có thể áp dụng các bài vận động như: đi bộ, bơi lội, tập yoga,… để tăng cường máu lưu thông trong cơ thể, nhất là lượng máu đến tử cung. Ngoài ra, bạn cũng nên tạo lập những thói quen sinh hoạt lành mạnh như đi ngủ sớm, không sử dụng chất kích thích. Giảm bớt áp lực công việc và giữ tinh thần luôn vui vẻ, lạc quan.

Tập luyện thể thao giúp tăng sức khỏe, dẻo dai và máu lưu thông tới niêm mạc

Đặc biệt, dù là ở giai đoạn nào của chu trình làm IVF thì tâm lý vẫn là yếu tố quan trọng nhất. Nên hạn chế suy nghĩ quá nhiều, tự tạo áp lực cho bản thân. Thay vào đó hãy dành thời gian xem phim, đọc sách để thư giãn và thoải mái tinh thần. Từ đó có sức khỏe, tinh thần và sự chuẩn bị tốt nhất để chào đón con yêu.

Em 32 tuổi, hiếm muộn 3 năm, đi khám canh niêm mạc tử cung thì bác sĩ thông báo niêm mạc mỏng, chỉ đạt 6 mm.

Xin hỏi bác sĩ, niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì chuyển phôi dễ đậu thai? Phương Thanh [TP HCM]

Trả lời:

Cám ơn chị Phương Thanh đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi.

Trong kỹ thuật thụ tinh ống nghiệm, bên cạnh chuẩn bị trứng, tinh trùng để tạo ra phôi tốt, bác sĩ còn phải kiểm tra và theo dõi tính chất niêm mạc tử cung vì liên quan trực tiếp đến khả năng đậu thai và duy trì thai kỳ khỏe mạnh của bệnh nhân. Thực tế, niêm mạc tử cung quá dày hoặc quá mỏng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến thất bại trong IVF, gây nguy cơ gây sẩy thai nhiều lần. Niêm mạc có độ dày hợp lý cho phép phôi làm tổ thành công và nhận được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho phôi phát triển.

Lớp niêm mạc tử cung có tính chất thay đổi trong suốt cuộc đời người phụ nữ. Theo nghiên cứu của hội X-quang Bắc Mỹ, niêm mạc tử cung ở thời kỳ đầu kinh nguyệt sẽ dày khoảng 2-4 mm. Bước vào ngày thứ 6 đến ngày thứ 14 của chu kỳ kinh hay trước khi rụng trứng, niêm mạc tử cung bắt đầu dày lên và có thể đo được từ 5 đến 7 mm. Thời điểm tiến tới rụng trứng, lớp niêm mạc tử cung có thể dày lên tới khoảng 11 mm.

Đã có nhiều nghiên cứu khẳng định, nếu bề dày nội mạc tử cung ≥ 8 mm thì khả năng phôi làm tổ tốt hơn. Độ dày lý tưởng của niêm mạc tử cung để tối ưu hoá tỷ lệ có thai là từ 8 đến 14 mm. Ngược lại, nếu ở ngoài khoảng này thì không phải thời điểm thích hợp nhất để chuyển phôi.

Tuy nhiên, phụ nữ hiếm muộn thường gặp vấn đề về niêm mạc, trong đó phần lớn gặp phải tình trạng niêm mạc mỏng. Nguyên nhân có thể do tử cung bị dính hoặc cấu tạo của lớp chức năng niêm mạc tử cung không phát triển dẫn đến niêm mạc tử cung mỏng.

Ngày nay, với công nghệ hỗ trợ sinh sản hiện đại, nhiều trung tâm hỗ trợ sinh sản đã ứng dụng nhiều phương pháp điều trị cải thiện niêm mạc, từ đó giúp chị em thụ thai thành công. Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh TP HCM áp dụng kỹ thuật phẫu thuật tách dính, bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân [PRP] vào buồng tử cung, xét nghiệm ERA tiên đoán thời gian niêm mạc có thể tiếp nhận phôi.

Đối với người bệnh có niêm mạc mỏng do tử cung bị dính, có thể phẫu thuật tách dính trước khi chuyển phôi. Trường hợp do cấu tạo của lớp chức năng niêm mạc tử cung không phát triển người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa hiếm muộn hỗ trợ bằng kỹ thuật bơm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân để làm tăng 50% khả năng thụ thai. Kỹ thuật này thực hiện khá đơn giản, nhanh chóng và không gây đau đớn cho người bệnh. Ngoài ra trước chuyển phôi người bệnh được sử dụng ERA Test nhằm tiên đoán được thời điểm chính xác niêm mạc tử cung có thể tiếp nhận phôi, tăng cao khả năng thành công trong thụ tinh ống nghiệm. Xét nghiệm này sử dụng công nghệ mới, phân tích mức độ biểu hiện của hàng trăm gen ở niêm mạc tử cung, qua đó tối ưu hóa thời gian đặt phôi vào tử cung để thúc đẩy quá trình làm tổ và mang thai.

Nhờ ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại, IVF Tâm Anh đã hỗ trợ phụ nữ có niêm mạc tử cung mỏng dưới 6 mm có cơ hội được chuyển phôi, đậu thai. Do đó, trường hợp chị Thanh chưa thể sinh con do niêm mạc mỏng nên sắp xếp thời gian đến bệnh viện khám để các bác sĩ kiểm tra xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời để có thể mang thai, sinh con.

Niêm mạc bao nhiêu thì có thể chuyển phôi?

Độ dày niêm mạc tử cung theo chu kỳ tối ưu để chuyển phôi là từ 8 đến 14mm. Nếu niêm mạc tử cung mỏng, có thể ảnh hưởng đến khả năng bám dính làm tổ của phôi cũng như không cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai phát triển. Khi niêm mạc tử cung quá dày cũng không phải là lý tưởng cho chuyển phôi.

Chuyển phôi ngày 5 sau bao lâu thì phôi làm tổ?

Thông thường với chuyển phôi ngày 5 thì sau 1-2 ngày phôi sẽ thoát màng và tiếp xúc với nội mạc tử cung, Ngày 2-3 sau chuyển phôi phôi sẽ đào sâu vào lớp nội mạc tử cung và làm tổ ở đó hình thành nên phôi thai bắt đầu sẵn sàng cho quá trình làm tổ.

Sau khi chọc hút trứng bao lâu thì chuyển phôi?

Việc chuyển phôi được thực hiện từ 3 đến 6 ngày sau ngày chọc hút. Trước thời điểm chuyển phôi, bác sĩ sẽ xem xét kết quả phôi của bệnh nhân và tư vấn số lượng phôi được chuyển. Số lượng phôi được chuyển sẽ ảnh hưởng đến việc mang thai và tỷ lệ đa thai.

Chuẩn bị niêm mạc để chuyển phôi nên ăn gì?

Dưới đây là một vài loại thực phẩm bạn cần bổ sung để hỗ trợ niêm mạc dày lên..

Đậu nành. Chất Isoflavone trong đậu nành hay mầm đậu nành là hoạt chất thuộc nhóm Phytoestrogen có tác dụng điều hòa nồng độ hormone Estrogen. ... .

Ngũ cốc nguyên hạt. ... .

Nước ép quả lựu. ... .

Cá chứa nhiều dầu. ... .

Trái bơ ... .

Thịt đỏ ... .

Rau xanh..

Chủ Đề