Những việc cần làm khi học sinh trở lại trường

Chuẩn bị tâm lý – Vấn đề quan trọng nhất

Theo Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Bình, Trung tâm giáo dục trẻ Hà Đông, Hà Nội: Nhìn chung, trẻ tỏ ra hứng thú khi được đến trường học tập vui chơi giao lưu cùng thầy cô, bạn bè. Tuy nhiên, không ít em tỏ ra hụt hẫng sau thời gian quá dài học trực tuyến và nghỉ Tết. 

Vì vậy, cha mẹ cần chia sẻ và trò chuyện với con về thông tin quay trở lại trường sau kỳ nghỉ Tết và việc đi học trở lại trong bối cảnh dịch bệnh. Trò chuyện với trẻ về việc tổ chức lại thời gian biểu sinh hoạt, sắp xếp sách vở, góc học tập, những  kế hoạch học tập sẽ diễn ra như thế nào.

“Để học sinh trở lại trường an toàn, cần nhất ở ba công đoạn: Ở nhà, trên đường đi và tại trường học. Trong đó, công đoạn ở nhà quan trọng nhất bởi mỗi gia đình có một lối sống khác nhau, cách thức phòng chống dịch khác nhau. Do vậy, trước hết mỗi gia đình phải thực sự an toàn, sau đó mới đến các phương án chống dịch ở nhà trường nếu học sinh đi học trực tiếp” - GS, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí nói.

Hãy cung cấp cho con thông tin đầy đủ, chính xác và dễ hiểu nhất về dịch bệnh, tránh cho con tâm lý hoang mang, lo lắng khi đến trường học trực tiếp.

Cha mẹ cũng cần nói với con, khi được quay trở lại trường học vẫn cần thực hiện tốt các quy tắc phòng dịch COVID-19 để đảm bảo an toàn cho bản thân và bạn bè, thầy cô. 

Song cha mẹ cũng không nên trầm trọng hóa vấn đề khiến trẻ càng thêm lo lắng mà chỉ để trẻ hiểu rằng đó là những kỹ năng, cách thức để bảo vệ chính bản thân và những người xung quanh như việc đeo khẩu trang hay rửa tay thường xuyên…

Ảnh minh hoạ/INT.

Nhắc con những điều cần làm ở trường

Sau thời gian dài học trực tuyến để phòng dịch, khi đi học lại, trẻ sẽ tiếp xúc nhiều với những khu vực đông người cũng như các vật dụng công cộng. Do đó, cha mẹ cần tăng cường nhắc nhở con biện pháp tự bảo vệ, duy trì các thói quen phòng dịch mọi lúc mọi nơi.

PGS.TS. Bác sĩ Tôn Nữ Vân Anh [Trung tâm Nhi, Bệnh viện Trung ương Huế] đưa ra lời khuyên: Cha mẹ cần tập cho trẻ ý thức vệ sinh, sát khuẩn tay thường xuyên vì trẻ thường có thói quen cầm nắm đồ vật, đưa tay lên mắt, mũi, miệng, là con đường xâm nhập của virus vào cơ thể. 

Cần nhắc nhở trẻ rửa tay khi đến lớp, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, chạm vào các vật dụng công cộng, lúc về nhà, sau khi chơi đồ chơi và đeo khẩu trang. 

Việc thường xuyên đeo khẩu trang trên đường đi học, trong lớp, vào giờ ra chơi... cần được cha mẹ cần khích lệ, động viên và hướng dẫn trẻ sử dụng khẩu trang đúng cách.

Ngoài ra, các bậc cha mẹ phải chủ động khai báo nếu con có các biểu hiện ho, sốt, khó thở và cho con nghỉ học ở nhà nếu bị ốm hoặc có biểu hiện bệnh đường hô hấp.

Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Một trong những biện pháp phòng dịch được các chuyên gia y tế đặc biệt chú trọng, đó là tăng cường thể lực để đẩy lùi nguy cơ nhiễm bệnh.

Theo đó, để tăng sức đề kháng, giúp trẻ khỏe mạnh hơn, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ về chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và lối sống lành mạnh như uống đủ nước, bổ sung các thực phẩm giàu protein. 

Tăng cường thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, gan động vật, thịt bò, các loại ngũ cốc trong bữa ăn hàng ngày không chỉ cung cấp đầy đủ chất kẽm cho cơ thể mà còn tăng sức đề kháng, giúp trẻ chống lại những virus gây bệnh. 

Bổ sung các loại rau củ, hoa quả chứa nhiều vitamin C, E giúp tăng cường hệ miễn dịch, nhuận tràng, tránh táo bón ở trẻ.

“Sức đề kháng tốt là then chốt để bảo vệ cơ thể mỗi người khỏi tác động của môi trường và nguy cơ bệnh tật. Cùng với việc áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, cha mẹ cũng cần tập cho trẻ lối sống lành mạnh như: Đảm bảo ngủ đủ giấc, đúng giờ, rèn luyện cơ thể thường xuyên, tắm nắng để hấp thụ vitamin D” - PGS.TS Bác sĩ Tôn Nữ Vân Anh nhấn mạnh./.

Theo GD&TĐ


Để dạy học diễn ra an toàn, đáp ứng mục tiêu của kế hoạch giáo dục, các nhà trường khi cho học sinh quay trở lại dạy học trực tiếp cần thực hiện 7 điều sau.

Học sinh trở lại trường vẫn tuân thủ thực hiện quy định 5K

Hiệu trưởng linh hoạt

Để linh hoạt nhằm giúp nhà trường thích ứng với trạng thái bình thường mới, hiệu trưởng cần xây dựng kế hoạch khoa học, sát hợp với tình hình đơn vị, đảm bảo các điều kiện thực hiện. Chẳng hạn, thực hiện 5K thế nào? Làm sao huy động học sinh đến lớp với sĩ số cao nhất? Tổ chức những hoạt động tập thể như văn nghệ, tư vấn tâm lý học đường, đọc sách… để học sinh thực sự vui đến trường. Kế hoạch được sự đồng thuận trên cơ sở thông hiểu của tập thể sư phạm trong trường. Hiệu trưởng không thể đến từng lớp cầm tay chỉ việc nhưng làm sao để kế hoạch mà hiệu trưởng xây dựng được thầy trò thực hiện tốt nhất.

Giáo viên chủ động

Trên cơ sở kế hoạch đã thống nhất, các giáo viên cụ thể hóa đến bộ phận, lớp mình phụ trách: Xử lý học sinh là F0, mang khẩu trang, giúp học sinh khó khăn, ôn - dạy - kiểm tra như thế nào cho hợp lý, hợp tình, đảm bảo chất lượng toàn diện, đáp ứng nhu cầu thi cử đối với học sinh cuối cấp nhưng không gây căng thẳng… Giáo viên tận tâm bảo ban, hỗ trợ học trò của mình thì học sinh tích cực, lớp học thân thiện, trường học hạnh phúc. Giáo viên có kỹ năng để lúc xảy ra sự cố bất ngờ ở trường thì bình tĩnh, nhanh chóng hướng dẫn học sinh, đảm bảo dạy học vẫn bình thường, an toàn.

Phụ huynh phối hợp

Để con em có thói quen tốt phòng chống dịch bệnh, chủ động tự học ở nhà, chăm chỉ trên lớp, đòi hỏi phụ huynh phải phối hợp với nhà trường. Hơn lúc nào hết, ở thời điểm con em trở lại trường học trực tiếp, phụ huynh sắp xếp để có thời gian nhiều nhất bên con, cùng con chuẩn bị kỹ lưỡng sao cho an toàn ở nhà, tại trường, trên đường đi học. Tuyệt nhiên không vì quá lo công việc, sinh hoạt, mà “trăm sự nhờ cô”.

Học sinh tự giác

Học tập tốt cốt ở tự học, 5K tốt cốt ở tự giác thực hiện. Tự giác là con đường tốt nhất phát triển phẩm chất và năng lực. Khi ấy, con đường lây lan SARS-CoV-2 ở học đường sẽ bị chặn, trường học hòa cùng công cuộc khôi phục kinh tế, xã hội sau đại dịch.

Học sinh trở lại trường, phụ huynh và giáo viên cần chuẩn bị kỹ lưỡng sao cho an toàn ở nhà, tại trường, trên đường đi học

Luyện cũ, dạy mới

Kéo dài thời gian năm học, chuyển một số nội dung sang lớp trên vào năm học sau; chương trình đã được tinh giảm nhưng đi kèm phải là yêu cầu phù hợp [trong quá trình dạy, lúc thi, kiểm tra].

Ví dụ, trong môn vật lý, công thức con lắc đơn, nếu khai khai thác mọi “ngóc ngách” thì lúc ôn thi thầy và trò chật vật với hơn 10 dạng bài tập.

Để trò chốt kiến thức cũ, vững kiến thức mới, trên cơ sở thầy cô hướng đạo, đòi hỏi mỗi cơ sở giáo dục và cấp trên có hướng dẫn thực hiện cụ thể, hướng cải tiến thi cử, đáp ứng đánh giá năng lực, đề kiểm tra tuyệt nhiên không đánh đố, không quá khó, không khai thác quá sâu ứng dụng lý thuyết phổ thông [sách giáo khoa]. Mùa thi 2022, điều đó càng phải làm tốt hơn mới đạt mục tiêu dạy tốt, học tốt và phòng chống Covid-19 tốt.

Trải nghiệm bình thường

Cần tổ chức các hoạt động trải nghiệm với quy mô hợp lý [theo kế hoạch giáo dục], bổ trợ cho các hoạt động giáo dục khác giúp học sinh vui học, tự tin, phát triển. Ứng dụng công nghệ thông tin, trải nghiệm tại lớp, trường để tiết kiệm kinh phí, hạn chế huy động sự đóng góp của phụ huynh lúc này.

Kỷ cương, tình thương

Phòng chống dịch mà thiếu kỷ cương thì chưa đạt điều kiện cần; không thực sự lo liệu, yêu thương thì mất điều kiện đủ. Trở lại trường học trực tiếp, tiên quyết phải ngay ngắn trong dạy, nền nếp trong học, thấu hiểu trên từng trang giáo án, sẻ chia trong mỗi tiết lên lớp, vì nhau lúc sinh hoạt chuyên môn, tình thương trong từng hoạt động tư vấn. Thầy trò sẽ năng động, sáng tạo, vượt khó, đẩy lùi dịch Covid-19, hoàn thành nhiệm vụ tốt nhất năm học 2021-2022.

Tin liên quan

Ban giám hiệu và giáo viên Trường tiểu học Trần Hưng Đạo [quận1, TP.HCM] trong cuộc họp bàn về việc đón học sinh trở lại trường. Ảnh chụp vào đầu tháng 12-2021 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Nhà trường, phụ huynh cần chuẩn bị gì để các em trở lại trường an toàn và học tốt?

Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu bệnh nào như sốt, nghẹt mũi, đau họng hoặc ho thì không nên cho con đến trường. Khi trẻ đã tiếp xúc với người nhiễm COVID-19, phụ huynh cần giữ con ở nhà và làm theo khuyến cáo của y tế địa phương về việc tự cách ly.

PGS.TS Trần Minh Điển - giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương

Tập dần thói quen khi đến trường

Theo TS Dương Minh Thành - trưởng khoa giáo dục tiểu học, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, để học sinh trở lại trường học an toàn cũng như nhanh chóng hòa nhập với việc học tập trực tiếp, phụ huynh cần chuẩn bị trước cho trẻ những thói quen thường ngày của một học sinh bình thường ngay từ bây giờ. 

Đó là thói quen đi ngủ sớm và dậy sớm, thói quen ăn uống sinh hoạt đúng giờ, thói quen học bài... Ngoài ra, thời điểm này học sinh cần được tách dần khỏi thiết bị điện tử - là thứ quen thuộc nhưng lại dễ gây nghiện trong thời gian học tập trực tuyến vừa qua.

Nhân dịp Tết này, nếu cho con đi học trực tiếp trở lại, phụ huynh nên dành thời gian cho con ra ngoài tiếp xúc với bạn bè, người thân, cách ly khỏi thiết bị điện tử để chuẩn bị tâm thế cho con đi học trực tiếp trở lại. 

Đồng thời, nếu có thời gian thì phụ huynh nên gợi mở cho con về những niềm vui khi con trở lại trường, để trẻ chờ đợi những ngày đi học trực tiếp sắp tới chứ không phải là sự ép buộc. 

TS Dương Minh Thành cho rằng về công tác chống dịch, phụ huynh cần làm theo hướng dẫn, yêu cầu của nhà trường và bảo vệ bản thân, gia đình bằng 5K sẽ tạo lá chắn an toàn cho trẻ trước dịch.

Với trẻ mầm non, sau một thời gian ở nhà với cha mẹ, người thân và ở trong nhà nhiều, cô Đinh Thị Anh Đào - hiệu trưởng Trường mầm non tư thục Tây Thạnh 2, quận Bình Tân, TP.HCM - cho biết cha mẹ cũng cần chuẩn bị cho trẻ làm quen lại với những điều đã được học trước đó với trường mầm non. Cha mẹ cho trẻ xem hình ảnh trường lớp để trẻ thích ứng với việc sắp tới sẽ đến trường.

Tốt nhất vẫn thực hiện 5K

PGS.TS Đỗ Văn Dũng - trưởng khoa y tế công cộng Trường ĐH Y dược TP.HCM - cho biết trẻ từ 2 tuổi trở lên không bệnh nền, trong nhà không có ai cao tuổi thì phụ huynh cần cân nhắc cho trẻ đi học trực tiếp vì lợi ích của học trực tiếp với sự phát triển thể chất, tâm lý, trí tuệ của trẻ. Trong trường hợp trẻ bị bệnh nền [béo phì, tiểu đường...] thì gia đình nên hỏi thêm ý kiến bác sĩ trước khi đến trường.

Để trẻ an toàn khi đến trường, cách tốt nhất vẫn là thực hiện 5K. "Một số quốc gia có quy định cho trẻ từ 2 tuổi trở lên ở trong phòng kín thì nên đeo khẩu trang. Vì thế, để chuẩn bị cho trẻ đến trường an toàn, phụ huynh nên tập cho trẻ thói quen này ở nhà, ngay cả với những trẻ 2 tuổi. Thực ra, người Việt có thói quen đeo khẩu trang từ lâu nên trong gia đình có người lớn đeo khẩu trang thì việc giáo dục cho trẻ điều này cũng dễ hơn với trẻ em ở những quốc gia khác", bác sĩ Đỗ Văn Dũng nói thêm.

Bác sĩ Dũng cũng khuyên phụ huynh, khi học sinh đi học trở lại, nếu nghi ngờ trẻ có triệu chứng bệnh cũng như ho, sốt, sổ mũi thì nên xét nghiệm nhanh cho trẻ. Khi trẻ bị dương tính với xét nghiệm nhanh cũng không nên cho đi học. Và trong trường hợp đó, cần cách ly trẻ đó với những người chưa tiêm vắc xin trong gia đình. 

Điều quan trọng không kém là người lớn trong gia đình cần tuân thủ 5K, tiêm vắc xin đầy đủ để giảm thiểu sự lây lan dịch cho trẻ và phụ huynh cũng cần tuân theo biện pháp phòng chống dịch của nhà trường. Phụ huynh cũng không nên có cảm giác lo sợ về dịch khiến tâm lý bất an mà hãy tập trung chăm sóc, bảo vệ trẻ thật tốt.

Tương tự, PGS.TS bác sĩ Trần Minh Điển - giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương - cũng cho biết trẻ đến trường cần nhất là thực hiện 5K. Cụ thể, cần xây dựng 5K thành "văn hóa phòng ngừa COVID-19", lan tỏa 5K tới trẻ em, áp dụng 5K vào nhà trường. 

Ngoài ra, để chuẩn bị cho trẻ tới trường an toàn, gia đình cần đảm bảo tất cả các thành viên đủ điều kiện trong gia đình đều được tiêm chủng đầy đủ, nắm được thông tin đầy đủ về quy định ứng phó COVID-19 cụ thể tại trường học của con em mình. Phụ huynh cũng cần chuẩn bị tâm lý cho con em và có thể hướng dẫn dự phòng 5K cho trẻ.

"Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu bệnh nào như sốt, nghẹt mũi, đau họng hoặc ho thì không nên cho con đến trường. Khi trẻ đã tiếp xúc với người nhiễm COVID-19, phụ huynh cần giữ con ở nhà và theo khuyến cáo của y tế địa phương về việc tự cách ly. 

Nếu bạn cùng lớp hoặc giáo viên của trẻ có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, phụ huynh hãy theo dõi các triệu chứng của con và thực hiện theo các khuyến cáo tự cách ly của y tế địa phương. 

Về phía nhà trường, khi học sinh có các triệu chứng của COVID-19 ở trường, giáo viên hoặc nhân viên nhà trường phải nhanh chóng hành động phối hợp cùng y tế địa phương để giảm thiểu nguồn lây cho trẻ khác", bác sĩ Trần Minh Điển lưu ý.

Các trường đã có thời gian dài chuẩn bị

TS Dương Minh Thành - trưởng khoa giáo dục tiểu học Trường ĐH Sư phạm TP.HCM - cho biết rất vui và ủng hộ việc TP.HCM đưa trẻ tiểu học, mầm non quay lại ghế nhà trường từ ngày 14-2. Thời điểm này trẻ đến trường là khá phù hợp. TP.HCM đã có quá trình chuẩn bị những bước cơ bản để trẻ đến trường an toàn cũng như có kinh nghiệm thực hiện ở các lớp lớn để triển khai xuống những lớp nhỏ hơn. Các nhà trường cũng có khoảng thời gian dài chuẩn bị cho việc đón trẻ trở lại trường.

Rất cần sự hợp tác của phụ huynh

Ở góc độ nhà trường, ông Nguyễn Thế Dũng - hiệu trưởng Trường tiểu học Võ Trường Toản, quận 10 [TP.HCM] - cho biết trường đã thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng chống dịch, tổng vệ sinh, chuẩn bị đầy đủ các phương án phòng chống dịch [chuẩn bị phòng cách ly...]. Việc phòng chống dịch là sự hợp tác từ hai phía nhà trường và gia đình. Vì thế, để trẻ tới trường an toàn, trường rất cần

phụ huynh hợp tác phòng chống dịch. "Chỉ cần phụ huynh theo dõi sức khỏe của con cháu, của gia đình. Khi có dấu hiệu nghi ngờ bệnh nên báo với nhà trường, để trường xử lý nhóm còn lại cho thật nhanh, thì sự an toàn cho trẻ sẽ phần lớn được đảm bảo", ông Dũng cho biết.

3 lưu ý khi mở cửa trường học

Nhân viên một trường tiểu học ở quận 1 [TP.HCM] đang vệ sinh khử khuẩn phòng học - Ảnh: ANH KHÔI

Ông Phạm Quang Hưng - cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ GD-ĐT - cho biết nhiều quốc gia đã ra văn bản hướng dẫn cụ thể về việc mở cửa trường học dựa trên các khuyến nghị của WHO, UNICEF và UNESCO. Trong đó, có ba việc chủ yếu.

Thứ nhất, họ quy định về việc tiêm vắc xin và chiến lược xét nghiệm cho học sinh. Thứ hai, họ có các biện pháp quản lý nguy cơ khi có dịch trong trường học. Thứ ba, họ tăng cường nhận thức của phụ huynh và học sinh trong giai đoạn đầu mở cửa trường học.

Việc áp dụng quy định không được cứng nhắc mà phải giao quyền tự chủ cho các địa phương. Ví dụ, Pháp giao từng địa phương quyết định căn cứ tình hình thực tế kiểm soát dịch bệnh. Các trường từ tiểu học đến THPT sẽ học trực tiếp nếu là vùng xanh và vàng, còn vùng cam và đỏ sẽ kết hợp học trực tuyến và trực tiếp.

Một vấn đề được các nước quan tâm là quyền tự chủ được giao đến cấp quản lý hành chính nào? Ví dụ, Nhật Bản và Thái Lan cho phép hiệu trưởng được quyền quyết định đóng cửa các trường học khi xuất hiện nhiều ca lây nhiễm trong trường học và thời gian đóng cửa tối đa bảy ngày.

Đối với những trẻ chưa tiêm vắc xin và không tiêm vắc xin thì các nước cũng hối thúc đi học. Khi cho đối tượng này đi học thì Singapore và Nhật Bản quản lý chặt hơn bằng cách kiểm tra triệu chứng để quyết định học sinh có nên đến trường hay không. Còn Canada và Mỹ thì yêu cầu nộp kết quả xét nghiệm.

Trường mầm non tư thục: Ngổn ngang ngày trở lại

MỸ DUNG

Video liên quan

Chủ Đề